Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 22/04/2010 19:06 bởi
hongha83, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 22/04/2010 19:08 bởi
hongha83 Đào Hoằng Cảnh 陶弘景 (457-536) tự Thông Minh 通明, hiệu Hoa Dương ẩn cư 華陽隱居, người Đơn Dương, Mạt Lăng (nay là Giang Tô, Nam Kinh). Ông là nhà y dược học trứ danh của thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, người thứ nhất chỉnh lý hệ thống bản thảo học của y học sử Trung Quốc.
Thông minh hiếu học từ nhỏ, lên 4 lên 5, đã bắt đầu lấy cọng lau làm bút vẽ trên tro; lên 10 đọc Thần tiên truyện của Cát Hồng, chịu ảnh hưởng rất nhiều của ông này. Sau khi nhà Nam Tề thành lập, ông vào triều làm chúc Thị độc cho các vua, được vua quan ưa chuộng. Năm Vĩnh Minh thứ 10 (492), ông từ chúc về ở ẩn nơi núi Mao Sơn, huyện Câu Dung, Đơn Dương (nay là Giang Tô), chuyên lo luyện đơn và trứ thuật, cặm cụi suốt 40 năm. Trong thời gian này, triều đình lần lượt mời ông ra làm quan, ông đều không nhận. Nhưng vì học vấn của ông uyên bác, mối quan hệ của ông với hoàng thất rất mật thiết, cho nên mỗi khi quốc gia có việc lớn đều đến hỏi ý kiến ông. Vì vậy người đương thời gọi ông là Sơn trung tể tướng (Tể tướng ở trong núi). Ông học rộng, nhiều tài, ngoài việc tinh thông bản thảo, y thuật đều có nghiên cứu về thiên văn, lịch pháp, sơn xuyên, địa lý, hoạ đồ vật sản, luyện đơn, đúc kiếm, v.v... Ông lại còn giỏi cầm kỳ, khéo viết chữ thảo, chữ lệ, chế tạo được ‘hỗn thiên tượïng’ (một nghi khí để xem thiên văn). Ông một đời viết sách kể có 44 loại, sách về y dược có Bản thảo kinh tập chú, Ngoại khuyết trửu hậu bách nhất phương, Đào thị hiệu nghiệm phương, Phục dược một tạp dược pháp, Phục vân mẫu chư thạch dược tiêu hoá tam thập lục thuỷ pháp v.v... Trừ các quyển Bản thảo kinh tập chú và Ngoại khuyết trửu hậu bách nhất phương, các quyển kia đều đã thất lạc.
Cống hiến to lớn của Đào Hoằng Cảnh cho nền y học sử Trung Quốc là việc chỉnh lý quyển Thần Nông bản thảo kinh. Quyển Thần Nông bản thảo kinh thành sách vào khoảng đời Tần Hán, là một quyển chuyên về dược vật học xưa nhất hiện còn. Đến thời đại Nam Bắc triều, do truyền nhau sao chép, không những “sai sót liên tiếp, nghĩa chữ thiếu sót”, mà nội dung lại hỗn loạn, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Vì vậy, ông bèn ra sức chỉnh lý toàn diện quyển sách.
Bộ dược điển thứ nhất do quốc gia ban bố ở đời Đường Tân tu bản thảo là bổ sung tu đính trên cơ sở quyển Bản thảo kinh tập chú mà hoàn thành.
Đến năm 536, ông không bệnh mà mất, hưởng thọ 80 tuổi. Sau khi chết, thuỵ hiệu là Trinh Bạch tiên sinh.
Về thơ, Đào Hoằng Cảnh còn 6 bài.
Đào Hoằng Cảnh 陶弘景 (457-536) tự Thông Minh 通明, hiệu Hoa Dương ẩn cư 華陽隱居, người Đơn Dương, Mạt Lăng (nay là Giang Tô, Nam Kinh). Ông là nhà y dược học trứ danh của thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, người thứ nhất chỉnh lý hệ thống bản thảo học của y học sử Trung Quốc.
Thông minh hiếu học từ nhỏ, lên 4 lên 5, đã bắt đầu lấy cọng lau làm bút vẽ trên tro; lên 10 đọc Thần tiên truyện của Cát Hồng, chịu ảnh hưởng rất nhiều của ông này. Sau khi nhà Nam Tề thành lập, ông vào triều làm chúc Thị độc cho các vua, được vua quan ưa chuộng. Năm Vĩnh Minh thứ 10 (492), ông từ chúc về ở ẩn nơi núi Mao Sơn, huyện Câu Dung, Đơn Dương (nay là Giang Tô), chuyên lo luyện đơn và trứ thuật, cặm cụi suốt 40 năm. Trong thời gian này, triều đình lần lượt mời ông ra làm quan, ông đều không nhận. Nhưng vì học…