Trang trong tổng số 3 trang (23 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Ca tịch (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Khuyến

Một khúc đêm khuya tiếng đã đầy,
Nửa trên mặt nước nửa tầng mây.
Nghĩ mình vườn cũ vừa lui bước,
Ngán kẻ phương trời chẳng lựa dây.
Bẻ liễu Thành Đài lâu cũng dẹp,
Trồng lan ngõ tối ngát nào hay.
Từ xưa mặt ngọc ai là chẳng,
Chén rượu bên đèn luống tỉnh say.


Bản dịch của chính tác giả, theo các bản Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381).

Khảo dị:
Một khúc đêm khuya tiếng đã chầy,
Nửa chen mặt nước nửa tầng mây.
Nghĩ mình vườn cũ vừa lui bước,
Ngán kẻ phương trời chẳng dứt dây.
Bẻ liễu Thành Đài thôi cũng xếp,
Trồng lan ngõ tối ngát nào hay.
Từ xưa mặt ngọc ai là chẳng,
Chén rượu bên đèn luống tỉnh say.
Ảnh đại diện

Vũ phu đôi (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Khuyến

Đầu đường ngang có một chỗ lội,
Có miếu ông cuội cao vòi vọi.
Đàn bà đến đó vén quần lên,
Chỗ thời đến háng, chỗ đến gối.
Ông cuội ngồi trông mỉm miệng cười:
“Cái gì trông trắng như con cúi?”
Vội vàng khép nép đứng, liền thưa:
“Trót dại hở hang xin xá tội!”
Ông rằng: “Mày cũng chẳng tội gì,
Chỉ tội làm ông cứng con buội!
Muốn tốt mày về bảo làng mày,
Ra đây ông cho giống ông Cuội”
Cho nên làng ấy sinh ra người,
Sinh ra rặt những thằng nói dối.


Bản dịch ở trên chép theo sách Nguyễn Khuyến - tác phẩm. Sách Khảo luận về Nguyễn Khuyến in bài thơ với tiêu đề Chỗ lội làng Ngang và nội dung như sau:
Đầu làng Ngang có một chỗ lội,
đền ông Cuội cao vòi vọi.
Đàn bà qua đấy vén quần lên,
Chỗ thì đến háng, chỗ đến gối.
Ông Cuội ngồi trên mỉm mép cười:
- Cái trăng trắng như câu cúi?
Đàn bà
khép nép đứng liền thưa:
- Con trót hớ hênh ông tội.
- Thôi, thôi con có
tội chi mà,
Lại
đây ông cho giống ông Cuội.
Từ đấy
làng Ngang đẻ ra người,
Đẻ ra rặt những thằng nói dối.


[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Vu sử (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Khuyến

Chuông khánh điện ai vẫn bập bồng,
Phụ hồn hiệp tính cũng thần thông.
Có khi bóng gái ra ông quận,
Ai ngỡ hồn trai hoá chúa Sùng.
Ông gặp lúc nhàn vơ bụng chúa,
Chúa ra phép thánh tát hàm ông.
Sóm mai hồn phách về đâu tá?
Đê lại người đời một lũ gông!


Bản dịch Nôm của chính tác giả.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Hạ Thượng thôn biểu thất thập thọ (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Khuyến

Ông bà tóc bạc nhà cao
Trời cho tuổi tác thế nào là vui
Ông sinh được năm trai ba gái
Đều lớn khôn êm ái thất gia
Ngâm câu giai lão trên nhà
Dưới nhà lại có bạch hoa sinh bồn
Khi ông vui bảo ban lũ cháu
Khi uốn cây cảnh chậu ngâm nga
Bảy mươi lên lão làng ta
Làng ta lại sẵn rượu hoa đầy bình
Vừa gặp buổi trời xanh gió mát
Đường cỏ non hoa ngát chim gù
Non xanh xa ngắt tuyệt mù
Sông gần làn sóng nhấp nhô lưng dòng
Lễ xưa vẫn nghe ông gìn giữ
Giọng khất ngôn, hợp ngữ đều hay
Năm mươi mốt tuổi tôi hay
Xem chừng tóc bạc, răng lay, mắt loà
Khôn tới ngựa ruổi ra hoàng lộ
Vậy treo xe làng cũ nghỉ ngơi
Có khi đình đám vui cười
Có khi vườn ruộng dâu gai nói bàn
Mừng ông dâng rượu ngon một bát
Thế cũng là đàn hát lọ chi!


Bài dịch Nôm của chính tác giả được con cháu họ Đặng còn chép lại được.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tặng đồng hương Lê tú tài nguyên Nho Quan bang biện tái vãng Nam Định tuỳ phái (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Khuyến

Đầu non chân sóng những phôi pha,
Túi đẫy năm nay mới gọi là...
Hầu vợ mấy người con cái nhỏ,
Bỏ bê một cặp, ruộng vườn ba.
Dở quan dở khách đâu mà gọi,
Không tóc không râu thế chửa già.
Bửa trước nghe rằng ông muốn nghỉ,
Vội vàng chống gậy giục ông ra.


Bản dịch của chính tác giả.

[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Dữ bản huyện doãn Nguyễn, nguyên doãn Trần đồng ẩm, tức tịch thư tiễn (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Khuyến

Tiếng cầm gửi mười lăm năm trước,
Nhẫn về sau tin tức lờ mờ.
Hội vui biết đến bao giờ,
Biết đâu gặp gỡ lại từ tiễn nhau.
Thơ “Tống khách” gặp câu “Giang thượng”,
Thiên “Kiếm Nam” còn chuộng làm chi.
Lũ ta cũng chẳng ra gì,
Tiền đâu mua lấy nga my cho hoài.


Bản dịch của chính tác giả.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Thoại cựu (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Khuyến

Theo thầy ngày trước hãy ngây thơ,
Râu tóc bây giờ đã bạc phơ.
Hơn kém cuộc này ai chủ đó,
Già nua mấy kẻ bậc anh ta.
Ngủ đi còn sợ chiêm bao trước,
Nghĩ lại như là chuyện thuở xưa.
Có rượu Trung Sơn cho lũ tớ,
Tỉnh ra hỏi đã thái bình chưa?


Bản dịch của chính tác giả, chép trong Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160), Nam âm thảo (VHv.2381).
Ảnh đại diện

Ức Long Đội sơn kỳ 1 (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Khuyến

Hai mươi năm cũ đã lên đây,
Phong cảnh nhà chiền vẫn chửa khuây.
Chiếc bóng lưng trời am các quạnh,
Mảnh bia thuở trước bể dâu đầy.
Li ti nghìn xóm quanh ba mặt,
Lố nhố muôn ông lẩn một thầy.
Nghĩ lại bực cho dòng nước chảy,
Đi đâu mà chảy cả đêm ngày?


Bản dịch của chính tác giả, chép trong Quế Sơn thi tập (A.469), Nam âm thảo (VHv.2381).

[Thông tin 3 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Ngô huyện Lão sơn (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Khuyến

Liếc mắt non xanh hứng chợt đầy,
Hồn chơi phơi phới đã như bay.
Đìu hiu cảnh quạnh dừng nên thưởng,
Tí tẻo lòng trần vẫn chửa khuây.
Người cũ xa xăm thương bóng chiếc,
Bước xưa ngất ngưởng ngại chân giầy.
Cữ này sắm sửa đi chơi được,
Quan Án người toan gửi áo đây.


Bản dịch của chính tác giả, chép trong Quế Sơn thi tập (A.469).

[Thông tin 3 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Mạn hứng (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Khuyến

Ngần ấy năm nay vẫn ở nhà,
Nghĩ ta, ta lại chỉ thương ta.
Bóng hiên thêm ngán hơi nồng nhỉ,
Ngọn gió không nhường tóc bạc a!
Thửa mạ rạch ròi chân xấu tốt,
Đấu lương đo đắn tuổi non già.
Khi vui chén rượu say không biết,
Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa.


Bản dịch của chính tác giả, chép trong Quốc văn tùng ký (AB.383), Nam âm thảo (VHv.2381), Quế Sơn thi tập (A.469).


[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]

Trang trong tổng số 3 trang (23 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: