Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi pepop ngày 28/04/2015 00:52
Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệu trái tim con người. Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân. Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi đồng thời cũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng Cầm. Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm, ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy đã qui tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước.
Mở đầu đoạn trích là giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ như những lời tâm tình kết hợp với hình ảnh thơ bình dị gần gũi đưa ta trở về với cội nguồn đất nước.
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất nước trước hết không phải là một khái niệm trừu tượng mà là những gì rất gần gũi, thân thiết ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con người. Đất nước hiện hình trong câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa mẹ kể, trong miếng trầu của bà, cây tre trước ngõ... gợi lên một đất nước Việt Nam bao dung hiền hậu, thuỷ chung và sắt son tình nghĩa anh em, nhưng cũng vô cùng quyết liệt khi chống quân xâm lược. Mỗi quả cau, miếng trầu, cây tre đều gợi về một vẻ đẹp tinh thần Đất nước, đều thấm đẫm ngọn nguồn lịch sử dân tộc.
Đất Nước có trong những cái ngày xửa
Ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết
Trồng tre mà đánh giặc.
Cái kèo cái cột thành tênỞ đây đất nước không còn là một khái niệm trừu tượng nữa mà cụ thể, quen thuộc và giản gị biết bao. Việc tác giả sử dụng những chất liệu dân gian để thể hiện suy tưởng của mình về đất nước với quan niệm “Đất nước của nhân dân”.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay,
Giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó.
Đất là nơi anh đến trườngĐất nước không chỉ được cảm nhận bởi không gian địa lí mênh mông từ rừng đến bể mà còn được cảm nhận bởi không gian sinh hoạt bình thường của mỗi người, không gian của tình yêu đôi lứa, không gian của nỗi nhớ thương. Ý nịêm về đất nước được gợi ra từ việc chia tách hai yếu tố hợp thành là đất và nước với những liên tưởng gợi ra từ đó. Sử dụng lỗi chiết tự mà vẫn không ngô nghê, mà vẫn thật duyên dáng và ý nhị, có thể gợi ra cho thấy một quan niệm mang những đặc điểm riêng của dân tộc ta về khái niệm đất nước, mà tư duy thơ có thể tách ra, nhấn mạnh.
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Những ai đã khuấtCảm hứng thơ của tác giả có vẻ phóng túng, tự do nhưng thật ra đây là một hệ thống lập luận khá rõ mà chủ yếu là tác giả thể hiện đất nước trong ba phương diện: trong chiều rộng của không gian lãnh thổ địa lí, trong chiều dài thăm thẳm của thời gian lịch sử, trong bề dày của văn hoá – phong tục, lối sống tâm hồn và tính cách dân tộc.
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Trong anh và em hôm nayĐất nước đã thấm tự nhiên vào máu thịt, đã hoá thành máu xương của mỗi con người, vì thế sự sống của mỗi cá nhân không phải là riêng của mỗi con người mà là của cả đất nước. Mỗi con người đều thừa hưởng ít nhiều di sản văn hoá vật chất và tinh thần của đất nước, phải giữ gìn và bảo vệ để làm nên đất nước muôn đời.
Đều có một phần đất nước
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiTư tưởng Đất nước của nhân dân đã chi phối cách nhìn của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử bốn nghìn năm của đất nước. Nhà thơ không ca ngợi các triều đại, không nói đến những anh hùng được sử sách lưu danh mà chỉ tập trung nói đến những con người vô danh, bình thường, bình dị. Đất nước trước hết là của nhân dân, của những con người vô danh bình dị đó.
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi! Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.
Họ đã sống và chếtHọ lao động và chống giặc ngoại xâm, họ đã giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau các giá trị văn hoá, văn minh, tinh thần và vật chất của đất nước từ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, tên xã, tên làng đến những truyện thần thoại, câu tục ngữ, ca dao. Mạch cảm xúc lắng tụ lại để cuối cùng dẫn tới cao trào, làm nổi bật lên tư tưởn cốt lõi của cả bài thơ vừa bất ngờ, vừa giản dị và độc đáo:
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Đất Nước này là Đất Nước nhân dânMột định nghĩa giản dị, bất ngờ về đất nước. Đất nước của ca dao thần thoại nhưng vẫn thể hiện những phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, của dân tộc: Thật đắm say trong tình yêu, biết quí trọng tình nghĩa và cũng thật quyết liệt trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Gửi bởi pepop ngày 28/04/2015 00:45
I. MỞ BÀI
Đất nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học, đặc biệ trong thơ ca hiện đại. Một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời kì chống Mĩ Nguyễn Khoa Điềm. Ông đã thể hiện những cảm nhận và suy nghĩ của mình về đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng. Hai mươi chín dòng thơ đầu có thể xem như một số định nghĩa về đất nước qua những hình tượng cụ thể, động, gợi cảm, với giọng thơ sôi nổi, thiếl tha (ghi lại đoạn thơ đề bài),
II. THÂN BÀI
Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những liên tưởng kì thú. ý nghĩa về đất nước được nhà thơ diễn đạt qua chiều dài của thời gian - đất nước đã có từ lâu đời và qua chiều rộng của không gian - đất nước là cội nguồn của dân tộc.
1. Đất nước đã có từ lâu đời
a) Không định nghĩa bằng những dữ liệu, những khái niệm trừu tượng, nhưng nhà thơ đã giúp ta cảm nhận ý nghĩa đất nước bằng những điều thật cụ thể, thân thuộc, bình dị. Đất Nước đã có từ ngày đó... qua Sự tích trầu cau, qua truyền thuyết Thánh Gióng:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiSự tích trầu cau biểu hiện tình nghĩa vợ chống gắn bó thuỷ chung. Truyện Thánh Gióng thể hiện tinh thần bất khuất chống xâm lược của dân tộc ta từ thời dựng nước. Qua lời kể của người mẹ thân yêu, tuổi thơ ta thâm nhuần những.” tình cảm đầu đời về đất nước thân yêu.
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Tóc mẹ thì bới sau đầuGợi lại cội nguồn dân tộc, là một trong những nét đặc thù của văn hoá Việt Nam không bao giờ bị ngoại lai, dù phải trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc.
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối nặnggợi nhớ từ câu ca dao:
Tay nâng đĩa muối chấm gừng- Theo tiến trình phát triển, dân tộc ta tiến lên nền văn minh nông nghiệp, từ việc xây dựng mái nhà che mưa trú nắng:
Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau.
Hạt gạo phải một nắng hai sương, xay, giã, giần, sàng,d) Ý thơ chợt quay về hiện thực đời thường thật cụ thể, gần gũi, gấn bó với mỗi người chúng ta:
Đất Nước có từ ngày đó...
Đất là nơi anh đến trường,Đó cũng là nơi khắc ghi những kỉ niệm riêng tư thơ mộng tuyệt vời:
Nước là nơi em tấm
Đất Nước là nơi ta hò hẹnĐất nước còn là giang sơn yêu quý qua làn điệu dân ca trữ tình:
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”2. Đất nước là cội nguồn của dân tộc
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biền khơi”
Đất là nơi Chim về...Của giống dòng Lạc Việt.
Nước là nơi Rồng ở.
Những ai đã khuấtVà con cháu mai sau. Tất cả đều ý thức sâu sắc về nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc:
Những ai bây giờ
Hàng năm ăn đâu nằm đâu.để đoàn kết thành một khối, cùng vun đắp và phái triển cho Đất Nước vẹn tròn to lớn.
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày dỗ Tổ
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]