Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Ghềnh đá (Mikhail Lermontov): Bản dịch của Không rõ

Tôi đóng góp thêm bản dịch này, đọc mấy chục năm rồi không nhớ dịch giả là ai
Mỏm đá
Có đám mây vàng dáng thảnh thơi
Ôm mình mỏm đá ngủ đêm vơi
Sáng ra dậy sớm mây bay lượn
Vui giữa màu xanh bát ngát trời

Để lại hơi tàn trên mỏm đá
Răn reo già cỗi đã bao đời
Cô đơn đá đứng trên sa mạc
Suy tư, thầm khóc chút hương phai.
Yuri Lermontov

Ảnh đại diện

Trường tương tư (Lương Ý Nương): Trường tương tư (Lương Ý Nương)

Mấy chục năm trước nhà có cuốn Cổ thi, tôi đọc bản dịch bài này không còn nhớ của ai nhưng giống bản dịch của Vũ Ngọc Khánh mà bác Vanachi post lên ở trên, tuy đại đồng song có chỗ dị tiểu, xin chép ra để so sánh>
Trường tương tư
Hoa hoa lá lá rụng bời bời
Lòng nhớ ai mà chẳng thấy ai
Ruột đứt đứt thêm thêm ruột đứt
Châu rơi thành ngấn lại châu rơi

Ta có một tấc lòng
Chẳng biết cùng ai nói
Mượn gió thổi tan mây
Được với vầng giăng hỏi

Ôm đàn lên lầu cao
Lầu cao trăng sáng rõi
Tương tư khúc chửa thành
Dây đứt châu khôn nối

Người bảo sông Tương sâu
Tương tư sâu gấp bội
Sông sâu còn có chừng
Tương tư không bờ cõi

Nhà chàng ở đầu sông
Cuối sông nhà thiếp đấy
Nhớ nhau chẳng gặp nhau
Cùng uống dòng sông ấy

Hồn mộng bay khôn tìm
Trừ chết mà thôi đó
Có vào cửa tương tư
Mới biết tương tư khổ

Tương tư hoài vậy, tương tư hoài
Tương tư mãi vậy, tình khôn xiết
Biết rằng đến nỗi nặng lòng này
Lúc trước chẳng thà cùng chẳng biết.

Ảnh đại diện

Tiền Xích Bích phú (Tô Thức): Bản dịch của Tiền Xích bích phú

Thưa các bác,
Em rất thích bản dịch nghĩa bài này của cụ Phan Kế Bính, chỉ thắc mắc làm sao cụ dịch câu "Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương" thành "Nhớ người quân tử ngóng trông bên trời". Có lẽ cụ nghĩ để từ 'mỹ nhân' làm mất cái khí thanh cao đi chăng? Bác nào có cao kiến xin bình giảng giúp. Cảm ơn các bác.

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: