Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi diep97 ngày 05/10/2009 22:38
Trong dòng văn thơ cổ Việt Nam có 2 nữ thi sĩ được nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và Bà huyện Thanh Quan. Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì phong cách thơ của Bà huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm...
Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ Qua đèo Ngang người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc, kín đáo của nhà thơ.
Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng việc tả cảnh đèo nhìn từ trên cao. Khi bóng chiều đã xế, có đá núi, cây rừng, có bóng tiều phu di động, có những mái nhà ven sông... mà sao heo hút, đìu hiu đến nao lòng.
Bước tới đèo ngang bóng xế tàCảnh gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ.... Trời đã xế chiều, bóng đã dần tàn... cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của Bà huyện Thanh Quan lúc này.. Đó là nỗi u hoài, gợi buồn trước sự đổi thay của xã hội. Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói:
Cỏ cây chen đá lá chen hoa...
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầuCảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy: Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại được hiển hiện trong hoạt động "chen chúc". Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quạnh, đơn chiếc tăng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi. Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Con người xuất hiện. Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ những cảm giác hiu quạnh, tẻ nhạt, trống trải.
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốcNỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn của mình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữa đỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi...
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Dừng chân đứng lại trời non nướcCả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng. Nhà thơ cảm nhận thế giới thiên nhiên nơi đây thật rộng khoáng, bao la. Trong khi đó, con người chỉ là "một mảnh tình riêng". Con người mang tâm trạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn. Thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ.
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]