Trang trong tổng số 5 trang (43 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5]

Ảnh đại diện

“Сứ tháng chạp hàng năm là tôi ốm...” (Fyodor Sologub): Bản dịch của Tuấn Khỉ

Tháng Chạp nào cũng thấy người đau yếu
Sống sao đây khi luôn thiếu mặt trời.
Quá mệt mỏi sau những đêm mất ngủ
Tháng Chạp nào tôi cũng muốn chết thôi.
Bông lúa chín bị trò đùa quái đản
Ném bừa ra giữa khô hạn tơi bời.
Bóng tối bóp nghẹt tôi trong tháng Chạp
Tháng Chạp dần dừng cuộc sống của tôi.

Ảnh đại diện

Đã năm năm (Trịnh Bửu Hoài): Về Sự Kỳ Lạ Của Bài Thơ

Bài thơ này rõ ràng là một bài thơ rất riêng của tác giả. Có tên người được tặng cụ thể (Ngọc Những), có thời gian rõ ràng (năm năm).

Bài thơ rất ngắn gọn nên đọc xong rất nhanh và ta cũng hiểu ngay rõ ràng ý tác giả muốn nói gì. Ấy thế nhưng chỉ một thoáng sau khi hiểu, ta giật mình đánh thót. Sao lạ thế nhỉ?

Này nhé:

Năm năm em làm cánh hoa. Ô hay, hoa gì mà lâu những năm năm?
Nép trong nhánh lá sinh ra nụ tròn. Lạ thật, hoa lại sinh ra nụ?
Hoa phai cho trái hương thơm. Hoa phai nhé, không phải hoa tàn, mà lại cho trái hương thơm chứ không phải kết thành quả ngọt.
Bên anh, dòng nhựa mênh mông từ đời. Thật kỳ lạ! Hoa, nụ, quả, hương... rồi lại là nhựa?

Đọc thoáng qua thì thật dễ hiểu, càng đọc kỹ lại càng lạ kỳ. Trong quá trình tìm hiểu, lý giải những cái lạ kỳ đó, người đọc sẽ thấy lý thú, hấp dẫn và nhận ra cái tình, cái ý, cái vị... cái giá trị thẩm mỹ của bài thơ.

Đó chính là cái hay của một bài thơ ngắn gọn, súc tích và kỳ lạ! Hay, hấp dẫn, thú vị tuy rất riêng tư.

Ảnh đại diện

Hà Nội kiến (Nguyễn Trọng Tạo): Kính tặng nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

Được làm con kiến còn vui
Chứ làm con khác thì tôi chẳng làm!

Trang trong tổng số 5 trang (43 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: