Thơ » Trung Quốc » Thịnh Đường » Vương Duy » Tống biệt (Há mã ẩm quân tửu)
Ngữ phục ngữ hề, chấp quân thủỞ đây chúng ta thấy Vương Duy nói lên tình bạn một cách tinh tế nhưng thật là sâu đậm, và vẽ lên cảnh chia tay qua những nét chấm phá thật nhẹ nhàng linh động chỉ đơn giản trong mười chữ. Hỏi bạn về đâu là thấy được cảnh chia tay. Xuống ngựa là vẽ lên cảnh mình tiễn bạn lên đường. Không nói mà người đọc vẫn biết là thi nhân đã biết bạn tại sao đi, biết bạn về đâu. Bởi vậy chỉ đơn giản hai chữ “vấn quân” thôi là ta thấy được sự bịn rịn của “Ngữ phục ngữ hề”, “Bộ nhất bộ hề”. Uống ly rượu bạn mời mình là thấy nên được “chấp quân thủ”, “phan quân nhú”. Sự khác biệt ở đây thật là tinh tế. Bạn đi mình chưa kịp mời bạn uống rượu mà bạn mình đã sắp sẵn mời mình uống rồi. Ai là chủ, ai là khách. Ai là kẻ đi, ai là người ở lại. Vấn quân là tình bạn của mình, ẩm quân tửu là tình bạn của bạn đối với mình. Đó là tuyệt kỹ của bút pháp Vương Duy.
Bộ nhất bộ hề, phan quân nhu
(Nhủ rồi tay lại cầm tay,
Bước đi một bước lại vin áo chàng)
Đào hoa đàm thuỷ thâm thiên xíchTa vẫn có thể thấy dược, cảm được tới chỗ sâu đậm của tình bạn Lý Bạch. Nhưng câu thơ của Vương Duy, tiếng “ừ” của Trịnh Cung thì cái cảm thật là không cùng.
Bất cập Uông Luân tống ngã tình
Nhược ngôn cầm thượng hữu cầm thanhChúng ta không biết thi sĩ họ Tô sẽ viết những vần thơ nào khi ta hỏi ông về cái chỗ vô thanh trên.
Phóng tại hạp trung hà bất minh
Nhược ngôn thanh tại chỉ đầu thượng
Hà bất ư quân chỉ thượng thinh?
Bất tài minh chủ khíVua cười nói đâu phải trẫm không chịu dùng khanh mà chẳng qua chỉ tại khanh không muốn kiếm trẫm thôi (cố sự này có hai ba kết cục khác nhau). Chuyện này thấy Mạnh tuy không màng danh lợi nhưng vẫn còn vướng vào cái gọi là khí tiết thanh cao muốn người phải biết đến mình.
Đa bệnh cố nhân sơ
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phảnCâu trước dẫn đến sư hình thành cho câu sau, với một nét vẽ thật linh động về mây. Mây không chỉ là mây mà là nỗi buồn dằng dặc của cõi người. Thôi Hiệu dùng ngòi bút tài hoa của mình với những hình ảnh: hoàng hạc, nhất khứ, bạch vân, thiên tải và âm điệu: bất/phục/phản, không/du du triền miên, để lôi cuốn chúng ta. Trong khi Vương Duy với những nét chấm phá rất đơn giản, bình dị: đản khứ, mạc phục vấn (trở về sự im lặng) bởi vậy câu thơ sau tan biến vào trong tâm hồn chúng ta và chỉ khi nào tâm hồn ta lắng đọng, không còn những tạp niệm thì mới thấy được bóng hìng của những đám mây trắng lửng lờ trôi, ý vị của câu thơ.
Bạch vân thiên tải không du du