Thơ » Trung Quốc » Thịnh Đường » Đỗ Phủ » Phiêu bạc tây nam (760-770)
Đăng bởi tôn tiền tử vào 28/02/2015 11:34
遭亂髮盡白,
轉衰病相嬰。
沈綿盜賊際,
狼狽江漢行。
歎時藥力薄,
為客羸瘵成。
吾人詩家秀,
博採世上名。
粲粲元道州,
前聖畏後生。
觀乎舂陵作,
欻見俊哲情。
復覽賊退篇,
結也實國楨。
賈誼昔流慟,
匡衡常引經。
道州憂黎庶,
詞氣浩縱橫。
兩章對秋月,
一字偕華星。
致君唐虞際,
純樸憶大庭。
何時降璽書,
用爾為丹青。
獄訟永衰息,
豈唯偃甲兵。
淒惻念誅求,
薄斂近休明。
乃知正人意,
不苟飛長纓。
涼飆振南嶽,
之子寵若驚。
色阻金印大,
興含滄浪清。
我多長卿病,
日夕思朝廷。
肺枯渴太甚,
漂泊公孫城。
呼兒具紙筆,
隱几臨軒楹。
作詩呻吟內,
墨澹字欹傾。
感彼危苦詞,
庶幾知者聽。
Tao loạn phát tận bạch,
Chuyển suy bệnh tương anh.
Trầm miên đạo tặc tế,
Lang bái Giang Hán hành.
Thán thì dược lực bạc,
Vi khách luy sái thành.
Ngô nhân thi gia tú,
Bác thái thế thượng danh.
Xán xán Nguyên Đạo Châu,
Tiền thánh uý hậu sinh.
Quan hồ Thung Lăng tác,
Hốt kiến tuấn triết tình.
Phục lãm “Tặc thoái” thiên,
Kết dã thực quốc trinh.
Giả Nghị tích lưu đỗng,
Khuông Hành thường dẫn kinh.
Đạo Châu ưu lê thứ,
Từ khí hạo tung hoành.
Lưỡng chương đối thu nguyệt,
Nhất tự giai hoa tinh.
Trí quân Đường Ngu tế,
Thuần phác ức đại đình.
Hà thì giáng tỉ thư,
Dụng nhĩ vi đan thanh.
Ngục tụng vĩnh suy tức,
Khởi duy yển giáp binh.
Thê trắc niệm tru cầu,
Bạc liễm cận hưu minh.
Nãi tri chính nhân ý,
Bất cẩu phi trường anh.
Lương tiêu chấn nam nhạc,
Chi tử sủng nhược kinh.
Sắc trở kim ấn đại,
Hứng hàm Thương Lang thanh.
Ngã đa Trường Khanh bệnh,
Nhật tịch tư triều đình.
Phế khô, khát thái thậm,
Phiêu bạc Công Tôn thành.
Hô nhi cụ chỉ bút,
Ẩn kỉ lâm hiên doanh.
Tác thi thân ngâm nội,
Mặc đạm tự y khuynh.
Cảm bỉ nguy khổ từ,
Thứ kỷ tri giả thinh.
Vì loạn lạc mà tóc đâm bạc hết,
Lại thêm bệnh yếu trói buộc nữa.
Lặn lội trong vùng giặc cướp,
Giắt díu đi trong vùng Giang Hán.
Lúc khó khăn công dụng của thuốc giảm nhẹ,
Cứ làm thân khách nên gầy yếu.
Người của ta vốn nhà nhà thơ có tài,
Học rộng nổi tiếng trên đời.
Rực rỡ thay là ông Nguyên ở Đạo Châu,
Các vị hiền trước còn sợ kẻ sinh sau.
Cứ đọc bài “Thung Lăng hành”,
Là thấy rõ lòng của người hiền tuổi trẻ này.
Lại đọc bài “Tặc thoái”,
Mới thấy ông Kết đúng là cột trụ của nước.
Xưa Giả Nghị lang thang thảm thương,
Khuông Hành thường nêu rõ kinh điển luật lệ.
Tại Đạo Châu đã lo cho dân,
Khí văn của ông thật là hoành tráng.
Hai bài đó hệt như trăng thu,
Mỗi chữ là một vì sao sáng.
Giúp vua để trở thành gần như vua Đường Ngu,
Nhớ lại cái chất phác của triều đình xán lạn.
Lúc nào ban thư phong ấn tín,
Phải dùng ông để minh hoạ.
Việc kiện cáo đã suy thoái từ lâu,
Há chỉ ngưng chinh chiến thôi sao.
Buồn bã nhớ đến gánh nặng cung ứng chiến tranh,
Nên đã giảm thuế nhẹ đến mức tối đa.
Mới biết cái ý của bậc chính nhân,
Đâu phải là tung cái giải mũ dài.
Gió mát rung núi Nam.
Vị này hình như sợ ra ơn.
Vẻ mặt từ chối ấn vàng lớn,
Hứng thú thì về sông Thương Lang trong.
Tôi bị bệnh giống Trường Khanh lâu rồi,
Sớm tối cứ nghĩ đến triều đình.
Phổi khô, bệnh tiểu đường nặng,
Phiêu bạt nơi vùng thành Công Tôn.
Gọi con lo giấy bút,
Mình ngồi co ro nơi hàng hiên.
Làm thơ xong cứ ngâm ư ử trong họng,
Mực nhạt chữ cong queo.
Cảm vì lời thống thiết của ông,
Có bao nhiêu người nghe mà hiểu được.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 28/02/2015 11:34
Loạn lạc tóc bạc hết,
Lại thêm bệnh buộc ràng.
Cạnh vùng giặc lặn lội,
Qua Giang Hán kềnh càng.
Lúc than sức thuốc yếu,
Thân khách càng thêm thương.
Bác ta nhà thơ giỏi,
Trên đời tiếng thơm lừng.
Đạo châu, họ Nguyên khá,
Thánh xưa còn nể nang.
Thấy rõ lòng siêu việt,
Hãy coi bài Thung Lăng.
Lại đọc bài "Giặc rút",
Ông Kết, đúng cột rường.
Giả Nghị xưa khóc thảm,
Khuông Hàm cứ dẫn chương.
Đạo Châu thương dân khổ,
Lời văn tứ tán vung.
Hai bài, trăng thu sáng,
Mỗi chữ, sao sáng trưng.
Giúp vua, Đường Nghiêu kịp,
Chân thành nhớ triều vương.
Dùng ông mà minh hoạ,
Mỗi khi ban huân chương.
Kiện cáo từ lâu bỏ,
Há chỉ chiến trận ngưng.
Đớn đau nhớ thuế má,
Thu ít kể như không.
Mới hay ý kẻ cả,
Chẳng phải là khoe khoang.
Núi nam thấm gió mát,
Gia ơn những ngại ngùng.
Vẻ chẳng muốn ấn lớn,
Lòng ham về sông Thương.
Tôi giống Trường Khanh, bệnh,
Đêm ngày nghĩ nghiệp vương.
Phổi khô, càng thấy khát,
Thành Công Tôn lang bang.
Gọi con sẵn giấy bút,
Co ro dựa bên tường.
Làm thơ, ngâm ư ử,
Mực nhạt, chữ loăng quăng.
Cảm vì lời thống thiết,
Bao người biết nghe chăng?