Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Demonhunter ngày 07/06/2009 22:05
Là một nhà thơ lớn của Tây Ban Nha hiện đại, Lorca đã đem được chất dân gian Anđaluxia cùng sức sống của xứ sở bò tót vào thơ mình. Lại thạo dân nhạc, ông thường thích đi khắp xứ như một gã Digan đơn độc mà hát lên những bài thơ của mình như những khúc romance, ballad. Bởi vậy, Lorca như một nghệ sĩ kép: thi si kiêm nhạc sĩ.
Đàn ghi-ta của Lorca chính là một lối thơ mà ở đó lời thơ đã hoà vào nét nhạc, hình tượng thơ đã cùng cấu trúc nhạc bay đôi. Thậm chí, để tiếng nói của thơ mình thêm phong phú, Thanh Thảo còn mô phỏng những âm thanh từa tựa các nốt đàn ghita, mô phỏng cả lối diễn tấu vẫn thường đệm cho người hát khi diễn nữa.
Thanh Thảo đã chọn thời điểm bi phẫn nhất của cuộc đời Lorca cho cảm hứng của thi phẩm: lúc ông bị bắn chết. Lorca luôn dự cảm và bị ám ảnh khôn nguôi bởi cái chết. Nhưng ông cũng không thể ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phận mình. Đối với lòng tiếc thương, mọi cái chết đều ngang trái. Cái chết của Lorca càng ngang trái bội phần. Vì ông bị phatxit giết hại khi mới 37 tuổi, xác ông còn bị chúng quẳng xuống một cái giếng để phi tang. Mất mát kinh hoàng là thế, nhưng oái oăm thay, cái chết còn là một giải thoát. Giải thoát bất đắc dĩ nhưng hoàn toàn. Hẳn suy tư Thanh Thảo đã bị vây ám giữa những phản trái kia của cái chết. Nhất là lúc anh đọc được cái câu như một lời nguyện cuối, một di chúc viết sớm của Lorca: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta. Và thế là thi phẩm đã tự chọn cho nó một hình hài: vừa là thơ viếng vừa như một bi ca.
Tây Ban Nha - Áo choàng đỏ gắtoàn là những thi ảnh rất siêu thực trong thế giới nghệ thuật của chính Lorca, mà sau những lãng quên chúng vẫn không thôi đeo bám Thanh Thảo: đàn ghi-ta, bài ca mộng du, con ngựa đen, vầng trăng đỏ, chàng kĩ sĩ đơn độc, áo choàng đấu sĩ, sắc máu đấu trường, cô gái Di gan, lá bùa hộ mệnh, hoa tử đinh hương (hoa lila)... Và, tất nhiên, làm sao có thể thiếu được dòng sông cùng với cỏ mọc hoang vốn là những hình ảnh - biểu tượng từ lâu vẫn miên man với ngòi thơ Thanh Thảo. Nhờ đó, hình tượng Lorca và suy cảm Thanh Thảo đã nói chung một thứ tiếng là dòng thi liệu đã trộn vào nhau đó.
không ai chôn cất tiếng đàncũng thấy được vẻ súc tích của nó. Có phải câu ấy được viết theo lối “nghệ thuật sắp đặt” không, mà cứ đơn giản y như đặt hai hình ảnh bên nhau: giọt nước mắt - vầng trăng thế thôi? Giữa chúng chẳng có một quan hệ từ nào. Thì ra, lắm khi, việc tước bỏ quan hệ từ lại là cách gia tăng nghĩa cho hình ảnh và lời thơ. Vì giờ đây, giữa chúng lại có thể phát sinh nhiều kiểu quan hệ, tạo ra nhiều làn nghĩa: 1) quan hệ đẳng lập: giọt nước mắt (và) vầng trăng; 2) quan hệ song song: giọt nước mắt (với) vầng trăng; 3) quan hệ so sánh: giọt nước mắt (như) vầng trăng; 4) quan hệ sở hữu: giọt nước mắt (của) vầng trăng; 5) quan hệ đồng nhất: giọt nước mắt (là) vầng trăng... Người đọc có một thoáng phân vân: vậy ý thực của câu thơ sẽ theo nghĩa nào? Nhưng thoáng ấy sẽ qua nhanh bởi chỉ có câu trả lời duy nhất: nó phải là sự giao thoa và lung linh của tất cả các làn nghĩa ấy.
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
Gửi bởi Demonhunter ngày 07/06/2009 22:00
“Tôi không muốn nhìn thấy máu!” (!Que no quiero verla!), Lorca đã thảng thốt kêu lên trong một bài thơ định mệnh của mình, bài “Bi ca cho Ignacio Sanchez Mejias”. Nhưng “máu đã chảy tràn” chỉ một năm sau khi bài thơ tuyệt tác này ra đời, và máu đó chính của Lorca. Nhà thơ đã không nhìn thấy máu mình chảy tràn trên đất Tây Ban Nha. Nhưng toàn thế giới đã thấy, và đã kêu nghẹn lên câu thơ “Tôi không muốn nhìn thấy máu!”.
Linh cảm về “một cái chết được báo trước” luôn ám ảnh Lorca, và chính nó đã trở thành một trong những động lực lớn nhất của thơ ông. Tình yêu, sự chết và cái đẹp là ba nỗi ám ảnh lớn trong thơ Lorca, nó hoán đổi nhau, cái này là tiền đề cho cái kia, kết thành một vòng tròn vĩnh hằng. Lorca đã chấp nhận và tôn vinh sự chết như đã chấp nhận và tôn vinh tình yêu, cái đẹp vì ông đã thấy trong cái đẹp có sự chết cũng như trong cái chết có tình yêu. Trong bài thơ Bài ca mộng du, khi hai người bạn mê man trèo lên lan can cao tít, “lan can của vầng trăng - nơi nước gieo vang dội”, họ trèo lên và để lại phía sau những vệt máu, vệt nước mắt, để lại phía sau cả cuộc đời họ để đi tới tận cùng khát vọng của mình, tình yêu của mình, cái đẹp của đời và cái chết của mình. Hình ảnh cuối cùng mà họ nhìn thấy là một nàng di-gan đong đưa, móc nối vào “nhũ băng vầng trăng” mà đong đưa, hình ảnh rõ nhất của cái đẹp và sự chết hoà trộn vào nhau. Nhưng:
đêm bỗng dưng thân thiếtCái hình ảnh quá xoàng xĩnh ấy bỗng dưng thành biểu tượng của đời sống, bỗng dưng thân thiết đến nghẹn ngào trước đôi mắt sắp khép lại vĩnh viễn của nhà thơ. Trong những bài thơ đẹp nhất, du dương nhất Lorca thỉnh thoảng vẫn có những “cú rơi” như thế, những cú rơi khiến ta phải chới với hai tay mình mong ghì siết lấy đời sống, tình yêu và cái đẹp, ghì siết mà cảm một cách da thịt rằng mình đang ôm ghì cái chết. Lorca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói, một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn ngữ. Lorca siêu thực một cách tự nhiên, và hiện thực một cách tự nhiên. Năng lượng sáng tạo trong ông nhiều tới mức dường như ông phóng bút là thành thơ, mở miệng là thành những khúc romance, ballad... “Khi tôi chết - hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta”, cây đàn ghi-ta ở đây giống như cây đàn lyre, là biểu tượng của thi ca, khởi phát và giữ nhịp cho thơ ca, chứ không đơn giản như có nhạc sĩ ở ta nhầm nó là “cây đàn ghi-ta - của Victo Hara” hay “cây đàn ghi-ta, của đại đội ba”.
như một chốn quê nào
đám dân phòng say xỉn
đập vào cửa ồn ào
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]