Trang trong tổng số 3 trang (25 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hí đề (Nguyễn Trãi): Bản dịch của hahuyen

Nhàn đến ngâm thơ khi vô sự
Phong lưu thoát tục một mình ta
Nghìn trùng núi chất giăng ngọc bích
Sóng lặng lung linh ánh nước xa
Ven rừng chim hót như đờn, sáo
Trong xóm cỏ hoa thơm lụa là
Đáy mắt hồn thơ giàu mỗi lúc
Người thơ hơn được khách đời sao?

Ảnh đại diện

Đào hoa khê (Trương Húc): Bản dịch của hahuyen

Thấp thoáng cầu bay sau khói mờ
Bờ tây ghềnh đá hỏi thuyền câu
Hoa đào sớm tối theo dòng nước
Động tại suối trong ở bên nào?

Ảnh đại diện

Tí Dạ thu ca (Lý Bạch): Bản dịch của hahuyen

Trường An một mảnh trăng trong
Tiếng chày đập áo điểm vang mọi nhà
Gió thu thổi mãi không già
Ngọc Quan tình mộng bao la là tình
Hồi nào Hồ Lỗ được bình
Cho chàng thôi việc viễn chinh đây nè?

Ảnh đại diện

Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế): Bản dịch của hahuyen

Trăng tàn tiếng quạ kêu sương  
Bờ phong đối lửa chài vương giấc buồn
Cô Tô thành ngoại Hàn sơn
Chùa xa chuông động khách thuyền nửa đêm!

Ảnh đại diện

Tạp thi kỳ 2 (Nguyễn Du): Bản dịch của hahuyen

Non Hồng soi bóng in dòng nước
Hàn sĩ ần cư nơi vắng trong
Mây trắng quanh giường xa nghìn dặm
Sách đàn trăng dõi lọt qua song
Tùy đời cười khóc qua cơn loạn
Ngậm miệng che thân dưỡng bệnh này
Hoa nở lá rơi ngay trước mắt
Cõi lòng năm tháng vẫn không thay.

Ảnh đại diện

My trung mạn hứng (Nguyễn Du): Bản dịch của hahuyen

Trang Tích bệnh rên âm ngữ Việt
Cầm đàn Chung Tử dạo Nam âm
Bốn phương gió bụi rơi lệ nước
Lao ngục mười tuần sống chết tâm
Bình Chương di hận bao giờ hết?
Cô Trúc thanh cao không thể tầm
Ta có tấc lòng không tỏ được
Sâu như sông Quế dưới non Hồng!

Ảnh đại diện

Từ Châu đê thượng vọng (Nguyễn Du): Bản dịch của hahuyen

Sông này nam bắc đã phân tranh
Dãi đất Từ Châu từng nổi danh
Đài xưa “Hí mã” tràn thu thảo
Đầm lớn”Đoạn xà” mây chiều giăng
Người vật một thành như tổ kiến
Thuyền xe bốn ngả, lục bình trôi
Trông xuống bụi hồng bay khắp lối
Hằng ngày nào biết bước quẩn quanh!

Ảnh đại diện

Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài (Nguyễn Du): Bản dịch của hahuyen

Nơi phân kinh Chiêu Minh thái tử,
Đài đá còn in chữ phân kinh;
Nền hoang hoa dại phủ trong mưa,
Trăm cỏ chết khô run sợ rét.
Chẳng thấy lưu kinh ở nơi nào?
Việc chỉ nghe qua Lương Thái tử;
Ấu thời người lại thích văn chương,
Cưỡng bày chú giải thêm lộn xộn.
Phật vốn là không, không chấp vật,
Vậy có kinh nào để đặt chia?
Văn linh nào nhờ nơi ngôn ngữ,
Kim Cương, Pháp Hoa là kinh gì?
Cảnh giới sắc không mà không tỏ,
Lòng mê theo Phât, Phật thành ma;
Cha con một nhà đều mù cả,
Một niệm khởi lên ma tự đến.
Lăng tẩm, đài sen không tự mọc,
Một sớm trường giang bạch mã qua;
Cây lây rừng Sở ao cá vạ,
Kinh đốt ra tro đài sập luôn.
Muôn vạn nghìn lời thôi vô ích,
Tăng ngu hậu thế miệng lải nhải;
Tôi nghe Thế tôn tại Linh Sơn,
Nói pháp độ người như số cát.
Người tỏ tâm này người tự độ,
Linh sơn chỉ tại tấm lòng ngươi;
Gương sáng trong veo cũng không đài,
Bồ-đề xưa nay vốn không cây.
Ta đọc Kim Cương hơn nghìn biến,
Áo chỉ trong kinh không tỏ nhiều;
Cho đến dưới đài đá phân kinh,
Cuối cùng “Vô tự” biết là chân kinh.

Ảnh đại diện

Vọng Quan Âm miếu (Nguyễn Du): Bản dịch của hahuyen

Đình đài ai đó dựng nơi đây,
Chặt hết cành tùng trứng hạc bay;
Động đá năm nào nay đục phá,
Tượng vàng đêm trước mất quay lui.
Mây giăng khắp chốn sư an giấc,
Chiều xuống núi đồi vượn kêu ai;
Đốt nén hương đàn tiêu nghiệp tuệ,
Quay đầu đã cách vạn trùng nhai.

Ảnh đại diện

Giang đình hữu cảm (Nguyễn Du): Bản dịch của hahuyen

Nhớ lúc xưa, cha ta cáo lão,
Tấp nập ngựa xe bến sông này.
Thuyền tiên rẽ nước rồng giao đấu,
Lọng quý trên không hạc gieo lành.
Từ khi xiêm áo không tìm thấy,
Khói cỏ đôi bờ chịu bi thương.
Cận nhật kinh thành nhiều khác lạ,
Trăm năm nhiều ít chuyện thương tâm!

Trang trong tổng số 3 trang (25 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: