Trang trong tổng số 2 trang (16 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối
Gửi bởi biendongvn ngày 05/11/2010 02:11
Nịnh vợ tới hàng "nhất phẩm" thì đụng nóc nhà roài! hahaha. "Đệ nhất phu nhân" của "đệ nhất ăn chơi".
Gửi bởi biendongvn ngày 05/11/2010 02:02
Quả thật không đâu "đặc sắc" bằng đất Vị Hoàng của cụ Tú.
Qua bài "Đất Vị Hoàng" thì cụ chửi nào là: con khinh bố, vợ chửi chồng, cứt sắt, rặt hơi đồng tiền...! Còn hỏi khắp nước có đất nào như đất này không???
Còn bài Sông Lấp thì lại man mác buồn hoài niệm về con sông đã bị lấp của làng.
Nay lại thêm bài này thì rất là phồn hoa đô hội, nhộn nhịp...
Một người không hề "vô cảm", lãnh cảm trước thời cuộc, cuộc sống như cụ nếu được làm quan thì không biết như thế nào nhỉ?
Gửi bởi biendongvn ngày 05/11/2010 01:46
1. Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? (Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo)
Bốn câu thơ đầu là hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của Tú Xương. Tình thương vợ sâu nặng của nhà thơ thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao cũng như những đức tính cao đẹp của người vợ tao khang.
Câu thơ đầu mở ra một hoàn cảnh - hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú. Câu thơ là lời giới thiệu nhưng cũng đồng thời gợi ra ngay cái nét tần tảo, tất bật ngược xuôi của bà Tú:
Quanh năm buôn bán ở mom sôngCâu thơ đắt nhất có lẽ là ở hai từ “quanh năm” và “mom sồng”. Một từ chỉ thời gian, một từ chỉ không gian hoạt động của nhân vật, thế mà cũng đủ để nêu bật toàn bộ cái công việc lam lũ của người vợ thảo hiền.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,Hai câu thơ gợi lại hình ảnh cái cò gánh gạo đưa chồng trong ca dao cổ:
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Cái cò lặn lội bờ sông,Thế nhưng nếu hình ảnh con cò trong ca dao chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian thi hình ảnh con cò trong thơ của Tú Xương ‘còn lặn lội trong cả cái rợn ngợp của thời gian. Ba từ “khi quãng vắng” đã nói lên được cả cái rợn ngợp của thời gian và không gian. Nó heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm. Câu thơ lại dùng phép đảo ngữ (đưa từ “lặn lội” lên đầu câu) và dùng từ “thân cò” thay cho từ “con cò” càng làm tãng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không những thế, từ “thân cò” còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận nữa. Lời thơ, vì thế, mà cũng sâu sắc hơn, thấm thìa hơn.
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn bả trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. Sự cạnh tranh chưa đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại. Hơn thế nữa “buổi đò đông” còn hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm “khi quãng vắng”. Câu thơ gợi lên sinh động đầy đủ một buổi họp chợ có đủ những lời phàn nàn, cáu gắt, có cả những sự chen lấn, xô đẩy hàm chứa đầy bất trắc, hiểm nguy.
Nuôi đủ năm con với một chồng.Câu thơ đọc lên đã thấy cái gánh nặng gia đình cứ như đang đè xuống đôi vai của người đang đóng thế vai của người “chủ gia đình”. Mỗi chữ trong câu thơ chất chứa bao tình ý. Từ “đủ” trong “nuôi đủ” vừa nói số lượng, vừa nói chất lượng. Oái oăm hơn, càu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với tất cả gánh nặng ớ vế bên kia (năm con). Câu thơ là một sự thật, bởi nuôi ông Tú đâu chỉ cơm hai bữa mà còn tiền chè, tiền rượu,... Tú Xương ý thức rõ lắm nỗi lo của vợ và cả sự khiếm khuyết của mình nữa. Câu thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng.
Năm nắng mười mưa dám quản công.Thành ngữ “năm nắng mười mưa” vốn đã hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn thể hiện được nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú nữa.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,Hai câu kết chỉ ra hai nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ: ấy là mình và đời. Đời đen bạc, chồng hờ hững. Hận đời, giận mình chính là đính điểm của tình thương, là cao trào của cay đắng khổ tâm. Câu thơ thực sự là tiếng chửi đời. Đời bạc, mình cũng bạc. Đời bạc đã đày ải người vợ hiền và đời bạc đã biến mình thành ông chồng vô tích sự, ông chồng bạc. Câu thơ là tiếng chửi đời căm phẫn, gay gắt nhưng sắc thái xỉ vả bản thân còn thậm tệ hơn nữa. Lời chửi ẩn sâu từ trong tâm khảm sự thương yêu và có cả những ngậm ngùi, chua xót đến đắng lòng.
Có chồng hờ hững cũng như không.
Gửi bởi biendongvn ngày 05/11/2010 01:37
Văn chương thì đối lại chỉnh nhất là võ biền! Chỉnh thật. Chỉ nghe nói "...được voi đòi tiên..." nhưng mình không biết xuất xứ câu này. Không lẽ từ bài thơ của cụ Tú?
Gửi bởi biendongvn ngày 02/11/2010 04:15
Đúng là thiên cổ hùng văn của một bậc học tài thi phận! Nghe y như bài "Bình Ngô đại cáo" của Cụ Nguyễn Trãi vậy. Hai câu cuối là hay nhất. Thôi thì việc nước không xong thì lo việc nhà, không thành công thì thành nhân vậy. Chí lớn thì tại thiên, chí nhỏ thì tại gia.
Có một phần trách chắc tại mình còn dở hơn người khác nên vua chưa dùng đến, việc nước còn có người khác lo. Thôi thì đành lòng mà về nhà, lo cho bản thân gia đình êm ấm. Hay thật.
Gửi bởi biendongvn ngày 02/11/2010 03:59
Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ! Dân số quả đất mà lên tới 20,30 tỉ thì Việt Nam mình giàu to rồi cụ ơi.
Gửi bởi biendongvn ngày 02/11/2010 03:31
Vậy là năm này cụ 36 tuổi. Năm sau thì cụ mất. Con kính xin báo cáo với cụ tình hình của 100 năm sau:
Năm này thêm trăm năm nữa thôi
Cũng mưa cũng lũ lụt khắp nơi
Ba miền bốn mùa đều ngập cả
Đồng ruộng thành đô cá đang bơi
Lâm tắc đốt phá rừng khơi khơi
Khí thải nhà kính nóng bức oi
Chừng khoảng ba mươi năm tới nữa
Việt Nam thành biển nước cụ ơi.
^_^
Gửi bởi biendongvn ngày 02/11/2010 03:09
Tú Xương sinh năm 1870, đến năm 15 tuổi đã bắt đầu đi thi. Khoa Ất Dậu 1885, không đỗ. Khoa Mậu Tí 1888, khoa Tân Mão 1891 đều hỏng. Khoa Giáp Ngọ 1894, chỉ đỗ tú tài, năm đó 24 tuổi và từ đó đã chính thức thành tên là Tú Xương. “Thi không ăn ớt thế mà cay”. Tú Xương còn vác lều chõng thi tiếp 4 khoa nữa: Khoa Đinh Dậu 1897, khoa Canh Tí 1900, Khoa Quý Mão (1903) và khoa Bính Ngọ 1906. Nguyễn Tuân nói: “Thế rồi Tú Xương mất vào đầu năm sau (1907). Tức là Tú Xương thi chết thôi, thi cho đến chết mới thôi”.
Một việc văn chương thôi cũng nhàm,Khoa thi Đinh Dậu đôi với Tú Xương có một ý nghĩa đặc biệt: nhiều hăm hở và hi vọng. Khoa thi trước (khoa Giáp Ngọ, 1894) ông đã đỗ tú tài nên khoa thi này ông hi vọng sẽ đỗ cử nhân bước lên đài danh vọng: “Võng anh đi trước, võng nàng theo sau”.
Trăm năm thân thế có ra gì?
(Buồn thi hỏng)
Nhà nước ba năm mở một khoa,Việc thi cử ngày xưa là của vua, của triều đình nhằm mục đích kén chọn kẻ sĩ tài giỏi, chọn nhân tài ra làm quan giúp vua, giúp nước. Bây giờ nước ta đã bị thực dân Pháp thống trị, việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một khoa” nhưng đã cuối mùa. Và kẻ chủ xướng ra các khoa thi ấy là nhà nước là chính phủ bảo hộ. Câu thơ thứ hai nêu lên tính chất hỗn tạp của kì thi này: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Đời Nguyễn, ở Bắc Kì có hai trường thi Hương là trường thi Hà Nội và trường thi Nam Định. Tây thực dân chiếm trường thi Hà Nội, nên mới có chuyện sĩ tử Hà Nội phải thi lẫn với trường Hà như thế. Theo Nguyễn Tuân cho biết khoa thi 1894, trường thi Nam Định có mười một ngàn sĩ tử, đỗ 60 cử nhân và 200 tú tài. Tú Xương đỗ tú tài khoa thi đó. Chắc chắn khoa thi Hương năm Đinh Dậu số người dự thi còn đông hơn nhiều!
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Cấu trúc câu thơ đảo ngữ đưa hai tiếng tượng thanh “ậm oẹ” lên đầu câu thơ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường “miệng thét loa”. Trường thi không còn là chốn tôn nghiêm nền nếp nữa, quá lộn xộn, quá ồn ào, khác nào cảnh họp chợ, nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” như thế. Tú Xương đối rất chỉnh làm hiện lên hai hình ảnh trung tâm của trường thi. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị, giám khảo cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có. Bức tranh nhị bình biếm hoạ độc đáo này gợi lại cảnh hoàng hôn của chế độ phong kiến ở nước ta:
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,Hai câu luận tô đậm bức tranh “Lễ xướnq danh khoa Đinh Dậu” bằng hai bức biếm hoạ về ông Tây và mụ đầm. Tài liệu cũ cho biết, năm đó toàn quyền Paul Doumer và vợ chồng tên công sứ Nam Định Le Normand đã đến dự. Các ông cử lẫn khoa, các ông tú mền, tu kép... phải cúi rạp mình xuống mà lạy ông Tây, lay mụ đầm “váy lê quét đất”, “ghế trên, ngoi đít vịt”. Cái nhục của hàng vạn sĩ tử Bắc Hà không thể nào kể hết:
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến,Tây thực dân đang đè đầu cưỡi cổ dân ta. Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ”, lũ ăn cướp đất nước ta, một nghi lễ cực kì long trọng. Đó là nỗi đau mất nước. Từ xưa tới năm ấy (1897) chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà đâu được bén mảng đến nơi kén chọn nhân tài. Thế mà bây giờ, không chỉ “mụ đầm ra” mụ đầm đến với “váy lẽ quét đất” mà còn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch cảnh vô cùng nhục nhã:
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.
Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịtNguyễn Tuân đã nói về nỗi nhục đó như sau: “Không đỗ cũng cực, mà đỗ để phải phủ phục xuống mà lạy Tây, lạy cả đầm, thì quả là nhục”.
Dưới sân, ông cử ngỏng đầu rồng.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,Câu thơ như một lời than; trong lời kêu gọi hàm chứa bao nỗi xót xa, tủi nhục và cay đắng. Nhân tài đất Bắc là những ông nghè, ông cống, những con người có lòng tự tôn dân tộc,... ở vùng Sơn Nam, ở Kinh kì Thăng Long ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ nhân tài, tinh hoa của đất nước. Ba tiếng “nào ai đó” phiếm chỉ càng làm cho tiếng than, lời kêu gọi trở nên thấm thía, lay gọi thức tỉnh. Chữ “ngoảnh cổ” gợi lả một thái độ, một tâm thế không thể cam tâm sống nhục mãi trong cảnh đời nô lệ. Phải biết “ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”. “Cảnh nước nhà” là cái cảnh nhục nhã:
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu...Tú Xương là một trong hàng vạn sĩ tử dự khoa thi Hương năm Đinh Dậu. Ông là người tham dự, là người chứng kiến,... Từ nỗi đau của người hỏng thi mà ông ngẫm về cái nhục của sĩ tử, của trí thức, của nhân tài đất Bắc. Nỗi đau nhục về mất nước như ngưng đọng uất kết lại thành tiếng thở dài, lời than, có cả những dòng lệ...
(...) Kẻ chức bồi người tước cu li
Thông ngôn, kí lục chi chi
Mãn đời, lính tập, trọn vị quan sang
(Á tế Á ca)
Gửi bởi biendongvn ngày 02/11/2010 03:01
Bà Xuân Hương còn phải chửi "chém cha cái kiếp lấy chồng chung"! Nay cụ Tú cũng chửi tiếp. Chị em ta có "ngộ" ra không nhỉ?
"Chồng chung năm 2010"
Chém cha cái buổi thích ngoại tình
Anh thì cũng thích, chị mần thinh
Thập thò sớm tối om công sở
Ầm ĩ ngày đêm nát tư dinh
Báo chí văn thơ bè một lũ
Phim ảnh truyền hình nát vệ tinh
Than ôi cái buổi ngoại tình mode
Biết đến bao giờ nội tình toi?
Gửi bởi biendongvn ngày 02/11/2010 02:45
Qua cảnh trả nợ của cụ càng thấm thía câu: "...trên đời có bốn cái ngu, làm mai lãnh nợ gác cu cầm chầu..."! hahaha! Xin chừa!
Trang trong tổng số 2 trang (16 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối