Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Le Dai ngày 02/04/2011 21:50
Tôi cũng đã nhiều lần đi trên sân ga, cũng đã thuộc lòng bài thơ này từ hơn 20 năm trước. Đúng là rất thổn thức, là đàn ông nhưng đọc và thấy cũng lắm lúc phải rưng rưng. Gần đây, trong những chuyến đi dài ngày trên tàu tốc hành không còn cảnh đứng một chân, nằm gầm ghế, leo nóc tàu hay nhảy tàu trốn vé nữa. Tàu đỗ ga cũng rất nhanh, những cuộc chia tay cũng rất vội vàng. Đi trên tàu dọc miền đất nước, cố nhìn qua cửa sổ để thấy được những triền sim mua tím ngắt, những rừng cọ đồi chè, những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những cồn cát chang chang nắng, những bãi biển thơ mộng, xa xa có phải là cánh buồm nâu? Hay cả những hầm tối om, những đêm đen như mực nhìn mãi vẫn chẳng thấy gì. Vậy mà cũng thấy được cảm giác thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước. Hay bạn thử đi tàu lại một lần xem sao?
Gửi bởi Le Dai ngày 17/11/2010 08:05
Ở bài thơ "Thu hứng kỳ 1" có 2 câu 5 và 6 nếu hiểu theo cách dịch của Nguyễn Công Trứ và cách vận dụng ý tứ trong bài thơ "Oan nghiệt" của Nguyễn Bính thì thấy xót xa quá: "Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ, con thuyền buộc chặt mối tình nhà". "Mối tình nhà" ở đây dễ bị hiểu lầm, nhất là trong bối cảnh bài thơ "Oan nghiệt". Có lẽ nên hiểu theo cách khác, như bản của Khương Hữu Dụng chẳng hạn.
Gửi bởi Le Dai ngày 14/11/2010 07:59
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Le Dai vào 16/11/2010 07:04
Thơ chữ Hán thật là tinh tế và sâu sắc. Nhiều khi không thể diễn tả được bằng thơ ta, mặc dù chữ nghĩa đều đã rõ cả. Với bài thơ "Đề đô thành nam trang" của Thôi Hộ tôi chỉ thích đọc nguyên thể của nó. Hoặc khi ngâm nga với câu Kiều: "Trước sau nào thấy bóng người, hoa đào năm ngoái còn cười gió đông". Thật là thú vị, sảng khoái biết bao!
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]