Trang trong tổng số 3 trang (21 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hồi 01 - Nhà Hồng Bàng (2879 - 258 Trước CN) (Lê Ngô Cát): Thơ Lục Bát trong Quốc sử diến ca.

Giọng thơ Lục Bát trong tác phẩm lịch sử này thật hay, không khác gì   Lục Bát trong Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du!

LNg.BXL.

Ảnh đại diện

An Giang tống Trần Tử Mẫn Phú Yên quản đạo (Nguyễn Thông): Chữ "vi" và chữ "hành".

Tuỳ trong câu văn mà các chữ trên đọc khác nhau và nghĩa cũng khác nhau.
Trong bài thơ trên, chữ VI (làm) phải đọc là VỊ, với nghĩa là VÌ. Còn chữ  HÀNH (đi) phải đọc là HÀNG, với nghĩa là HÀNG (trong hàng lối, hàng chữ v.v...)

LNg.BXL.

Ảnh đại diện

Nhà thơ tặng đảng của mình (Louis Aragon): Thừa một chữ VÀ.

Câu 5 trong bản dịch không có chữ VÀ:
Hiển hiện nàng Jeanne / Roland còi thét. (Nhịp thơ 8 / 8 cân đối, khoẻ mạnh).

LNg.BXL.

Ảnh đại diện

Nếu thầy mẹ chết (Ethel Rosenberg): Sửa câu thơ dịch.

Bản dịch nên sửa lại như sau cho đúng:
- Câu 2: Các con sẽ hiểu vì đâu bỗng NGỪNG, (Cuộc đời NGỪNG lại, tức là chết);
- Câu 3: Ngày xuân tiếng hát nửa CHỪNG, (Tiếng hát dang dở);
- Câu 4: Sách còn để mở, tay DỪNG giữa trang, (Tay DỪNG lại, không thể mở để đọc tiếp nữa, vì cuộc đời đã NGỪNG lại).
- Câu 15: Đời ta PHƠI PHỚI tự do, (Không phải THÂN ÁI tự do),
- Câu 16: Hoà bình THÂN ÁI... (Câu này mới có từ THÂN ÁI).

LNg.BXL.

Ảnh đại diện

“Aliosa nhớ chăng...” (Konstantin Simonov): Sửa câu thơ dịch.

Hai câu cuối của bản dịch (trong tập thơ "Việt Bắc"), Tố Hữu viết như thế này:

"Có người vợ rất MẾN thương".
"Hôn ta ba BỮA lệ thường tiễn đưa".

Thực ra, YÊU thương hay MẾN thương thì ý nghĩa cũng tương tự, nhưng câu thơ có từ MẾN thương thì âm điệu nghe trầm bổng, ngân nga hơn...

LNg.BXL.

Ảnh đại diện

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa (Khuyết danh Việt Nam): Bổ sung.

Về bài cao dao trên, tôi còn được nghe thêm một số câu tiếp theo sau nữa, như dưới đây. Trong ca dao cổ, vẫn thường thấy có hiện tượng tương tự như vậy.

... Tay cầm vò rượu, nắm nem,
Miệng khấn, tay vái bốn phương chùa này.
Chùa này có Bụt,có Thầy,
Có hòn Đá Tảng, có cây Ngô Đồng,
Cây Ngô Đồng không trồng mà mọc,
Rễ Ngô Đồng rễ dọc, rễ ngang,
Quả Dưa Gang trong vàng, ngoài trắng,
Quả Mướp Đắng trong trắng, ngoài xanh...

Câu thứ 8, tôi vẫn nghe các cụ cao tuổi ở quê tôi trước đây đọc như thế này:

Nằm đêm TƠ TƯỞNG đi mò sông Tương.

Theo tôi, từ TƠ TƯỞNG nghe có vẻ "mơ mộng" hơn, "tình" hơn và cũng "dân dã" hơn là MƠ TƯỞNG.

LNg.BXL.

Ảnh đại diện

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa (Khuyết danh Việt Nam): Đính chính

Câu cuối cùng của bài ca dao trên phải là:
Miệng khấn, tay vái bốn phương chùa này.

LNg.BXL.

Ảnh đại diện

Chức cẩm hồi văn (Tô Huệ): Về tên bài thơ...

Nếu dịch là “Dệt bài văn lộn quanh trên gấm“, tức là nói hành động dệt, thì không đúng; vì đây là tên BÀI THƠ được thêu, dệt VÒNG TRÒN trên GẤM, chứ không phải là nói đên việc dệt bài thơ đó.

LNg.BXL.

Ảnh đại diện

Chức cẩm hồi văn (Tô Huệ): Nhận xét bản dịch.

Theo tôi, bản dịch bài thơ "Chức cẩm hồi văn" của Tô Huệ, do Tiến sĩ Ngô Thế Vinh (1802 - 1856, quê xã Bái Dương, huyện Nam Chân, nay là huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) dịch, là bản dịch hay hơn cả, bở lời thơ dịch tự nhiên, nhuần nhuyễn, không gượng ép; đọc lên lại gợi ta nhớ đến bản dịch "Chinh phụ ngâm" vậy!

LNg.BXL.

Ảnh đại diện

Chức cẩm hồi văn (Tô Huệ): Nhận xét bản dịch.

Theo tôi, với một số bản dịch bài thơ "Tô Huệ chức cẩm hồi văn" mà tôi đã đọc, thì chưa có bản dịch nào hay vượt lên trên bản dịch của Tiến sĩ Ngô Thế Vinh (1802 - 1856, quê xã Bái Dương, huyện Nam Chân, nay là huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Đây là một bản dịch với việc sử dụng Tiếng Việt (cách đây 200 năm) một cách nhuần nhuyễn, rất tự nhiên, không gượng gạo, gò ép, đọc lên lại gợi nhớ Chinh phụ ngâm xưa vậy!

LNg.BXL.

Trang trong tổng số 3 trang (21 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: