Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi): 4 Câu: “Sĩ khí đã hăng Quân thanh càng mạnh. Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía, Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.”

Không biết quân Thanh càng mạnh ở chỗ nào?
Phải chăng càng mạnh ở chỗ: Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía;
Hay Lý An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân.
Nguyên tác viết là:
“士氣以之益增,
Sĩ khí dĩ chi ích tăng,
軍聲以之大振。
Quân thanh dĩ chi đại chấn.”
Ở đây: Đại chấn “Đại chấn” là “Rất rung” chứ không phải là “Càng mạnh”. Hai câu sau đã nói lên điều đó.

Ảnh đại diện

Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi): Bản dịch của khkt

Ta nghe:
Nhân nghĩa ở việc, cốt ở an dân,
Điếu phạt bởi quân, trước lo hướng thiện.
Nhớ Đại Việt ta là nước,
Có nền văn hiến từ lâu.
Non sông bờ cọi đã phân chia,
Nam bắc phong tục cũng riêng biệt.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần với các triều giữ nước,
Chống Hán, Đường, Tống, Nguyên bằng kế sách từng vua,
Tuy mạnh yếu các đời khác nhau,
Song anh hùng lúc nào cũng có.
Tham lập công Lưu Cung chuốc thất bại,
Thích đánh lớn Triệu Tiết thảm diệt vong;
Cửa Hàm Tử chốn cùm Toa Đô,
Sông Bạch Đằng nơi chôn Ô Mã.
Núi sông còn đó,
Chứng cứ rõ ràng.
Vừa lúc triều Hồ sinh phiền hà,
Để cho lòng dân đầy oán hận.
Cuồng Minh chực sẵn, thừa cơ hại dân ta,
Ác đảng gian tham, rắc lòng đem bán nước.
Nướng muôn dân nơi lửa độc,
Vùi con đỏ chốn hầm sâu.
Dối trời lừa dân, quỷ kế nghìn cách vạn kiểu,
Loạn binh đủ hận, tàn sát hơn hai mươi năm.
Bại nghĩa mát nhân, trời đất khôn cùng dung thứ,
Sưu cao thuế nặng, núi sông nước cạn đá mòn.
Đãi cát tìm vàng, rừng thiêng nước độc, phá núi ngăn sông,
Đáy biển mò châu, cá mập thuồng luồng, lưng còng nắng gió.
Hại dân, bắt hương đen, đầy cạm bẫy,
Vét của, bắt chim xanh, đủ lưới chăng.
Côn trùng, cây cỏ tất thảy đều hết đường sinh sôi,
Goá vợ, mất chồng người người đâu còn chốn nương cậy.
Mặc sống chết, khánh kiệt máu xương, chúng há miệng nhe răng,
Công lẫn tư, đào đất cất gỗ, dân lầm than khổ cực.
Làng xóm tất hoang tàn xơ xác,
Ruộng vườn thảy trống vắng điêu tàn.
Nhơ nhuốc thay! Hết nước biển Đông không rửa sạch mùi,
Tàn nhẫn thay! Sạch tre nước Nam khôn ghi hết tội,
Nhân dân vô cùng căn phẫn,
Trời đất chẳng thể dung tha.
Ta đây:
Khởi nghĩa Lam Sơn,
Từ nơi hoang dã.
Nghĩ nợ nước há không dốc sức?
Căm thù giặc, khôn đội trời chung.
Đau đầu nhức óc, thoắt đã hơn mười năm,
Nếm mật nằm gai, há một hai sớm tối?
Căm phẫn quên ăn, quyết dồi mài thao lược kinh thư,
Xem xưa nghĩ nay, việc thịnh suy đắn đo càng kỹ.
Luân hồi suy tính,
Quên ngủ quên ăn.
Ngày đầu dấy binh; dương nghĩa kỳ,
Chính lúc kẻ thù, quân đang mạnh.
Thế nhưng:
Nhân tài - Thu lá,
Sao sớm - Anh hùng:
Phải lui binh, trước sau chẳng kẻ đờ đần,
Lập mưu kế, dưới trên vắng người bàn bạc.
Chỉ niệm một lòng cứu dân, giận bởi chưa về được Đông,
Quyết tâm chiêu hiền nạp sỹ, khôi nguyên tìm người hào kiệt,
Thế mà:
Mong người người vắng, mịt mù đáy bể chân trời,
Nát ruột bầm gan, lo hơn cứu người chết đuối.
Giận bởi quân thù chưa diệt,
Lo bởi vận nước khó khăn.
Nơi Linh Sơn, lương hết hàng tuần,
Chốn Khôi Huyện, quân không một đội.
Hay trời thử ta: Gian truân là nhiệm vụ,
Quyết chí bền gan: Ta khắc phục khó khăn.
Trống mở cờ giăng, quân dân bốn phương tụ hội,
Hoà rượu khao quân, tướng sĩ một lòng cha con.
Lấy yếu chống mạnh; đánh bất ngờ, nhằm sơ hở,
Dùng ít địch nhiều; ngầm mai phục, tập phi thường.
May thay:
Lấy chính nghĩa để thắng hung tàn,
Dùng nhân khí để thay cường đạo.
Khởi Bồ Đằng, sấm vang chớp dật,
Kế Trà Lân, trúc chẻ tro bay.
Tinh thần quân ta thêm hăng,
Quân Thanh càng thêm khiếp sợ.
Trần Trí, Sơn Thọ thoáng nghe mất hồn vía,
Lý An, Phương Chính nín thở lén thoát thân.
Thừa thắng xông lên, Tây Kinh quân ta lấy lại,
Tinh quân tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh vạn dặm,
Tốt Động xác chất đầy đồng, nhơ để ngàn năm.
Thân tín triều giặc, tướng Trần Hiệp đành chịu chém,
Xảo hoạt tinh quái, tên Lý Lượng cũng phơi thây.
Vương Thông giải nguy, như lửa cháy thêm dầu,
Mã Anh tiếp viễn, bằng cơm sôi tăng lửa.
Trí cùng lực kiệt, chờ chết, quân giặc bó tay,
Nội công ngoại kích, không đánh, kẻ thù khuất phục,
Ta khuyên rằng, mau thay tâm đổi ý,
Gây hấn tiếp, tội lội càng tăng thêm.
Ý mình chúng giữ, tội vạ nhằm quân dân chúng trút,
Quyết tham công danh, bất chấp lời thiên hạ cười chê.
Ngoan cố ngang tàng, nhãi ranh Tuyên Đức vẫn quyết đấu,
Nhu nhược vâng lệnh, quân Thạnh Thăng ngăn lửa dùng dầu.
Tháng chín Đinh Mùi, nhằm tiếp viễn, từ Khâu Ôn, Liễu Thăng đem quân tiến đến,
Tháng mười năm đó, cùng ý đồ, phía Vân Nam, Mộc Thạnh dẫn giặc xông vào.
Ta biết trước, chọn điểm sung yếu, chặt mũi tiến công,
Ở phía sau, cho quân bao vây, chặn nguồn lương thực.
Kế sách đã định, cùng tháng ngày mười tám, trên đồng Chi Lăng, thua trận, Liễu Thăng vội tháo chạy,
Quyết chí tấn công, ngày hai mươi tháng ấy, trên núi Mã Yên, thất thủ, Liễu Thăng phải mất đầu.
Quân ta vây hãm, ngày hai lăm, Bảo Định bá Lương Minh tử vong,
Mưu cùng lực cạn, ngày hai tám, Lý Khánh Thượng thư đành tự vẫn,
Thuận đà tiếp đao phá giặc,
Kẻ thù trở giáo đánh nhau.
Chớp thời cơ, quân ta bốn mặt bao vây,
Đúng hoạch định, hẹn giữa tháng mười thắng lợi.
Do ta chọn nhiều tướng mạnh,
Lại mộ thêm lắm binh hùng.
Voi uống phải cạn nước sông
Gươm mài phải mòn đá núi.
Một tiếng trống, phanh thây kình sấu,
Tiếng trống nữa, tan tác chim muông.
Ào ào như nước vỡ đê,
Ràn rạt lá khô gió thổi.
Cầu hoà, Thôi Tụ Đô đốc quỳ dâng sớ,
Xin hàng, Thượng thư Hoàng Phúc tự trói tay.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây giặc chất đầy đường,
Xương Giang, Bình Than, thành sông máu chiến chảy.
Kinh hồn mây gió biến sắc,
U ám trời đất tối sầm.
Chọn điểm sung yếu, ta chẵn đánh tại Lê Hoa; Cánh giặc Vân Nam, thua bất ngờ, la hét đến vỡ mật,
Cần Trạm Thăng thua, quân Mộc Thạnh nghe được tin; Hoảng loại vô cùng, dậm lên nhau, tháo chạy nhằm thoát thân.
Lãnh Câu máu chảy đầy suối, nước sông đến nghẹn trào,
Đan Xá xác chất thành núi, đồng cỏ mênh mông đỏ.
Cứu binh hai đạo tan tành, không mong hòng quay gót,
Tướng giặc các thành khiếp vía, cởi áo giáp xin hàng.
Chủ thành bị bắt, quý đầu xin tha, vấy đuôi như hổ đói,
Tướng ta nhân từ, tấm lòng trời phật, hiếu sinh ban mở đường.
Trước cấp hơn năm trăm tàu lớn;
Tham tướng Phương Chính, Nội quan Mã Kỳ, đến bờ bên kia vẫn hồn phiêu phách lạc,
Lại cấp hơn vài ngàn ngựa tốt;
Tổng binh Vương Thông, Tham chính Mã Anh, về nước mình càng thêm tim đập chân rung.
Bởi chúng ham sống sợ chết, nên đã hối cải thuận theo,
Bảo toàn lực lượng - thượng sách, ta mong quân dân nghỉ sức.
Đó là mưu kế sâu xa, chẳc không phải,
Cũng phép dụng binh xưa nay, chưa ai dùng.
Kiến lập xã tắc bình yên,
Xây dựng giang sơn bền vựng.
Hết bóng thù, yên vui đất nước,
Xoá tối tăm, rạng rở đêm ngày.
Đất nước thái bình đến vạn kiếp từ đây,
Vết nhục nô lễ xoá sạch tận trời đất.
Nhờ thiên địa, tổ tiên linh thiêng phù trợ,
Ngầm chỡ che, giúp đỡ nên có hôm nay!
Than ôi!
Cuộc chiến vĩ đại,
Thắng lợi oanh liệt vô cùng.
Bốn biển thanh bình.
Luật mới ban khắp dân biết.
Xa gần báo hết,
Mọi người thấu hay.

Ảnh đại diện

Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi): Bình luận “Bình ngô đại cáo”

Bình Ngô đại cáo là tác phẩm văn học thuộc về thể loại văn chính sự. Tác phẩm được Nguyễn Trãi biên soạn thay lời Bình Định Vương Lê lợi. Tác phẩm được cói là một trong các bản tuyên ngôn độc lập: Công bố về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã đi đến thắng lợi hoàn toàn; Phục hồi lại nhà nước Đại Việt sau 20 năm bị quân Minh xâm chiếm. Tác phẩm đã công bố ban hành Luật pháp mới. Toàn dân từ đây được độc lập. Xiềng xích nô lệ từ nay bị đập tan. Xã tắc từ đây bình yên. Giang sơn từ đây bền vựng. Sạch bóng quân thù, yên vui đất nước.

Với lối văn cáo; Câu đối câu một cách chặt chẽ; Sử dụng ngôn ngữ Hán Việt với lời lẽ đanh thép; Tác phẩm là một bản tuyên ngôn bất hủ, tuyên bố một nền độc lập của một dân tộc anh hùng. Nước Đại Việt có quyền được hưởng độc lập. Đó là một điều chính đáng. Và thực sự đã trở thành một nước độc lập.

Với những ý tưởng như đã nêu, tác giả đã thực hiện ý tưởng đó thông qua tác phẩm bằng các nội dung: Trước tiên tác giả đã tố cáo tội ác tày trời của quân Minh. Chúng đã dày xéo đất nước ta suốt 20 năm qua. Song song với vấn đề đó, tác giả cũng đã tố cáo tội lỗi không thể dung tha của nhà Hồ. Nếu không có cuộc chính biến giữa nhà Hồ với nhà Trần, đưa đất nước đến cảnh rối ren, làm cho lòng dân vô cùng oán hận, tạo cơ hội cho quân thù xâm lược nước ta; Thì không có cuộc kháng chiến hôm nay. Tác giả cũng đã tố cáo một số bọn quan lại gian thần chỉ vì mưu lợi cá nhân đã đang tâm bán nước cầu vinh.

Đan xen với các nội dung trên, tác giả đã ca ngợi ý chí quật cường của dân tộc ta trong các triều đại trước. Với ý chí quật cường ấy, đã từng đánh tan biết bao quân xâm lược hùng mạnh. Cho dù đó là: Tống, Đường hay Hán, Nguyên. Chúng cũng phải bao phen kinh hồn, bạt vía bởi các triều vua như Triều, Đinh, Lý, Trần. Thử hỏi: Quân Minh có thể sánh vai với các cường quốc trên không? Chúng đem quân xâm lược nước ta là một sai lầm. Trước sau gì cũng sẽ chuốc lấy thất bại. Lịch sử đã và sẻ chứng minh điều đó (Kẻ thù đã có biết bao bài học xương máu mà sử sách còn ghi lại với chứng cớ rọ ràng).

Thông qua tác phẩm, tác giả đã kể lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây là một cuộc khởi nghĩa đầy gian truân vất vã, có lúc tưởng chừng đã hoàn toàn đi vào bế tắc. Cũng thông qua tác phẩm, tác giả đã ca ngợi tinh thần đoàn kết, anh dũng, kiên cường của toàn quân, toàn dân ta. Nhờ sự dốc lòng vì đại nghĩa của toàn dân, cuộc khởi nghĩa mới đi đến thắng lợi hôm nay. Thông qua tác phẩm, tác giả đã kể lại những chiến công anh dũng của quân và dân ta trong mấy mươi năm trường kỳ kháng chiến chống quân Minh, đưa cuộc khởi nghĩa đi đến thắng lợi cuối cùng.

Thông qua tác phẩm, tác giả đã nói lên lòng nhân nghĩa của quân và dân ta. Tính nhân nghĩa của ta đã được thể hiện ở chỗ không tận dệt quân thù, mặc dù ta đang thừa thắng xông lên. Tính nhân nghĩa đó cũng được thể hiện ở chỗ để cho quân dân ta nghỉ sức. Tính nhân nghĩa đó cũng được ta thể hiện ở chỗ đã nhân đạo cấp cho thuyền, ngựa, lương thảo để tàn quân của giặc về nước. Mặc dù chúng vô cùng hung ác và hoàn toàn bại trận.

Đây mới là việc nhân nghĩa thật sự. Chứ không phải là cái nhân nghĩa giả tạo chỉ có trên ba tấc lưỡi như quân xâm lược nhà Minh. Nhờ cái nhân nghĩa của chúng, đất nước ta được hưởng cảnh lầm than, khổ cực!

Thông qua tác phẩm, tác giả cũng đã cảm ơn tất cả mọi thành phần có liên quan từ “thiên thời”, “địa lợi” tới “nhân hoà” đã hết lòng chở che, giúp đỡ đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hôm nay.

Cuối cùng, thông qua tác phẩm, tác giả đã tuyên bố đất nước Đại Việt từ nay được độc lập, nhân dân Đại Việt từ nay được tự do, xiềng xích nô lệ từ nay bị đập tan và công bố ban hành bộ luật mới để chấn hưng đất nước.

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã viết “Đại thiên hành hoá hoàng thượng nhược viết” (Thuận theo sự cảm hoá của trời đất, hoàng thượng nói rằng) để nói lên Nhà nước do cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lập ra là thuận theo ý nguyện của tạo hoá trời đất. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn làm một cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm đánh tan quân xâm lược, đem lại ấm no, hạnh phúc cho dân tộc. Nhà nước này ra đời nhằm thoả lòng mong muốn của trời, đất và lòng dân. Ý nghĩa đó xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Hơn hẳn mọi lời tuyên bố hùng hồn nào khác.

Tác giả đã vạch trần tính giả nhân, giả nghĩa của quân xâm lược nhà Minh. Chúng mượn cớ nhà Hồ làm chính biến khiến cho lòng người oán hận, đã đem quân xâm chiếm nước ta với lý do là quân “điếu phạt”. Để làm được điều đó, trước tiên tác giả đã đưa ra quan niệm của mình về việc “Nhân nghĩa” và quân “điếu phạt”.

Cái văn:
Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân,
Điếu phạt chi sư, mạc tiên khứ bạo.

(Thường nghe:
Nhân nghĩa là việc, cốt ở yên dân,
Điếu phạt là quân, trước tiên tuyệt đối không làm việc ác)
Câu hỏi lớn được đặt ra là: “Việc nhân nghĩa” là gì? “Quân điếu phạt” là quân như thế nào? “Việc nhân nghĩa” cốt yếu để đem lại cái gì? “Quân điếu phạt” là đội quân thực hiện những việc gì, không được làm những việc gì? Có định nghĩa được chính xác 2 vấn đề lớn trên thì mới xác định chính xác cái đúng, cái sai một cách chuẩn mực. Chừng nào chưa xác định được chính xác hai yếu tố trên, thì chưa thể phân định một cách rạch ròi đúng sai. Chừng đó, thực hư vẫn còn lẫn lộn. Trên thực tế có lắm kẻ miệng lưỡi luôn nói nhân nghĩa, nhưng việc làm có thể hiện nhân nghĩa hay không lại là một vấn đề cần phải suy ngẫm. Cũng trong thực tế, có nhiều đội quân nói là “điếu phạt”, nhưng chuyên đi làm việc ác. Đội quân ấy không thấy giúp dân ở đâu, mà chỉ thấy hại dân. Cho nêm, muốn biết được thực hư, tốt xấu thì chỉ có thể thông qua hành động, chứ không thể thông quan lời nói. Nói lời nói mỹ miều chỉ nhằm để mỹ dân; cốt sao đạt được mục đích, ý đồ đen tối là được, còn việc sống chết mặc bay. Qua đây, tác giả muốn vạch trần cái giả dối ban đầu của kẻ xâm lăng.

Tác giả đã đưa ra quan điểm rằng: “Việc nhân nghĩa chủ yếu là để an dân”. Dân chúng lâm vào cảnh lầm than khổ cực mà nói là nhân nghĩa sao? Cưỡng bấc, bóc lột đến khánh kiệt dân chúng, mà luôn mở miệng là nói gì mình nhân nghĩa là tội ác. Đem quân đi đàn áp, bóc lột dân đen mà nói là quân “điếu phạt” là dối lừa.

Thông qua tác phẩm, tác giả đã vạch trần tính giả nhân giả nghĩa của quân thù. Chúng dùng nhân nghĩa để mỹ dân. Đem quân đánh nhà Hồ, giúp nhà Trần, thực chất là đem quân đi xâm lược. Thực tế đã chứng minh điều đó. Những hành động vơ vét, bóc lột đã làm lỗ rõ bản chất của chúng. Nhân dân ta đã phải lâm vào bao cảnh đau đớn điêu tàn.

Tác giả cũng quan niệm rằng: “Quân điếu phạt là đội quân trước tiên là tuyệt đối không đi làm việc ác”. Quân “điếu phạt” là đội quân như thế nào? Quân “điếu phạt” là đội quân chuyên trừ khử kẻ ác, giúp đỡ dân lành. Ý nghĩa của hai từ “điếu phạt” đã nói lên điều đó.

Một đội quân chuyên đi bóc lột, hà hiếp dân lành một cách tàn nhẫn, vơ vét đến khánh kiệt mọi của cải, thì không thể gọi là quân “điếu phạt” được. Đó chỉ là đội quân “kẻ cướp”. “Điếu phạt” cái nỗi gì. Thông qua tác phẩm, tác giả đã ngầm nói lên điều đó.

Xuy xét cho cùng thì Đại Việt là một nước độc lập, có núi song bờ cõi rọ ràng, có nền văn hiến lâu đời, có phong tục tập quán riêng biệt. Đại Việt đâu phải là một phần của lãnh thổ nhà Minh. Đại Việt là xóm giềng của nhà Minh. Đã là hàng xóm thì không thể đem quân đi “điếu phạt” được. Thông qua tác phẩm, tác giả cũng đã nói lên điều đó.

Tác giả đã tuyên bố với quân thù rằng: Nước Đại Việt là một dân tộc anh hùng, đã từng đánh tan biết bao kẻ thù xâm lược dù là mạnh là yếu. Quân Minh rồi cũng sẽ có kết cục như vậy thôi. Thực tế đã chứng minh điều đó.

Xin nói thêm rằng: Trước khi nhà Hồ cướp ngôi vua từ nhà Trần, đất nước ta có một nền thái bình thịnh trị từ Năm 939 đến 1400, từ Nhà Ngô đến Nhà Trần. Và đã bao lần kiên cường đánh tan quân xâm lăng hùng mạnh, đặc biệt là quân Nguyên Mông. Với tài trí của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, quân ta đã 3 lần đanh tan quân Nguyên.

Từ một đất nước đang yên bình, năm 1394 thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly đã thâu tóm toàn bộ quyền hành điều hành đất nước. Sau khi dời đô về Thanh Hoá và giết chết hàng loạt quan cận thần của nhà Trần, tháng 2 năm 1400, Hồ Quý Ly đã phế truất ngôi vua của Trần Thiếu Đế, và lên ngôi. Nhà Hồ đã lấy niên hiệu nước ta là Đại Ngu. Mặc dù Hồ Quý Ly là vị quan đại thần của nhà Trần, lại đi cướp ngôi vua và tàn sát hàng loạt cận thần của nhà Trần (Khoảng 370 người), làm cho dân chúng và quan lại lúc đó vô cùng căn phẫn. Có kẽ đã làm phản và cấu kết với quân Minh. Lấy cớ giúp nhà Trần, dẹp nhà Hồ, với sự hậu thuận của một số người Việt là quan lại hoặc con cháu nhà Trần đi theo quân Minh, năm 1406 quân Minh đem quân sang đánh nhà Hồ. Nhà Hồ chống cự không nổi, một năm sau thì thất thủ. Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương (Con trai Hồ Quý Ly) bị giặc bắt đem về nước. Sau khi nhà Hồ thất thủ, quân Minh đã xát nhập nước ta thành một tỉnh của chúng. Chúng đã bóc lột, đàn áp dân ta một cách thậm tệ. Thông qua tác phẩm, tác giả đã vạch trần điều đó. Cụ thân sinh của Nguyễn Trãi cũng là một vị quan của nhà Hồ và bị giặc bắt vào thời gian đó. Bản thân Nguyễn Trãi trước cũng là một vị quan của nhà Hồ sau khi thi đậu Thái học sinh năm 1400.

Thông qua ba câu mở đầu trên, tác giả cũng muốn nói rằng: Nhà nước do cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lập thành là một nhà nước lấy dân làm gốc. Việc nhân nghĩa chủ yếu là để yên dân. Vì tổ quốc lâm vào cảnh mất nước, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, nên mới dấy quân khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa này nhằm để đánh tan quân xâm lược, thiết lập một đất nước độc lập, thái bình thịnh trị. Chân lý đó được tác giả thể hiện cụ thể trong toàn tác phẩm.

Rọ ràng rằng, Đại Việt ta là một nước độc lập, dân tộc ta là một dân tộc tự do, có núi sông bờ cõi rạch ròi, có phong tục bắc nam khác nhau. Ở đây, tác giả chỉ nói về nước “Đại Việt” (Triều đại nhà Trần), chứ không nhắc đến “Đại Ngu” (Triều đại nhà Hồ). Tức là tác giả không công nhận triều đại nhà Hồ.
Duy, ngã Đại Việt chi quốc,
Thực vi văn hiến chi bang.
Sơn xuyên chi phong vực ký thù,
Nam bắc chi phong tục diệc dị.

(Suy xét, Đại Việt ta là nước,
Thực sự là một nước có nền văn hiến.
Núi sông được phân định rọ ràng,
Nam bắc có phong tục khác nhau)
Đã là một nước độc lập, có chủ quyền lãnh thổ, thì không thể có bất kỳ một cớ gì để cho quân ngoại bang đem quân vào can thiệt chính trường của nước đó cả. Trừ phi là đi xâm lăng. Tác giả đã tuyên bố với kẻ thù và toàn bộ nhân loại rằng: Đại Việt là một nước độc lập. Bất kỳ kẻ nào đem quân vào xâm phạm lãnh thổ Đại Việt là sai; Không sớm thì muộn chúng sẽ bị nhân dân Đại Việt đánh cho tan tành. Lịch sử đã chứng minh điều đó.

Không những là một đất nước độc lập, Đại Việt là một dân tộc anh hùng. Trải qua các triều đại, quân ta đã bao lần anh dũng đánh tan biết bao kẻ thù hùng mạnh. Mỗi đời vua có một kế sách, mưu lược khác nhau, tuy lực lượng của các triều đại có lúc mạnh, lúc yếu; Nhưng không thời nào không có anh hùng, hào kiệt:
Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương.
Tuy cường nhược thì hữu bất đồng,
Nhi hào kiệt thế vị thường phạp.

(Từ nhà Triệu, Đinh đến nhà Lý, Trần bắt đầu gây dựng nước ta,
Chống quân Hàn, Đường, Tống, Nguyên bởi mỗi vua một cách,
Tuy mạnh yếu có thời không cùng,
Nhưng người tài trí xuất chúng chưa lúc nào thiếu)
Với ý chí kiên cường, bất khuất; Với tấm lòng gian giả, dũng cảm; Với trí tuệ thông minh tài giỏi; Quân và dân ta đã bao phen làm cho quân thù kinh hồn, bạt vía. Biết bao quân thù đã từng có binh hùng tướng mạnh, đã từng xâm chiếm nhiều nước trên thế giới; cũng phải thất thủ trên mảnh đất Đại Việt này.
Cố Lưu Cung tham công dĩ thủ bại,
Nhi Triệu Tiết hiếu đại dĩ xúc vong.
Toa Đô ký cầm ư Hàm Tử quan,
Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng hải

(Do tham công danh nên Lưu Cung chuốc lấy thất bại,
Thích việc lớn nên Triệu Tiết phải chết nhanh.
Cửa Hàm Tử đã bắt Toa Đô,
Cửa lớn sông Bạch Đằng lại giết Ô Mã)
Tác giả đã hùng hồn tuyên bố với kẻ thù rằng: Đại Việt là một đất nước có ngàn năm văn hiến; Đại Việt là một dân tộc gian giả anh hùng; Biết bao kẻ thù hùng mạnh đã thất thủ trên đất Đại Việt. Quân Minh sớm muộn gì cũng bị đánh tơi bời thôi. Và thực tế đã cho các ngươi thấy điều đó.

Bởi tại nhà Hồ làm chính biến, tàn sát các quan cận thần của nhà Trần. Điều đó đã làm cho lòng dân oán hận. Nên không thu phục được nhân tài hào kiệt. Có kẻ muốn làm phản và đã làm phản. Xin nói thêm rằng ban thân Hồ Quý Ly là một quan vị quan đại thần được nhà Trần trọng dụng. Đã không giúp nhà Trần chấn hưng đất nước mà lại đi cướp ngôi vua. Thử hỏi lòng dân làm sao không bất bình cho được? Đó là cơ hội cho kẻ thù đem quân xâm lược; Làm cho đất nước lâm vào cảnh nô lệ lầm than.

Dưới thời kỳ cuối của nhà Trần, cho dù các đời vua sau đã bỏ bê triều chính, nhưng nước Đại Việt vẫn thái bình, dân tộc Đại Việt vẫn độc lập.

Nếu không vì lòng tham muốn quyền lực của Hồ Quý Ly: Đã cướp ngôi vua, giết chết khoảng 370 quan lại thân cận của triều Trần làm tội lội tày trời, thì nhà nước ta không bị rơi vào tay nhà Minh. Việc nhà Hồ dời kinh đô về Thanh Hoá cũng đã làm cho lòng dân thêm bất bình. Thanh Hoá là vùng đất đang hoang sơ, chưa hội tụ anh hùng hào kiệt. Kinh đô cũ là nơi ngàn năm văn hiến hội tụ đầy đủ anh tài. Thêm nữa, nhà Hồ lên năm quyền không biết đi thu hút nhân tài, thu phục lòng dân; Mà chỉ tập trung cũng cố quân sự, cải cách thể chế cai trị và đưa ra những chính sách chưa hợp lòng dân.

Lòng người oán hận là một tất yếu. Sự chống đối, phản kháng và đi đến làm phản là lẽ thường tình. Một số phần tử xấu đã lợi dụng vấn đề này để đi cấu kết với kẻ thù đem bán nước ta nhằm đạt mưu lợi riêng. Để rồi cuối cùng nhà Hồ phải thất thủ, bị quân Minh bắt. Đất nước ta lâm vào xiềng xích nô lệ. Quân Minh đã coi nước ta là một tỉnh của chúng.
Khoảnh nhân Hồ chính chi phiền hà,
Chí sử nhân tâm chi oán bạn.
Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
Ác đảng hoài gian, cánh dĩ mại ngã quốc

(Vừa qua, dựa vào khi nhà Hồ làm cho chính sự phải buồn phiền,
Dẫn đến lòng người oán hận muốn làm phản.
Bọn Minh điên dại rò xét tìm cơ hội, dựa vào đó mà làm hại dân ta;
Đảng xấu có lòng gian trá, cuối cùng đem bán nước ta)
Kết quả thật là thê thảm: Đất nước thất thủ, nhà Hồ bị bắt, dân tộc bị áp bức, nhân dân bị nô lệ. Biết bao cảnh tàn nhẫn, thương tâm, đau sót đã xẩy ra.
Hân thương sinh ư ngược diễm,
Hãm xích tử ư hoạ khanh

(Nướng chúng sinh trên ngọn lửa tàn ác,
Chôn sống con nhỏ mới đỏ hỏn một cách tội lội)
Chúng đã tàn sát nhân dân ta như vậy đó. Thử hỏi còn có loài người nào thú tính hơn. Và còn có hành động nào tàn nhẫn hơn. Chúng tàn nhẫn hơn thảy tất cả muôn loài cầm thú.

Không chỉ dừng lại ở đó, chúng còn dối trời, lừa dân trăm mưu, ngàn kế; Đặt ra đủ thứ suy cao, thuế năng. Trên núi, chúng bẳt dân ta đãi cát tìm vàng mặc cho rừng thiêng, nước độc. Dưới biển, chúng bắt dân ta mò tìm châu báu, mặc cho cá mật, thuồng luồng. Trong rừng, chúng hại dân, bắt muôn thú, đầy bẩy chăng. Trên trời, chúng vơ vét hết chim muông, đầy lưới vây. Cho dù khánh kiệt máu xương, chúng vẫn bắt dân ta phá núi, ngăn sông, đào đất cất gỗ. Miệng chúng há, răng chúng nhe. Đến côn trùng cũng hết đường sinh sôi. Con mất mẹ, vợ lời chồng. Nhà cửa, ruộng vườn thảy tan hoang sơ sác. Thật là “Bại nghĩa thương nhân, càn khôn kỷ hồ dục tức” (Tiêu tan hết nghĩa, tổn hại hết nhân, trời đất sao mà thở nổi).

Đúng là không rửa hết nhơ, không ghi hết tội:
Quyết Đông Hải chi thuỷ bất túc dĩ trạc kỳ ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác

(Múc cạn nước biển Đông không thể rửa sạch vết nhơ bẩn ấy,
Chặt hết tre núi Nam không thể ghi hết tội lội kia)
Cho nên lòng dân vô cùng phận nộ, trời đất không thể dung tha:
Thần dân chi sở cộng phẫn,
Thiên địa chi sở bất dung

(Nhân dân vô cùng phận nộ,
Trời đất không thể dung tha)
Thử hỏi “nhân nghĩa” ở đâu? Chỉ thấy toàn “hung bạo” với “tàn ác” thôi. “Điếu phạt” chỗ nào? Toàn thấy “quỷ dữ” và “kẻ cướp” thôi.

Đau nổi đau mất nước; Xót nổi xót dân chúng lầm than; Căm thủ nổi căm thù kẻ cướp nước và kẻ bán nước: Phẫn nộ nổi phẫn nộ cảnh tàn sát, bóc lột giả man của kẻ thù đối với đất nước ta, dân tộc ta. Dù cho phải xuất phát từ chốn hoang sơ, nhân neo, lực yếu; Dù cho nhân tài thiếu vắng như lá mùa thu, anh hùng hiếm hoi như sao buổi sáng; Ta cũng quyết tâm dấy binh khởi nghĩa. Bởi một lẽ căm phẫn quân thù, quyết không đội trời chung; Tức giận đến bầm gan, thề không chung sống với lũ nghịch tặc.

Cho nên ta đã:
Dư:
Phấn tích Lam Sơn,
Thê thân hoang dã.

(Ta đây:
Khởi nghĩa từ Lam Sơn.
Nương thân nơi hoang dã.)
Trải qua biết bao cảnh đau hết đầu, nhói cả tim đã hơn chục năm nay. Trải qua biết bao cảnh nếm mật đắng, nằm trên cỏ dại đâu phải chỉ ngày một ngày hai.
Thống tâm tật thủ giả thuỳ thập dư niên,
Thường đảm ngoạ tân giả cái phi nhất nhật.

(Nhói tim, đau đầu nghĩ cùng hơn mười năm,
Nếm mật, nằm cỏ cũng đâu phải một ngày.)
Cho dù trải bao gia lao khổ hạnh. Lòng căm phẩm đã lên cao trào đến quên cả ăn, luôn dốc sức dồi mài binh thư yếu lược. Luôn xem xưa, nghiệm nay, việc thịnh suy cần phải đắn đo thật kĩ lưỡng. Suy tính luôn hồi, quyên cả ngủ, quyên cả ăn.
Phát phẫn vong thực, mỗi nghiên đàm thao lược chi thư,
Tức cổ nghiệm kim, tế suy cứu hưng vong chi lý.
Đồ hồi chi chí,
Ngụ mị bất vong.

(Giận bắn lên quyên cả ăn, luôn nghiêm cứu sâu về sách thao lược,
Lấy ngày xưa xem xét ngày nay, xem xét lo liệu tỉ mỉ việc thịnh, suy
Tham vọng trở về trong ý chí,
Dù thức, dù ngủ chẳng thể quên được.)
Gian truân chẳng quản, thao lược quyết dồi mài, ý chí càng lên cao, ngặt một nối trong lúc thế giặc đang mạnh:
Đương nghĩa kỳ sơ khởi chi thì,
Chính tặc thế phương trương chi nhật.

(Trong khi thời kỳ đầu phất cờ khởi nghĩa,
Đúng lúc thế giặc đang lớn mạnh.)
Lại thêm thiếu vắng nhân tài, khan hiếm người xuất chúng như lá trên cây vào mùa thu, như ánh sao lúc buổi sớm.
Nhân tài thu diệp,
Tuấn kiệt thần tinh.

(Nhân tài như lá mùa thu,
Người tài trí xuất chúng như sao buổi sớm.)
Cho nên, chưa đủ sức đánh thắng giặc, bị chúng đàn áp, vây bắt ráo riết phải bỏ trốn. Những lúc đó trước sau không có ai hộ trợ. Khi cần bàn bạc, bày mưu tính kế để chiến đấu với quân thù, dưới trướng chỉ có rất ít người giúp đỡ.
Bôn tẩu tiên hậu giả ký phạp kỳ nhân,
Mưu mô duy ác giả hựu quả kỳ trợ.

(Lúc chạy trốn, trước sau đã không có ai,
Bàn kế sách, dưới trướng lại ít người giúp đỡ.)
Cho dù vậy, trong lòng vẫn chỉ suy nghĩ mỗi việc cứu dân, cứu nước; Tức mỗi nổi chưa đưa quân tiến về phía đông đánh tan quân thù. Sắm sanh sẵn xe ngựa, chuẩn bị sẵn chỗ, lòng luôn luôn mong ngóng đón người hiền tài đến trợ giúp.
Đặc dĩ cứu dân chi niệm, mỗi uất uất nhi dục đông;
Cố ư đãi hiền chi xa, thường cấp cấp dĩ hư tả.

(Chỉ suy nghĩ mỗi việc cứu dân, luôn buồn bực vì muốn về phương đông,
Đưa xe nghênh đón người hiền tài, để sẵn chỗ là việc làm thường xuyên.)
Thế mà, anh hùng hào kiệt ở đâu chẳng thấy. Mong ngóng người ngang bằng đáy bể mò kim. Bản thân luôn mở lòng chân thành. Sự việc hết sức cấp bách, hơn việc cứu người chết đuối.
Nhiên kỳ:
Đắc nhân chi hiệu mang nhược vọng dương,
Do kỷ chi thành thậm ư chửng nịch.

(Thế mà:
Đợi người là việc làm hết sức mênh mông như mong muốn giữa biển,
Bản thân có lòng chân thành, Việc cần hơn cứu người chất đuối.)
Trong lòng luôn luôn bồn chồn, lo lắng. Bởi lẽ một phần là căm phẫn quân tàn ác chưa bị diệt hết. Một phần lại lo vận nước gặp phải khó khăn.
Phẫn hung đồ chi vị diệt,
Niệm quốc bộ chi tao truân.

(Tức giận bởi kẻ tàn ác chưa hết,
Suy nghĩ đến vận nước gặp khó khăn.)
Không lo làm sao được. Nghĩa quân trong lúc đang trải qua biết bao gian truân vất vả như thế. Nào quân hết, nào lương cạn, nào quân giặc vây đuổi ráo riết, phải tháo chạy khắp nơi. Hết đến Lương Sơn lại sang Khôi Huyện. Lương thực có khi hết cả tuần (10 ngày). Quân lình có lúc không có một lữ (Một lữ khoảng 500 người).
Linh Sơn chi thực tận kiêm tuần,
Khôi Huyện chi chúng vô nhất lữ.

(Ở Lương Sơn, thức ăn hết cả tuần,
Ở Khôi Huyên, lính không một lữ.)
Cho dù gian nan vất vả đến đâu, trong lòng vẫn luôn luôn lạc quan, tin tưởng vào ngày mai thắng lợi. Luôn coi đây là thử thách được trời đất giao phó, phải vượt qua. Lòng càng thêm quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn.
Cái thiên dục khốn ngã dĩ giáng quyết nhiệm,
Cố dữ ích lệ chí dĩ tế vu nan.

(Trời che mây, muốn ta lấy gian truân làm nhiệm vụ,
Việc có ích quyết chí làm bằng được cho dù khó khăn.)
Lòng đã quyết tâm, gian nan vất vã rồi cùng qua đi. Cơ hội lại về. Dễ trăm lần không dân cũng khó. Khó vạn lần, dân liệu cùng xong. Ý chí đã hợp với lòng dân, thì việc được dân giúp chỉ là vấn đề thời gian thôi. Cái gì đến rồi sẻ đền, cái gì qua đi rồi cũng qua đi. Chính nghĩa bao giờ cũng thắng hung tàn. Đó là quy luật tất yếu. Thế là, dựng tre làm cờ, dân chúng khắp mọi nơi tụ hội lại giúp. Lấy rượu hoà vào nước sông để khao quân mà tình nghĩa giữa tướng lình đoàn kết, nhất tâm như cha với con. Từ đó, ta dùng chiến thuật tấn công khi kẻ thù không phòng bị, hoặc mai phục rồi bất giờ tiến ra đánh úp; Để lấy lực lượng còn yếu của ta chống lại địch mạnh, lấy quân ta ít địch lại quân giặc nhiều.
Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập;
Đầu dao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm.
Dĩ nhược chế cường, hoặc công nhân chi bất bị;
Dĩ quả địch chúng thường thiết phục dĩ xuất kỳ.

(Dương cao cây tre làm cờ, nhân dân là lính bốn phương hội tụ,
Đổ rượu xuống sông để khao quân, quân lính nhất tâm như cha con,
Lấy yếu chống mạnh, Hoặc đánh khi kẻ thù chẳng phòng bị,
Lấy ít địch nhiều, thường mai phục đánh bất giờ.)
Nhờ lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo.
Tốt năng:
Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn,
Dĩ chí nhân nhi dị cường bạo.

(Quân tài năng:
Lấy việc đại nghĩa để thắng kẻ hung tàn,
Lấy ý chí của con người để thay thế cái ngông cuồng, bạo ngược.)
Cho nên đánh trận Bồ Đằng mạnh mẽ như sấm vang, nhanh chóng như chớp dật. Đánh tiếp trận Trà Lân quân ta như thế chẻ tre, giặc thua mù mịt như tro bay:
Bồ Đằng chi đình khu điện xế,
Trà Lân chi trúc phá hôi phi.

(Trần Bồ Đằng như sấm vang, chớp dật,
Trận Trà Lân mạnh như chẻ tre, mù mịt như tro bay.)
Khí thế quân ta càng tăng, quân thù vô cùng hoảng sợ. Trần Trí, Sơn Thọ mới nghe đã mất hết hồn vía. Lý An, Phương Chính tìm cách bỏ trốn.
Trần Trí, Sơn Thọ văn phong nhi sỉ phách,
Lý An, Phương Chính giả tức dĩ thâu sinh.

(Trần Trí, Sơn Thọ mới nghe đã mất hết hồn vía,
Lý An, Phương Chính thoáng biết tin đã vội bỏ trốn.)
Hai trận mở đầu đã tạo khí thế cho quân và dân ta. Chiến công ngày càng dần đập. Thắng lợi ngày càng vẻ vang. Quân thù ngày càng khuất phục, chuyển mạnh thành yếu. Quân ta khí thế ngày càng quật cường, chiến công ngày càng dòn dả. Cuộc kháng chiến đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thừa thắng xông lên, Tây Kinh quân ta chiếm giữ. Tuyển quân tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về. Tại Ninh Kiều, máu chảy thành sông, mùi hôi tanh bay đi vạn dặm. Ở Tốt động, thây chất đầy đồng, mùi hôi thối để lại đến ngàn năm sau chưa hết. Trần Hiệp, một tên quan thân tín của giặc, phải chịu chém. Lý Lượng, một kẻ túc kế, đa mưu cũng phải phanh thây. Vương Thông đem quân giải vây, ngang bằng đem dầu đổ vào lửa. Mã Anh đem quân tiếp viễn chẳng khác cơm đang sôi lại thêm lửa. Thấy giặc thất thế, ta đã dụ hàng. Nhưng giặc không chịu. Không những thế, chúng còn cầu cứu quân từ chính quốc sang tiếp viễn. Tháng 09 năm Đinh mùi (1427), Liễu Thăng dẫn đầu một đội quân từ Khâu Ôn vào tiếp viễn. Cũng tháng 10 năm đó, Mộc Thạch dẫn theo một toán quân khác từ Vân Nam vào chi viễn. Quân ta biết trước ý đồ của chúng. Một mặt, quân ta chọn điểm xung yếu để phục kích, đánh chặn. Mặt khác, ta cho quân bao vây từ phía sau cắt đứt nguồn tiếp viễn lương thực. Thực hiện đúng kế sách đã định, ngày 18 tháng 10 năm đó, tại Chi Lăng, Liễu Thăng thu chạy. Quân ta đã truy đuổi, ngày 20, tại núi Mã Yên, Liễu Thăng hoàn toàn thất thủ và bị chém đầu. Bị quân ta vây hãm, Bảo Định bá Lương Minh tử trận. Không thể chống cữ nổi, ngày 28, Lý Khánh Thượng thư tự vận. Quân ta thừa thắng xông lên. Quân giặc nội bộ lục đục, đâm chém lẩn nhau. Cuối cùng, chúng phải xin hàng. Thôi Tụ Đô đốc quỳ dân sớ, Thượng thư Hoàng Phúc tự trói tay. Cánh quân tiếp viễn do Liễu Thăng chỉ huy bị tan rã. Ở Lạng Giang, Lạng Sơn, thây giặc chất đầy đường. Tại Xương Giang, Bình Than, máu chiến chảy thành sông.
Cương thi tái Lượng Giang Lượng Sơn chi đồ,
Chiến huyết xích Xương Giang Bình Than chi thuỷ.

(Tại đường ở Lạng Giang, Lạng Sơn chất đầy thây giặc cứng đờ,
Máu chiến đỏ cả sông tại Xương Giang, Bình Than.)
Cảnh tượng ấy đã làm cho mây gió phải biến sắc, ngày đêm đến tối sầm.
Phong vân vị chi biến sắc,
Nhật nguyệt thảm dĩ vô quang.

(Làm cho mấy gió phải đổi màu,
Để cho mặt trời, mặt trăng buồn đến tối sầm.)
Đối với cánh tiếp viễn của Mộc Thạnh. Quân ta chặn đánh tại Lê Hoa. Bị bất ngờ, quân giặc la hét đến vỡ mật. Nghe tin Thăng thua ở Cẩn Trạm, quân Mộc Thạnh, hoản loạn, dậm lên nhau tháo chạy để thoát thân. Cánh quân cứu viễn thứ hai cũng bị tan rã. Ở Lãnh Câu máu chảy đầy suối, tắc cả khúc sông. Tại Đan Xá xác giặc chất thành núi, đồng cỏ mênh mông một màu máu.
Lãnh Câu chi huyết xử phiếu, giang thuỷ vị chi ô yết;
Đan Xá chi thi sơn tích, dã thảo vị chi ân hồng.

(Ở Lãnh Câu, đầy máu giặc nổi, để nước sông phải nghẹn ngào,
Tại Đan Xá, thây chất thành núi, đống cỏ thành màu đỏ.)
Hai cánh quân chi viễn bị thất thủ. Tướng sĩ quân giặc ở các thành nghe tin phải quy hàng. Việc nhân nghĩa của ta lúc này mới thể hiện. Với lẻ thường tình thì, sau khi bị bắt, quân giặc phải bị đưa ra xét xử và hoặc xử tử, bắt làm tù binh. Nhưng quân ta không làm vậy, mà mở đường hiếu sinh. Một mặt cấp cho hơn năm trăm tàu lớn để Phương Chính, Mã Kỳ về nước bằng đường thuỷ. Mặt khác cấp cho vài ngàn ngựa tốt để Vương Thông, Mã Anh về nước bằng đường bộ. Còn gì nhân nghĩa hơn.
Tham tướng Phương Chính, Nội quan Mã Kỳ, tiên cấp hạm ngũ bách dư sưu, ký độ hải nhi do thả hồn phi phách tán;
Tổng binh Vương Thông, Tham chính Mã Anh, hựu cấp mã sổ thiên dư thất, dĩ hoàn quốc nhi ích tự cổ lật tâm kinh.

(Trước cấp cho tham tướng Phương Chính, nội quan Mã Kỳ hơn 500 chiếc tàu lớn, về đến bờ biển bên kia còn hồn bay, phách lạc,
Lại cấp tổng binh Vương Thông, tham chính Mã Anh hơn 1.000 con ngựa, về đến nước nhà càng chân rung, lòng kinh sợ.)
Phần vì tính nhân đạo đối với quân thù. Phần để bảo toàn lược lượng, dân chúng được nghỉ ngơi. Nên quân ta đã không truy quét đến cùng. Còn cấp cho tàu thuyền và ngựa để tàn quân của giặc về nước. Đúng là một kế sách xưa nay hiếm. Nếu không muốn nói là kế sách sâu xa của quân Lam Sơn.
Bỉ ký uý tử tham sinh, nhi tu hảo hữu thành;
Dư dĩ toàn quân vi thượng, nhi dục dân chi đắc tức.
Phi duy mưu kế chi cực kỳ thâm viễn,
Cái diệc cổ kim chi sở vị kiến văn.

(Chúng đã sợ chết tham sống, nên thực sự có lòng thay đổi,
Ta lấy bảo toàn quân làm thượng sách, nên muốn dân được nghỉ,
Tuy chẳng phải là mưu kế cực kỳ sâu xa,
Có lẽ cũng là xưa nay là việc chưa nghe thấy.)
Cuộc chiến tranh kết thúc. Đất nước sạch bóng quân thù. Xã tắc từ đây bình yên. Giang sơn từ đây bền vững. Dân chúng từ đây ấm no, hạnh phúc. Trời đất, ngày đêm từ đây vui vẻ. Vạn kiếp sau sẻ được hưởng thái bình thịnh trị từ đây. Nổi ô nhục mất nước từ đây không còn.
Xã tắc dĩ chi điện an,
Sơn xuyên dĩ chi cải quan.
Càn khôn ký bĩ nhi phục thái,
Nhật nguyệt ký hối nhi phục minh.
Vu dĩ khai vạn thế thái bình chi cơ,
Vu dĩ tuyết thiên địa vô cùng chi sỉ.

(Đặt nền móng bình an cho xã tắc,
Thay đổi quang cảnh cho núi sông,
Trời đất hết ngang trái, trở lại yên vui,
Ngày đêm hết tối tăm, sáng láng trở lại,
Mở đầu thái bình cho vạn đời,
Làm cho tuyết, trời đất hết nổi ô nhục.)
Có được chiến thắng hôm nay, trước hết là nhờ tinh thần đoàn kết nhất tâm cao của dân chúng như tình cha con. Ngoài ra, còn có sự ngầm giúp đỡ, che chở của tổ tiên, trời đất mới có chiến thắng này.
Thị do thiên địa tổ tông chi linh hữu,
Dĩ mặc tương âm hựu nhi trí nhiên dã.

(Nhờ có trời đất tổ tông linh thiêng,
Đã âm thầm giúp đỡ đến cùng.)
Than ôi! Cuộc kháng chiến vô cùng vĩ đại. Chiến công oanh liệt biết bao. Bốn bể đã thanh bình. Nay rộng ban bố cáo khắp nơi kỷ cương mới của đất nước để khắp xa gần tất cả đều được nghe, đều được biết.
Ô hô!
Nhất nhung đại định,
Hất thành vô cạnh chi công;
Tứ hải vĩnh thanh,
Đản bố duy tân chi cáo.
Bá cáo hà nhĩ,
Hàm sử văn tri.

(Than ôi!
Một cuộc kháng chiến rất lớn lao,
Đem lại thắng lợi không sức mạnh nào bằng,
Bốn biển trong mãi,
Nay ban bố rộng rãi luật mới,
Truyền đi khắp gần xa,
Tất cả đều nghe, đều biết.)
Tóm lại, thông qua thể văn cáo, Bình Ngô đại cáo đã tóm tắt một cách đầy cuộc kháng chiến vĩ đại của Nghĩa quân Lam Sơn. Sau gần 10 trường kỳ kháng chiến, cuộc khởi nghĩa đi đến thắng lợi cuối cùng. Tác phẩm cũng đã tóm tắt tội ác tày trời của quân nhà Minh, đã đàn áp bóc lột nhân dân ta vô cùng thậm tệ. Tác phẩm cũng đã nêu cao tính thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc ta, một dân tộc anh hùng, đã từng đanh tan biết bao quân xâm lược. Tác phẩm cũng đã tố cáo tội lỗi của nhà Hồ, đã làm chính biến, để cho lòng dân oán hận muốn làm phản, tạo cớ cho quân Minh đem quân xâm chiếm nước ta. Tác phẩm cũng đã tuyên bố rộng khắp nền độc lập của đất nước, và ban hành bộ luật mới để trị vì đất nước. Tác phẩm không quên cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho cuộc khởi nghĩa để cuộc khởi nghĩa có thắng lợi hôm nay.

Bình Ngô đại cáo là một bản anh hùng ca bất hủ, tuyên bố độc lập cho đất nước và mở ra một triều đại mới, triều đại Hậu Lê. Tác phẩm đã để lại đất nước và hậu thế một minh chứng hùng về ý chí anh dũng quật cường của một dân tộc anh hùng. Tác phẩm là một áng văn chương bất hủ với đầy đủ mọi ý nghĩa, tính chất, văn phong, tư tưởng của một đại thi hào lớn. Đọc tác phẩm, chúng ta học tập biết bao điều từ đó. Một tác phẩm vĩ đại vô cùng.

Ảnh đại diện

Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi): Bình ngô đại cáo - 2 câu mở đầu của bài

Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân,
Điếu phạt chi sư mạc tiên khứ bạo.
Tạm dịch là:
Hành động nhân nghĩa, chủ yếu ở sự làm cho dân yên ổn,
Quân đội dẹp loại đê yên nhân dân, trước tiên là tuyệt đối không đi việc ác.

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: