Đây không phải là một bài thơ mô tả đơn thuần mà đan xen yếu tố siêu thực (surrealism). Tác giả chỉ mượn “Con chào mào” để bàn về cái gọi là sự chủ quan trong quá trình phản ánh lại quá khứ (tức là “trí nhớ”).
https://www.thivien.net/attachment/Mr03pKbluOuuEzP6OUUKag.1716302783.jpg
Tác phẩm Tháp Đỏ (La Tour Rouge) do Giorgio de Chirico sáng tác năm 1913, hiện đang trung bày tại Bảo tàng Guggenheim. Bức tranh cho thấy sự tương phản màu sắc rõ rệt. Bầu không khí mơ màng trong tác phẩm là kết quả của phối cảnh phi lý, thiếu nguồn sáng thống nhất, sự kéo dài của bóng tối và tập trung ảo giác vào các vật thể. Sự trống rỗng của khung cảnh gây ra một tâm trạng hoài cổ hoặc u sầu như thể người ta cảm nhận được sự thức tỉnh của một kỷ niệm quan trọng, tạo nên một cảm giác lo lắng, bồn chồn.

Về “chủ nghĩa siêu thực” (surrealism), nó mô tả sự việc hiện tượng có thể có/không có thật, một cách logic/phi logic/ logic trong sự phi logic (như là lúc bạn nằm mơ) và phát triển những tư duy để cho phép “tâm trí vô thức” (Unconscious mind) thể hiện chính nó.

Trẻ con lớp 6 sao mà nghĩ được như vậy. Bài “Hoàng tử bé” đầu quyển sách KNTT cũng như thế, quá khó để học sinh lớp 6 hiểu “được thuần hoá” (apprivoisé) ở đây là gì. Một quyển sách tưởng rằng rất thiếu nhi, ngô nghê, nhiều đoạn viết, câu hỏi của Hoàng tử bé tưởng như vô tri, nhưng mà tác phẩm này chính xác là viết cho người lớn, càng hiểu câu chuyện thì càng buồn.

Nếu các bạn còn nhớ bài “Người ham chơi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (lớp 8 chương trình 2006, hình như trích 1 đoạn trong phân môn Tập Làm Văn), thì đồ chơi con gà đất cũng đã được nhà văn “thuần hoá”, dành 1 tình cảm đặc biệt. Khi những con gà đất lần lượt bị vỡ dọc theo tuổi thơ của tác giả, nó mãi để lại trong tác giả một nỗi gì sâu thẳm, tựa như linh hồn. Chính sự mong manh của đồ chơi trẻ con (Người ham chơi), của sự xuất hiện rồi sổ lồng của chim chào mào (Con chào mào) hay sự biến mất của Hoàng tử bé trong thâm tâm con rắn (Hoàng tử bé)... đã để lại sự tiếc nuối và nỗi buồn cho từng nhân vật. Nhưng nếu những sự vật đó cứ lì lợm tồn tại, luôn hiển hiện trước mặt thì có lẽ sẽ chẳng có cảm xúc sâu đậm đấy.

Nó có yếu tố “siêu thực” ở đây. Khi nói về ký ức hay trí nhớ thì nó cũng chỉ là phản ánh chủ quan của của người cảm nhận, có thể bị gọt dũa, bị nhớ lầm... Cho nên “con chào mào” (chủ đề ký ức), “đốm trắng mũ đỏ”, “mổ những con sâu” (hình ảnh ký ức), “triu..iu. huýt..tu...hìu” (âm thanh ký ức) cũng có thể đúng nhưng cũng có thể sai. Phản ánh quá khứ một cách chủ quan, đôi khi là lẫn lộn, là một đặc tính của trí nhớ, của kỷ niệm. Nếu quá khứ đó đẹp như thế, màu hồng như thế, liệu có nên (và “có thể”) nhốt “ký ức” trong lồng để xoa dịu sự dữ dội của hiện tại nhằm quên đi thực tại hay không?

https://www.thivien.net/attachment/bitKm9UUu7SlZZgq7XIihQ.1716302797.gif
“– Đời tớ tẻ nhạt. Tớ săn gà, người săn tớ. Tất cả loài gà đều giống nhau, và tất cả loài người đều giống nhau. Vì thế, tớ hơi chán. Nhưng nếu cậu cảm tớ, đời tớ sẽ rực nắng. Tớ sẽ nhận ra một bước chân khác hẳn mọi bước chân khác. Các bước chân khác sẽ làm cho tớ chui ngay xuống đất. Nhưng bước chân của cậu lại sẽ gọi tớ từ hang chạy ra, như là một điệu nhạc. Và cậu hãy nhìn kia! Cậu thấy không, ở kia, những đồng lúa mì ấy? Tớ không ăn bánh mì. Lúa mì đối với tớ là vô dụng. Các cánh đồng lúa mì đối với tớ chẳng có gì khêu gợi. Cái đó buồn lắm. Nhưng cậu có mái tóc mầu vàng kim. Thế thì sẽ rất tuyệt một khi cậu cảm hoá tớ! Lúa mì, vốn màu vàng kim, sẽ gợi cho tớ kỷ niệm về cậu. Và tớ sẽ yêu tiếng gió reo trong lúa mì...“

Tầng nghĩa này lớp 6 khó mà hiểu nổi. Lớp 6 ngày xưa tôi còn chập chững văn tự sự, mô tả người thật việc thật còn chẳng ăn ai, chứ làm sao đủ độ chín để biết được “trí nhớ là phản ánh abczyx???”. Với bài thơ này cho các em học sinh lớp 6 chỉ dừng lại “tình yêu thiên nhiên của tác giả” là quá ok rồi (mặc dù theo nhãn quan của tôi, mục đích của tác giả khi viết bài thơ này không chỉ đơn thuần là mô tả cảnh sắc thiên nhiên và con chào mào)


[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]