Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi to anh ngày 27/10/2007 00:04
Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau để thấy các phương diện nổi bật, bao trùm nhất của con người và cuộc đôi Hồ Chí Minh qua sự cảm nhận của Tố Hữu trong bài thơ Bác ơi.
Bài làm
Phần tiếp theo của bài thơ đã tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ vừa cao đẹp, kì vĩ, vừa gần gũi, thân thương.
Ôi, phải chi lòng được thảnh thơiLòng nhân đạo cao cả, bao la của Bác đã được Tố Hữu xúc động ngợi ca. Trái tim mênh mông của Người ôm ấp, bao bọc cả non sông, mọi kiếp người. Bác dùng tình yêu thương rộng dài, vô bờ của mình để nghĩ cho người, thương cho đời, bởi vậy mà nặng lòng, mà khắc khoải, mà chẳng được thảnh thơi.
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mòng thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đauTình thương, nỗi lo, tấm lòng yêu thương của Bác không chỉ rộng dài theo không gian “năm châu” mà còn trải suốt chiều dài của thời gian “cho hôm nay và cho mai sau”. Tố Hữu đã nhận ra và ngợi ca đầy trân trọng nỗi đau đời, mối lo lắng đầy sâu rộng, bao la, dài lâu của Bác. Lí tưởng và lẽ sống cao cả của người cha già dân tộc là những niềm yêu, nỗi lo dành trọn cho con người dân tộc và năm châu, cho thế hệ này và thế hệ sau. Lẽ sống ấy vừa vĩ đại, cao lớn, vừa gần gũi, thiêng liêng như muôn mối lo của lòng mẹ, của tình nghĩa tử máu thịt.
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...
Bác sống như trời đất của taTố Hữu đã dành một sự kính yêu, tôn thờ, trân trọng hết mực khi so sánh Bác với “trời đất của ta”. Tác giả say mê viết về tình yêu rộng lớn mà cụ thể, vĩ đại mà thân gần của Hồ Chủ tịch. Tình yêu rộng dài ấy khi dành những vật bé nhỏ, mong manh như ngọn lúa, cành hoa, khi hướng tới sự tự do thiêng liêng của mỗi cuộc đời, mỗi con người, khi chăm lo cho những đối tượng cụ thể: em thơ, người già. Đó là một tình yêu lớn của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn.
Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhàTố Hữu viết về ân nghĩa nặng sâu giữa Bác và miền Nam thân thương bằng những câu thơ tràn đầy nghĩa tình. Đó là ân nghĩa giữa cha và con, là nỗi nhớ mong của một tình cảm vừa máu thịt, thiêng liêng vừa gần gũi, thân thiết. Người đọc như cảm nhận được ánh nhìn dõi theo đầy lo lắng, yêu thương của người cha già dân tộc hướng về miền Nam, hướng về một phần máu thịt của Tổ quốc trong “từng bước”, trong “mỗi tin”.
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa
Bác vui như ánh buổi bình minhNiềm vui của Hồ Chủ tịch như toả rạng những câu thơ Tố Hữu. Tác giả đã so sánh niềm vui, nụ cười của Bác với ánh sáng rạng rỡ của bình minh, có tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến người đọc. Niềm vui đó không dành cho riêng mình mà Bác dành cho “mỗi mầm non, trái chửi cành, tiếng ca chung”. Đức hi sinh “nâng niu tất cả, chỉ quên mình” của Bác thật cao cả và lớn lao, đó là kết quả của một tình yêu lớn, một nhân cách vĩ đại, một con người dành trọn cuộc đời mình để dấn thân, cống hiến.
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hoà bốn biển
Nâng niu tất cả, chỉ quên mình
Bác để tình thương cho chúng conĐức tính khiêm tốn, giản dị, đầy thân gần của Hồ Chủ tịch đã được Tố Hữu ngợi ca bầng những vần thơ đầy trân trọng, bằng những hình ảnh đầy sáng tạo, độc đáo. Cuộc đời thanh bạch, giản dị, dành trọn yêu thương cho cuộc đời, cho “chúng con” là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của hình tượng Hồ Chí Minh. Sự đối lập hình ảnh “áo vải mong manh” và “tượng đồng”, “hồn muôn trượng” và “phơi những lối mòn” cũng như sự đối lập trong từng câu thơ giữa hai vế, đã khái quát được cả cuộc đời vĩ đại của Bác. Hồ Chủ tịch lớn lao và vĩ đại ngay từ chính sự giản dị, “hồn muôn trượng” cao cả, rộng lớn ngay trong cái “mong manh” của “áo vải”.
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải, hồn muốn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]