Trang trong tổng số 11 trang (103 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Ở nghĩa trang Văn Điển (Trần Đăng Khoa): Bình

Có lẽ Thơ Thần đồng Trần Đăng Khoa đạt tới đỉnh cao là tập "Góc sân và khoảng trời"...Sau đó trờ đi thơ anh (người lớn) chỉ ở mức đều đều bình thường,trong đó có  bài"ở nghĩa trang Văn điển" là hay hơn cả (so với thơ của anh):2 câu đầu khá gợi,2 chữ "trắng toát" rất đắc địa,như nói lên cái "vô nghĩa",cái bình đẳng trước thần chết của kiếp người.Tuy nhiên, bài thơ nên dừng ở khổ thứ 8 là "đẹp"...

Ảnh đại diện

Tả thiên chí Lam Quan thị điệt tôn Tương (Hàn Dũ): Xuất xứ bài thơ

Tương truyền:Thời bấy giờ không phải cứ đỗ Tiến sĩ là được làm Quan,do đó Hàn Dũ đã phải đem thơ văn của mình dâng lên các quan to có thế lực(như Tể Tướng Trịnh Dư Khánh,Bùi Độ...)qua sự phẩm bình đề bạt của họ:Hàn Dũ mới đươc kinh qua các chức Tịch Phủ,Tứ môn Bác sĩ...rồi thăng tới Trung thư Xá nhân.Khi Han Dũ làm Hình Bộ Thị Lang (cỡ Thứ trưởng bây giờ)ở Kinh về nhà mở tiệc thọ,có cháu là Hàn Tương đang đi tu tiên về mừng chú đoi câu đối:
      Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại
      Tuyết ủng Lam Quan mã bất tiền
Lúc ấy không ai hiểu nghĩa ra sao ?Cách đó ít lâu Hàn Dũ mắc tội can gián Vua Hiến Tông(806-821)v.v. rước xương Phật,phải giáng đi làm Thứ sử Triều Châu là nơi lam sơn chướng khí ,lói đi gồ ghề tuyết xuống đầy núi ,ngựa không thể bước lên được.Hàn và người nhà đang luống cuống trong rừng không tìm được lối ra thì tự nhiên thấy Hàn Tương xuất hiện>Tương bảo mọi người bỏ ngựa đi thuyền,nhắm mắt lại,Tương dùng phép lạ chỉ trong 1 giờ đã qua 8000 dặm.Bấy giờ Hàn Dũ mới nhớ đến vâu đối mà Hàn Tương tặng hôm lễ mừng thọ...Bài thơ này 2 câu 5+6 lấy nguyên văn câu đối của Hàn Tương.NK

Ảnh đại diện

Tặng Uông Luân (Lý Bạch): Bạch liên Nữ Sĩ (BắcNinh)

Dưới thuyền Lý Bạch sắp dời
Trên bờ chợt hát,tiếng người giậm chân
Đào Hoa muôn thước nước đầm
Không bằng tình bạn Uông Luân tiễn mình.

Xuất xứ bài thơ "tặng Uông Luân":Tương truyền vào nămThien Bảo thứ 13(754)đời Nhà Đường có Uông Luân là một hào sĩ ở Kinh Xuyên ,tuy tài năng không thể sánh với Lý Bạch nhưng ông cũng là dòng dõi hào kiệt,đã từng làm Huyện lệnh ở Kinh huyện,rất thích giao du với các danh, sĩ hết sức mến mộ Lý Bạch:Nghe nói Tti hào sắp đi chơi qua đây ,Uông Luân liền gửi thư đón mời và trong thư có nói dối rằng:"Tiên sinh thích ngao du chăng?ở đất này có vạn tửu điếm chờ Nhà Thơ".Lý Bạch vui vẻ mà đến.Uông Luân bèn nói thật rằng:Dào Hoa đây là tên một cái đầm,thật không có hoa đào gì cả.Vạn tửu quán đây chỉ có" Tửu điếm họ Vạn",chứ thật không có hàng vạn Quán rượu nào đâu !"Lý thi nhân nghe xong bật cười to,ở lại chơi vài ngày.Uông Luân tặng 8 con ngựa và 10 cuốn gấm đẹp...rồi đích thân tiễn đưa.Lý Bạch cảm vì sự chân thành nên làm bài thơ tuyệt cú ĐÀO HOA ĐÀM đề TẶNG UÔNG LUÂN nghìn năm sau đọc vẫn còn gây xúc động lòng người.NK

Ảnh đại diện

Tuyệt cú - Phá khước thiên gia tác nhất trì (Giả Đảo): Lai Quang Nam

Đôi lời nói thêm về xuất xứ bài "Tuyệt Cú II"
Giả Đảo đã từng đi tu(Pháp danh Vô Bản)sau hoàn tuc,đi thi nhưng mãi không đỗ Tiến sĩ mặc dù thơ văn của ông rất hay.Theo "toàn Đường thi thoại":ông hỏng thi là bởi Tể Tướng Bùi Độ ghét ông. Nguyên do là lúc ấy Bùi Độ cậy quyền chức đã huy đọng một lượng nhân tài vật lực rất lớn để xây toà "Lục dã đường"(phá vườn xây nhà thuỷ tạ)hoang phí quá độ.Giả Đảo đi ngang qua thấy chướng mắt đã buột miệng thành thơ 4 câu tuyêt cú...NK xin chép lại bản dịch của Lai quang Nam :
             Phá nát ngàn nhà...xây một ao
             Tường vi chăm chút! chẳng trồng Đào
             Gió thu mới chớm Tương Vi rụng
             gai góc đầy bờ,Quân tính sao ?
Bình thêm: thời ấy các Tiến Sĩ đỗ đạt thường là nhờ nương dưới bóng của Quan Tể Tướng ,Khi đọc bài thơ của Giả Đảo,họ như bị điểm trúng huyệt(bị hạ nhục) cho là Giả Đảo ganh ghét đã bêu rếu xếp họ vào hạng người làm cây cảnh(Tường Vi).Họ cùng nhau lên án kết tội Giả Đảo vi phạm đạo đức Người Nho Gia Quân Tử,họ xúm đánh "hội đồng"Giả Đảo,đương nhiên là Giả Đảo bị tuyệt đường hoạn lộ Và con đường làm ấuw cũng dang dở.
 Tuyệt cú II thật xứng danh là 1 bài thơ"thần khẩu hại xác phàm" là vậy.
  Chú thích:-khước=từ bỏ.trì=ao.Kinh cức=cây dại gốc cứng,ngắn,thường gây bực bội cho người đi đường.Quân=ông,anh ?

Ảnh đại diện

Tặng Uông Luân (Lý Bạch): Bình

Đây là sự cảm kích của Uông Luân đối với Lý Bạch lúc chia tay,bài thơ gây xuc động lòng người.
-câu 1 :tác giả tự nói về mình,ba chữ "tương dục hành"
la diễn tả cảnh bịn rịn tiễn biệt
-Câu2 : chữ "hốt" là sự CHUYỂN sang động thái lên đường
,thật là có thần(không tả mình mà là tả chủ nhân với cử chỉ"đạp ca" - một lối hát nhiều người cùng dang tay
nhau và giậm châm làm nhịp.Chữ "thanh" là chỉ tác giả( người được tiễn}nghe thấy...cùng lúc lên thuyền( thừa chu).
-Câu 3 : bút lực của Thi hào đã "chuyển" vào cõi trời đất( đàm thuỷ ).
- Câu 4 : là bút pháp đảo ngược lấy cái sâu của đầm Đào Hoa ví với cái thân tình của mình với Uông Luân.
Toàn bài nổi bật 2 chữ "tương" và "hốt" đó là dạng "nhãn tự"( chữ mắt" ) như có 'Thần" toả sáng cả bài thơ.
Truyện Sử còn kể tiếp : dến đời Thanh ( Khang Hy thứ 55) trở đi, Viên Mai đã chép: "ngày nay thì đầm Đào Hoa
đã cạn ,đường qua đây đã tắc nghẽn,Nhà thơ Trương Tinh Trai đã cảm thán rằng :
Thiền phiên nhất diệp truỵ không lâm
Lộ chỉ đào hoa thượng khả tầm
mạc quái thế nhân giao nghị thiển
Thử đàm phi phục cựu thời thâm.
dich :
Rừng vắng ve chuyền chiếc lá rơi
Đào Hoa nẻo ấy dễ tìm thôi
lạ gì tình bạn nay hời hợt
Đầm cũ xem ra cạn khác rồi.
     (Trương đình Chi )
Chao ôi,tình bạn,tình đời xưa nay gắn với thơ văn luôn cho ta sự vui buồn thật khó tả là vậy.NK
      Nguyễn Khôi 17-9-2006

Ảnh đại diện

Tặng Uông Luân (Lý Bạch): Bản dịch của Trúc Khê

Lý Bạch chèo thuyền sắp vượt xa
Trên bờ lanh lảnh tiếng thanh ca
Đầm Đào thăm thẳm sâu nghìn thước
Khôn đọ tình Uông tiễn tống ta

Ảnh đại diện

Hôn (Phùng Quán): Hôn như thế nào ?

Hôn không đúng lúc cũng phiền
Hôn không đúng chỗ đảo điên cuộc đời

Ảnh đại diện

Lời mẹ dặn (Phùng Quán): Viếng Nhà thơ Phùng Quán

P.Q sinh1/1932 ở xã Thuỷ Dương,huyện Hương Thuỷ,tỉnh Thừa Thiên-Huế;mất lúc 14 giờ 30 phút ngày 22/1/1995 tai nhà riêng ở khu tập thể Trường PTTH Chu Văn An(Vợ P.Q dạy học ở đó)-Số 10Thuy Khuê,Ba đình,Hànoi.An táng tại nghĩa trang thôn Kiều Mai,xã Phú Diễn,huyện Từ Liêm,Hànoi.
  Thế là hết!chàng thần đồng tội nghiệp
  Một tài thơ sớm gió táp mưa sa
  Cái anh chàng dám nghe "Lời Mẹ dặn"
  Sớm biết hôn làm phật ý ông bà.
  Thế là hết!Con người thơ như nhất
  Hiểu lẽ Đời cặm cụi Viết dâng Đời
  Nhớ "Tuổi thơ" có một thời "dữ dội"
  Sống hết mình vì Huế,Huế yêu ơi !
  Thế là hết !Ôi chàng Thi sĩ trẻ
  Cứ như Gaverot rất hồn nhiên
  Và như thể Pavel...luôn mới mẻ
  Một hồn thơ dành cho tuổi thanh niên
       Hànoi 24-1-1995
     Nguyễn Khôi -Kính viếng

Ảnh đại diện

Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế): THĂM HÀN SAN TỰ

http://newvietart.com/images/gacchuong.jpg
THĂM HÀN SAN TỰ

Đến Tô Châu ai cũng háo hức đi thăm Hàn Sơn Tự.Đó là ngôi chùa do Thiền sư Hy Thiên, pháp danh là Hàn Sơn Tử Giả xây vào khoảng năm Thiên Giám đời Lương, thuộc Nam Triều (Thế Kỷ Vl),tại trấn Phong Kiều bên ngoài Xương môn,phía tây thành Cô Tô (Nay là Tô Châu).Thiền Sư lấy tên hiệu(pháp danh) của mình đặt tên cho chùa"Hàn Sơn Tự" để làm kỷ niệm.Từ đây thiền sư lại vân du đi chơi núi Lạnh(Hàn San) đó là núi Thiên Thai(nơi sinh ra dòng tu Thiên Thai Tông) kết bạn với Thiền sư Thập Đắc Phong Can.Bức hoành phi với bốn chữ đại tự"Hàn Sơn Thập Đắc" có nghĩa là chùa Hàn Sơn lấy tên hai người là Hàn Sơn và Thập Đắc mà lưu danh.

Trải qua nhiều biến động của các triều đại,chùa Hàn San bị binh lửa đời Thanh đốt cháy(năm 1860),đến năm Quang Tự thứ 3(1904) chùa được xây dựng lại với quy mô dáng dấp như còn thấy ngày nay,gồm có : Đại điện,Tàng kinh lâu(lầu chứa kinh),Chung lâu(lầu chuông),Phong giang lâu(lầu ngắm rừng phong bên sông),bi lang(hành lang đặt bia).Điều thú vị là trong sân chùa có đặt tượng thi sĩ Trương Kế,mà theo tục lệ:các tao nhân mặc khách tứ xứ đến viếng chùa ai nấy đều tới vuốt nhẹ vào bàn tay pho tượng với ước nguyện để được tăng thêm nội lực,được chia sẻ một chút hồn thơ...đồng thời trong chùa còn giữ nhiều cổ vật quý giá,trong đó có tấm bia khắc bài thơ nổi tiếng Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế đời Đường(khoảng trước năm 754).

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Dịch thơ:

Trăng tà,tiếng qụa kêu sương
Lửa chài,cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Nguyễn Hàm Ninh
(Trước đây cho là của Tản Đà dịch)

Dịch "Thuyền ai đậu bến Cô Tô" là dịch thoát ý,dịch đúng phải là:

Trăng lặn,sương mờ,nghe tiếng quạ
Lửa chài cây ánh,giấc chưa yên
Cô Tô bên mái Hàn San Tự
Đêm muộn chuông ngân vẳng đến thuyền.

Bùi Khánh Đản

Quạ kêu,trăng xế,sương tuôn
Lửa chài cây bến,giấc buồn ngó nhau
Chùa Hàn San mé Tô Châu
Nửa đêm bỗng tiếng chuông đâu đến thuyền.

Hoài Anh

Sự ra đời của bài thơ: theo giai thoại thì Trương Kế người Tương Châu một lần đi thi trượt (tiến sỹ), theo dòng Vận Hà bắc nam,đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều(bến Cây Phong)bên chùa Hàn San(Hàn San đây là tên chùa,chứ không có núi Lạnh như một số dịch giả suy diễn qua văn bản thơ...vào thời bấy giờ(đời Đường)người ta có"phân dạ Chung"(chuông chia đêm)đánh vào lúc nửa đêm...Thi Sỹ buồn (vì thi trượt)nằm trong thuyền chập chờn bên ngọn lửa của ngư ông(lão đánh cá) giữa trời sương,trăng lặn lảnh tiếng quạ kêu cùng tiếng chuông chùa Hàn San nửa đêm vọng tới...tức cảnh sinh tình,Trương Kế hạ bút hồn cất cánh thơ để lại một Phong Kiều Dạ Bạc lưu truyền hậu thế.Cũng nhờ có thơ Trương Kế mà Hàn San Tự trở nên nổi tiếng hấp dẫn khách năm châu bốn biển được các thi nhân viếng thăm đề vịnh.Xin dẫn một vài ví dụ với đôi câu thơ hay: . Ô đề nguyệt lạc kiều biên tự (Quạ kêu trăng xế chùa bên cầu) Tần Thục - đời Tống . Lãnh tận Hàn San cổ tự phong (Lạnh đến cả cây phong bên chùa cổ Hàn San) Khang Hữu Vi - đời Thanh Còn một điều cực kỳ thú vị nữa là:theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch thì thơ Trương Kế không chỉ ảnh hưởng đến thơ Việt (kể cả nhạc Văn Cao) mà còn ảnh hưởng đến cả đời sống văn hoá - ngôn ngữ của người Việt.Số là cái bát canh mà ở Bắc Việt hiện nay vẫn gọi là"bát ô tô", Nam Việt gọi là "tô" thì Đại Nam Quốc Âm tự vị (Sai Gon - 1895) của Paulus Của giải thích là"bát thành Cô Tô làm ra,bát lớn mà khéo".Tuy nhiên ý kiến của Paulus Của chỉ đúng một nửa.Theo ý kiến của giới ngôn ngữ học thì đó chỉ là cái bát có vẽ cảnh Cô Tô theo ý thơ "Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự". Người Bắc Việt nhân đó gọi là bát Cô Tô , rồi gọi chệch là "bát ô tô", còn dân Nam Việt gọi tắt là "bát tô", rồi "tô". Xem thế,đủ thấy sức lan toả về mặt văn hóa của một kiệt tác văn học quả là sâu rộng lắm thay! Tô Châu -
Hà Nội 6-2006
NGUYỄN KHÔI

Ảnh đại diện

Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế): Đôi lời về người dịch bài thơ “Phong kiều dạ bạc”

Bài PHONG KIỀU DẠ BẠC của Trương Kế viết khoảng trước năm 754 là một bài thơ rất nổi tiếng và được nhiều người yêu thơ Việt Nam biết đến, nhất là qua bản diễn Nôm:

Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều

Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Đến nay đã có nhiều bản dịch nhưng không có bản nào dịch hay bằng bản đã chép ở trên (dù rằng câu thứ ba chỉ dịch thoát ý) nhưng âm điệu của giọng thơ lục bát lững lờ, kì ảo đi vào lòng người Việt Nam ta thật khó mà thay đổi được!? Vậy ai là tác giả bài dịch thơ trên? Trước đây, Trần Trọng San (1957) và Lý Văn Hùng (1961) đều ghi là Tản Đà dịch. Đến năm 2003 Nguyễn Quảng Tuân khi khảo lại di cảo của Đinh Nhật Thận (1841) đỗ Tiến sĩ thời vua Minh Mạng (là bạn của Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh) là tác giả Thu dạ lữ hoài ngâm. Thời gian Cao Ba Quát bị nạn, ông bị giam lỏng ở Huế... một đêm ngồi trong thư phòng bên bo sông Hương, ông nhớ đến Trương Kế với bài Phong kiều dạ bãc... Ông hạ bút:
Đăng tiền độc đối thư trai
Thương tâm khách địa hữu hoài cố nhân
Hương thuỷ ngoại hốt văn ngư vận
Tòng hà lai trạo tấn giang biên
Bồi hồi nguyệt dạ sương thiên
Hàn San ám nhận khách thuyền cánh phi.
Đại ý là: Trong phòng văn một mình ngồi trước ngọn đèn, chạnh lòng đất khách, sực nhớ đến người xưa (Trương Kế). Ngoài sông Hương chợt nghe hò mái đẩy của kè Phường chài từ đâu mà chèo tới bến sông thế nhỉ? Đêm trăng trời sương, lòng luống những bồi hồi, đoán chúng là thuyển khách bên chùa Hàn Dan (Trương Kế) nhưng đó chỉ là mơ...

Cái độc đáo của Đinh Nhật Thận ở đây là mượn lời thơ của Trương Kế tả cảnh “Nguyệt dạ sương thiên” và thay vào tiếng chuông chùa Hàn San bằng tiếng chuông chùa Diệu Đế (ở Huế) “Dạ văn diệu đế chung thanh” không bằng chữ Nôm mà bằng chữ Hán theo thể song thất lục bát. Đây là trường hợp đặc biệt duy nhất trong văn học Việt Nam xưa nay. Chia sẻ với nỗi lòng của bạn, Nguyễn Hàm Ninh đã diễn Nôm Phong Kiều dạ bạc, nguyên gốc là:
Quạ kêu, trăng lặn, trời sương
Lửa chài le lói, sầu vương giấc hồ
Thyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
Thật đúng là "diễn Nôm" như Tố Như với truyện Kiều, thi sĩ đã không bám câu bám chữ để dịch như nguyên tác... mà là mượn văn bản gốc, diễn ra tiếng Việt lấy cái hồn của tác phẩm để thoả mãn một nhu cầu (một tâm trạng) để gửi gắm nỗi lòng... Hiểu như vậy, chia sẻ như vậy thì ta sẽ không bắt bẻ "dịch sai", văn chương nhất là thơ vốn là một trò mua vui, âu cũng chí lí là vậy.

So nhiều bản dịch xưa nay thì bản dịch của Nguyễn Hàm Ninh đáng là "tài hoa tột bậc", chỉ tiếc là ông đã để rơi mất chữ "Phong" kèm chữ "Giang" (theo mô típ thơ xưa thì "Phong" là biểu hiện mùa thu, "Phong lạc ngô giang lãnh" - lá phong rụng làm sông Ngô lạnh. "Giang Phong" ở đây cùng với "sương đầy trời" là cảm nhận "khí thu", đồng thời để diễn tả một cách kín đáo nỗi sầu của thi nhân lãng tử. Tuy nhiên, trong một bài thơ 4 câu (dịch) lại có 2 chữ "bến" thì không thể gọi là toàn bích được.

Chao ơi, dịch thơ phải đạt “tín-đạt-nhã” rồi là “hớp” hồn mà cái "tuyệt" nhất lại là cái hồn thơ ai do chop được cái "thần" do diễn giải ra bằng chữ nghĩa (ngôn từ) để lại các áng thơ bất hủ như Phong Kiều Dạ Bạc, Hoàng Hạc Lâu, Tỳ Bà Hành... thì cũng bõ công dịch thuật, mà xưa nay như vậy phỏng được mấy người?


Hà Nội, 19/7/2006

Nguyễn Khôi

Trang trong tổng số 11 trang (103 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: