Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Đào Thị Hàn Than 陶氏寒灘 (có sách chép Đào Thị Hàn Na, ?-1349), hay còn gọi là ả Hàn Than, tương truyền là một danh kỹ đời Trần Dụ Tông (1341-1369) ở phủ Từ Sơn, Bắc Ninh, rất nhan sắc, hát hay lại có tài văn chương, nên tuy thân phận thấp mà thanh giá tuyệt cao, khách tài tuấn phong lưu đều kính phục. Tiếng tới cung vua, năm Thiệu Phong thứ 5 (1346) nàng được tuyển vào cung, ngày ngày chầu bên mình ngự, vua khen tài làm thơ mà ban hiệu Hàn Than. Tới khi vua Trần Dụ Tông thăng hà, Đào Thị lui về nương náu nơi Đô Hạ. Viên hành khiển là Nguỵ Nhược Chân mến tài thường lui tới. Người vợ ghen làm nhục, Đào căm hờn thuê người đến thích khách. Chẳng may việc không thành, nàng sợ phải tội trốn lên chùa Phật Tích xuống tóc đầu Phật. Nhưng vì văn chương mà bị luỵ phải bỏ trốn.
Nghe đồn tỉnh Hải Dương có chùa Lệ Kỳ non cao nước trong, nàng bèn tìm đến xin ở. Hoà thượng trụ trì là Pháp Vân không dung nạp, kêu đệ tử là Vô Di lên dặn: “Người thiếu phụ ấy còn nặng trần duyên, lại có sắc đẹp. Chỉ e lòng thiền chẳng bằng đá, chưa dễ mà không lay. Vả chăng cánh sen đó dù không lấm bùn đen, song một thước sa mù cũng đủ che mặt trăng sáng. Con khá nên từ nó đi.” Vô Di không nghe, Pháp Vân dời lên núi Phụng Hoàng ở.
Vô Di vốn là một tay hay chữ, vì đường khoa danh lận đận nên đến nương náu cửa Không. Cho nên tài tử gặp giai nhân, lửa hương dễ bén. Việc tu hành không còn nghĩ đến, ngày ngày đem nhau lên núi ngắm cảnh ngâm thơ. Thơ được truyền tụng nhiều. Đến năm Kỷ Sửu (1349), Đào Thị có thai rồi bị ốm, cả ngày hết buồn lại giận, thuốc thang vẫn như không rồi chết. Được vài tháng sau, Vô Di thọ bệnh mà mất.
Đào Thị Hàn Than 陶氏寒灘 (có sách chép Đào Thị Hàn Na, ?-1349), hay còn gọi là ả Hàn Than, tương truyền là một danh kỹ đời Trần Dụ Tông (1341-1369) ở phủ Từ Sơn, Bắc Ninh, rất nhan sắc, hát hay lại có tài văn chương, nên tuy thân phận thấp mà thanh giá tuyệt cao, khách tài tuấn phong lưu đều kính phục. Tiếng tới cung vua, năm Thiệu Phong thứ 5 (1346) nàng được tuyển vào cung, ngày ngày chầu bên mình ngự, vua khen tài làm thơ mà ban hiệu Hàn Than. Tới khi vua Trần Dụ Tông thăng hà, Đào Thị lui về nương náu nơi Đô Hạ. Viên hành khiển là Nguỵ Nhược Chân mến tài thường lui tới. Người vợ ghen làm nhục, Đào căm hờn thuê người đến thích khách. Chẳng may việc không thành, nàng sợ phải tội trốn lên chùa Phật Tích xuống tóc đầu Phật. Nhưng vì văn chương mà bị luỵ phải bỏ trốn.
Nghe đồn tỉnh Hải Dương…