Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tindeptrai77 ngày 31/01/2010 05:34
Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Trong số đó, có bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ được viết giữa năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt. Bằng những vần thơ sâu lắng, thiết tha, Minh Huệ đã khắc hoạ lại hình ảnh một vị lãnh tụ qua cách nhìn của người chiến sĩ giữa rừng sâu Việt Bắc, Bác Hồ cùng chiến sĩ ra trận, cùng trú quân dưới một túp lều tranh đơn sơ trong khu rừng già rét buốt. Bài thơ đã làm dâng trào trong con tim bao người đọc một nỗi niềm xúc động. Đêm nay Bác không ngủ đã đọng lại trong em hình ảnh Người cha già kính yêu của dân tộc đang thổn thức giữa trời đêm lạnh giá. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hi sinh giang khổ để trực tiếp chỉ huy bộ đội đánh giặc. Bác trầm ngâm, đăm chiêu lặng lẽ... trong khi mọi người đang ngủ ngon. Bác xem những chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình. Trong bài, nhà thơ đã viết:
Người cha mái tóc bạcBác nhóm lên ngọn lửa yêu thương từ con tim của mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” đã thể hiện tình cảm bao la của Bác dành cho các chiến sĩ. Đối với ai Người cũng chia đều cho họ một tình cảm yêu thương,đằm thắm, nhẹ nhàng mà cao cả. Làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc, ấm áp biết bao cho dù đang ở nơi rừng núi sâu thẳm lạnh buốt. Trong bài, Minh Huệ không tả cái lạnh ở rừng núi Việt Bắc mà chỉ viết rằng:
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người, từng người một.
Ngoài trời mưa lâm thâmChỉ qua hai câu thơ, tác giả đã thể hiện được sự thiếu thốn về vật chất của những chiến sĩ và Bác Hồ ở chốn rừng sâu Việt Bắc. Giữa làn mưa phùn dai dẳng, mọi người cùng nhau dựng lên lán trại bằng tranh đơn sơ,dưới tán cây xanh thẳm. Tuy thiếu thốn về vật chất, nhưng các chiến sĩ lại được Bác thắp sáng ngọn lửa tâm hồn, Bác yêu thương, chăm sóc từng li từng tí cho mọi người, cho đất nước như người cha chăm sóc cho đàn con thân yêu của mình. Người cha ấy đã trằn trọc suốt đêm lo lắng cho chiến dịch đang còn dở dang:
Mái lều tranh xơ xác.
Anh đội viên thức dậyĐoạn thơ trên tuy mộc mạc, giản dị nhưng đã lột tả được tình cảm của Bác đối với dân tộc, với đất nước. Bác thức suốt đêm với bao nỗi niềm, với bao tình thương. Bác như bức tường thành vững chãi bảo vệ cho các chiến sĩ ở ngoài mặt trận vượt qua bao thử thách. Bác là người cha già của đất nước với bao nỗi lo toan sớm hôm, đáng nhẽ ra Bác phải là người đi ngủ sớm nhất để có sức lo cho chiến dịch còn cả đoạn đường dài nhưng “Không!“ Người vẫn thức suốt đêm để giữ sự bình yên cho giấc ngủ của mọi người. Sự “trầm ngâm trên nét mặt”, “lặng yên bên bếp lửa” đã thể hiên một tâm hồn đang nặng trĩu những nỗi lo âu. Tuy bề ngoài nhẹ nhàng,lặng lẽ nhưng trong thâm tâm Bác là cả một khối suy nghĩ khổng lồ, Bác luôn ôm cả trăm công ngàn việc và điều đó đã làm cho anh đội viên cảm động về tình cảm của Bác với non sông, với mọi người:
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Anh đội viên nhìn BácCàng nhìn Bác, anh đội viên càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu về một con người nguyện hi sinh trọn cuộc đời vì dân tộc. Ánh lửa rừng mà Bác nhóm nên đã sáng rực lên tấm lòng nhân ái bao la của Bác. Người đã chăm sóc cho các anh chiến sĩ như tình cha con ruột thịt. Ánh lửa Bác nhóm lên không đơn giản chỉ là ánh lửa rừng mà còn là ánh lửa của lòng yêu nước từ tận đáy lòng, tình thương nồng ấm dành cho các anh chiến sĩ giữa màn đêm lạnh giá. Người đã truyền thêm sức mạnh cho con dân nước Việt Nam để đưa chiến dịch đi đến thành công. Chính sự chăm chút của Bác đã làm cho anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy hình ảnh Bác như kì vĩ hẳn lên:
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Bóng Bác cao lồng lộngBằng biện pháp tu từ so sánh, tác giả đã thể hiện hình ảnh lớn lao của Bác Hồ trong mắt anh chiến sĩ và trong mắt mỗi người dân Việt Nam. Bác như một ông tiên trong những câu chuyện cổ tích, ông tiên to lớn, vĩ đại, bóng hình ông “lồng lộng”, ông tiên đã đem ánh lửa soi sáng mọi nẻo đường trên khắp dải đất hình chữ S. Bác đã mang phép màu đến cho nước Việt, đưa cả dân tộc đến bến bờ thành công. Tình cảm của người cha dành cho những đứa con của mình thật lớn lao và sâu nặng.
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Lần thứ ba thức dậyLần thứ ba anh đội viên thức dậy, đã sau mấy giờ đồng hồ mà Bác vẫn còn ngồi đó với bao tâm tư. Chi tiết này đã thể hiện được sự quan tâm, lo lắng của anh chiến sĩ đối với Bác, đối với người cha của dân tộc. Cho dù nghe lời khuyên của Bác, anh chiến sĩ vẫn đi ngủ nhưng thỉnh thoảng lại tỉnh giấc. Anh không thể ngủ được khi người cha của mình vẫn còn ngồi lặng lẽ ở đó. Và từ lần đầu, anh chỉ mới thầm thì hỏi nhỏ, sang đến lần thứ ba anh đã hoảng hốt nằng nặc mời Bác ngủ:
Anh hoảng hốt giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
- Mời Bác ngủ Bác ơi!Đoạn thơ trên đã đảo trật tự ngôn từ, lặp cụm từ: “Mời Bác ngủ, Bác ơi”diễn tả tăng dần sự bồn chồn, lo lắng cho sức khoẻ Bác Hồ của anh chiến sĩ. Mặc dù đã ba lần anh đội viên tha thiết mời Bác ngủ nhưng Người vẫn cứ thức, Người còn động viên anh chiến sĩ:
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! mời Bác ngủ!
Chú cứ việc ngủ ngonBằng cách trả lời dứt khoát mà giản dị, mộc mạc, Bác đã động viên anh chiến sĩ đi ngủ để ngày mai đánh giặc. Còn Bác, Bác thức để lo cho non sông, đất nước, Bác ngủ không an lòng vì trong lòng còn bao nỗi lo âu. Cả một khối công việc đang chất đầy trong bộ não của Bác. Và để cho anh đội viên khỏi phải băng khoăn, muốn cho anh an lòng đi ngủ, Bác đã giải thích:
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân côngMột nỗi xúc động đột ngột dâng trào trong anh chiến sĩ. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh chiến sĩ vô cùng vui sướng. Anh muốn chia sẻ niềm lo toan với Bác và đã thức luôn cùng Bác. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, một người cha hiền hậu, Bác không chỉ lo những việc lớn mà còn nghĩ đến từng miếng ăn, giấc ngủ của người dân. Hình ảnh “Anh đội viên nhìn Bác, Bác nhìn ngọn lửa hồng” thật đẹp mà cao quý. Đó là cái đẹp của tình cảm cha con chân thành, cái đẹp của ánh lửa Bác nhóm lên trong lòng anh chiến sĩ và tất cả người dân Việt Nam. Ở đoạn kết, Minh Huệ đã viết:
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Vì một lẽ thường tìnhLẽ thường tình ấy đơn giản, dễ hiểu mà sâu sắc. Vì tên Người là Hồ Chí Minh. Vì người đã từng ra trận, đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ, dân công. Ba chữ “Lẽ thường tình” hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh tụ kính yêu. Đêm nay không phải là đêm duy nhất Bác không ngủ, Bác đã thức rất nhiều đêm để suy nghĩ, tìm đường cứu nước. Ôi! Bác thật là một con người vì nước quên thân, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Bác là Hồ Chí Minh
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa.
Gửi bởi tindeptrai77 ngày 29/01/2010 06:28
phải là lặng yên bên bếp lửa mới đúng chứ
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]