Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi nguyenthibinhvp ngày 03/12/2019 16:56
Tác giả Trần Đăng Khoa là một gương mặt nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thiếu nhi Việt Nam, các tác phẩm của ông không chỉ gần gũi, quen thuộc với đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn thể hiện được những nét hồn nhiên, trong sáng hiếm có. Bài thơ Mưa là một trong những bài thơ tiêu biểu của Trần Đăng Khoa, cũng là một trong những bài thơ đã vô cùng quen thuộc với thiếu nhi Việt Nam.
Bài thơ Mưa kể về cơn mưa mà tác giả đã chứng kiến tại nơi mà mình sinh sống. Cơn mưa là một hiện tượng rất bình thường trong tự nhiên nhưng khi đi vào trong sáng tác của Trần Đăng Khoa nó lại hiện lên với vẻ mới mẻ, độc đáo đến lạ lùng. Ngay đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu về cơm mưa, mang lại cho người đọc cảm giác háo hức, mong chờ:
Sắp mưaẤn tượng đầu tiên của người đọc về bài thơ này đó chính là hình thức thơ rất ngắn gọn, tác giả đã sử dụng hình thức câu thơ tự do với những câu thơ ngắn gọn, tạo ra nhịp điệu vui tươi, hối hả cho bài thơ. Tác giả đã điệp ngữ hai lần từ “sắp mưa” vừa như lời nhắc nhở nhưng cũng như lời hô reo đầy hào hứng khi cơn mưa sắp kéo xuống. Khi trời sắp mưa, những con mối trong tổ thường bay ra, đây là một hiện tượng rất phổ biến,đặc biệt là ở những vùng quê. Không chỉ tả về cảnh những con mối bay ra khỏi tổ mà Trần Đăng Khoa còn miêu tả chi tiết, cụ thể đến từng đối tượng “Mối trẻ/ Bay cao”; “mối già/ Bay thấp”.
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà conKhông chỉ có sự quan sát tỉ mỉ, chi tiết các hiện tượng xảy ra khi trời mưa mà qua ngòi bút đầy sáng tạo của mình thì những hình ảnh quen thuộc cũng trở nên vô cùng mới lạ, độc đáo. Trời mưa, đàn gà con ríu rít chạy tìm đến nơi an toàn để ẩn nấp, tránh những giọt mưa. Bầu trời khi trời mưa thường có mây đen giăng kín bầu trời. Nhưng trong sự cảm nhận của mình, Trần Đăng Khoa lại thấy sắc đen của bầu trời như một tấm áo giáp kiên cố, an toàn của những người tướng lĩnh mỗi khi ra trận “Ông trời/ Mặc áo giáp đen/ Ra trận”. Ta có thể thấy được sự liên tưởng này vô cùng độc đáo, vừa có cái hài hước, vừa có cái mới lạ trong cảm nhận.
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây míaKhông chỉ bầu trời mà mọi sự vật diễn ra xung quanh đều được Trần Đăng Khoa miêu tả như chuẩn bị vào một cuộc chiến thực sự. Những cây mía vì bị gió cuốn mà bay nghiêng ngả, trong cái nhìn của nhà văn, những cây mía như đang múa những đường gươm đầy yểu chuyển, điệu nghệ. Những con kiến cũng vội vã về tổ thì được nhà thơ hình dung ra một cuộc hành quân đông đảo, đầy sức mạnh.
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khôKhung cảnh xung quanh vô cùng náo nhiệt bởi những chiếc lá khô bị gió cuốn bay vào trong không gian, những bụi bẩn trên mặt đất cũng bị cuốn lên “cuồn cuộn”, cò gà thì rung tai đầy thú vị. Không chỉ có những sự vật mà ngay cả những con vật quen thuộc cũng bị náo loạn bởi trời mưa, có thì nhảy chồm chồn trên sân, tiếng chó sủa inh ỏi, cây lá hả hê:
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Cóc nhảy chồm chồmNhư vậy, bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa không chỉ miêu tả được khung cảnh khi trời sắp đổ mưa mà thông qua cái nhìn đầy độc đáo nhà thơ đã dựng lên được một cảnh tượng vô cùng độc đáo, náo nhiệt.
Chó sủa
Cây lá hả hê
Gửi bởi nguyenthibinhvp ngày 03/12/2019 15:34
1. Mở bài
Giới thiệu nhà thơ Hồ Chí Minh:
- Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bôn bể hoạt động cứu nước, tháng 2 – 1941, Bác đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Về nước, Người sống trong hang Pác Bó (đúng tên là Cốc Bó), điều kiện sinh hoạt rất gian khổ.
Bài thơ Tức cảnh Pác Bó ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
2. Thân bài
Điều kiện sống và làm việc của Bác ở Pác Bó:
- Nơi ở quá chật hẹp: một cái hang nhỏ bên bờ suối: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”.
- Điều kiện sinh hoạt: quá thiếu thốn. Bữa ăn hằng ngày là cháo bẹ (cháo ngô) là măng rừng “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”.
- Điều kiện làm việc: quá sơ sài dường như chẳng có gì “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Bàn làm việc chi là tảng đá bên bờ suối.
- Ba câu thơ đầu bài thơ nói về cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác. Tất cả đều rất khó khăn, thiếu thốn.
Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ:
- Phong thái ung dung tự tại của Bác.
+ Câu thứ nhất nói về việc ở: Giọng điệu thể hiện trong câu thơ này rất thoải mái, phơi phới, cho thấy Bác sông thật ung dung, hoà điệu với nhịp sông núi rừng Sáng ra bờ suối, tối vào hang. Nhịp thơ 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi, toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào…
+ Câu thứ hai nói về việc ăn: Ở câu thơ này có thêm nét vui đùa. Bởi vì thực tế quá khó khăn mà Bác lại nói như là lương thực, thực phẩm ở đây thật đầy đủ (cháo bẹ rau măng luôn có sẵn).
+ Câu thứ ba nói về điều kiện làm việc: Bàn làm việc là tảng đá bên suối chông chênh mà thôi. Ba chữ dịch sử Đảng toàn vần trắc, toát lên cái khoẻ khoắn, mạnh mẽ, gân guốc. Tư thế uy nghi lồng lộng, giống như một tượng đài về vị lãnh tụ cách mạng Bác Hồ.
Cái “sang” của cuộc đời cách mạng:
- Niềm vui lớn nhất của Bác trong bài thơ không phải chỉ là “thú lâm tuyền” giống như những ẩn sĩ xưa mà trước hết đó là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại.
- Bác Hồ còn rất vui vì Người tin chắc rằng, thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, điều mà Bác chiến đấu suốt đời để đạt tới đang trở thành hiện thực.
- Chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần, là “nhãn tự” đã kết tinh, toả sáng tinh thần toàn bài.
3. Kết bài
Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Pó. Với người, làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Đọc, học bài thơ, ta hiểu hơn về một quãng đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu. Chúng ta càng trân trọng và biết ơn Người nhiều hơn…
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]