Trang trong tổng số 28 trang (274 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoài thượng biệt hữu nhân (Trịnh Cốc): Bản dịch của Khuyết danh Việt Nam

Trên ngàn khóm liễu tơi bời
Hoa sao hoa khéo ghẹo người bên sông
Ly đình một khúc não nùng
Ngươi trông bến Sở ta trông bến Tần


Bản dịch từ Đường thi thất tuyệt diễn ca phụ tạp văn 唐詩七絕演歌附雜文 (ký hiệu AB.333) đời Nguyễn.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Hoài thượng biệt hữu nhân (Trịnh Cốc): Bản dịch của Khuyết danh Việt Nam

Đầu sông Dương Tử trong ngần
Chòm dương khóm liễu mười phần tươi xanh
Hoa dương đua nở chật cành
Qua đò trêu khách bộ hành nhớ quê
Địch đâu vài tiếng thảm thê
Ly đình chén cạn chia về đôi phương
Ngươi về theo dải Tiêu Tương
Ta về Tần địa lòng thương ngùi ngùi
Xiết bao nước chảy bèo trôi
Loi thoi chiếc nhạn bên trời xa trông
Cây xuân mây tối mênh mông
Rồi ra ta cũng trùng phùng có khi


Bản dịch từ Đường thi tuyệt cú diễn ca 唐詩絕句演歌 (ký hiệu A.2814) do Đông Sơn cư sĩ (chưa rõ lai lịch) hiệu đính.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Giang lâu thư hoài (Triệu Hỗ): Bản dịch của Khuyết danh Việt Nam

Lầu cao riêng đợi người xa
Trăng in đáy nước, nước pha chân trời
Trăng già quen mặt là ai
Nay phong cảnh đó vẫn mùi năm xưa


Bản dịch từ Đường thi thất tuyệt diễn ca phụ tạp văn 唐詩七絕演歌附雜文 (ký hiệu AB.333) đời Nguyễn.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Giang lâu thư hoài (Triệu Hỗ): Bản dịch của Khuyết danh Việt Nam

Một mình buồn đứng lầu sông
Trăng trong như nước, nước trong như trời
Người đâu dưới nguyệt cùng chơi
Mơ màng phong cảnh chửa dời năm xưa


Bản dịch từ Đường thi tuyệt cú diễn ca 唐詩絕句演歌 (ký hiệu A.2814) do Đông Sơn cư sĩ (chưa rõ lai lịch) hiệu đính.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Giang hành vô đề kỳ 034 - Thuỵ ổn diệp chu khinh (Tiền Hử): Bản dịch của Khuyết danh Việt Nam

Ngủ yên thuyền chở nhẹ
Gió nhỏ sóng đưa êm
Mặc kệ bờ lau sậy
Tiếng thu kêu suốt đêm


Bản dịch từ Đường thi trích dịch 唐詩摘譯 (ký hiệu VNv.156) đời Nguyễn.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tam nguyệt hối nhật tống khách (Thôi Lỗ): Bản dịch của Khuyết danh Việt Nam

Đồng quạnh chén không ngơi
Đưa xuân lại tiễn người
Sang năm xuân tới nữa
Về nhá, chớ sai lời


Bản dịch từ Đường thi trích dịch 唐詩摘譯 (ký hiệu VNv.156) đời Nguyễn.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Hoa Thanh cung kỳ 1 (Thôi Lỗ): Bản dịch của Khuyết danh Việt Nam

Cỏ rêu chẳng vẽ dấu xe
Mây lồng cây biếc rèm the lạnh lùng
Đi về những bóng trăng trong
Ấy ai đứng tựa bạn cùng câu lơn


Bản dịch từ Đường thi thất tuyệt diễn ca phụ tạp văn 唐詩七絕演歌附雜文 (ký hiệu AB.333) đời Nguyễn.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Hoa Thanh cung kỳ 1 (Thôi Lỗ): Bản dịch của Khuyết danh Việt Nam

Cỏ đầy đường vắng tiếng loan
Mây cây thăm thẳm đền vàng lạnh tanh
Trăng kia qua lại một mình
Dựa lan thề thốt đêm thanh không người


Bản dịch từ Đường thi tuyệt cú diễn ca 唐詩絕句演歌 (ký hiệu A.2814) do Đông Sơn cư sĩ (chưa rõ lai lịch) hiệu đính.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Xuân khuê kỳ 2 (Thôi Đạo Dung): Bản dịch của Khuyết danh Việt Nam

“Nghi xuân” toan cắt chữ
Kéo buốt lạnh làm sao
Đồn thú về đâu nhỉ
Khoan mong gửi áo bào


Bản dịch từ Đường thi trích dịch 唐詩摘譯 (ký hiệu VNv.156) đời Nguyễn.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Dương liễu chi kỳ 5 (Ôn Đình Quân): Bản dịch của Khuyết danh Việt Nam

Lưa thưa dọc ngõ ngang thành
Bờ xanh trước lái buông mành bên đê
Tơ tình buộc khách thăm quê
Nhớ nhau đâu có một về cỏ xuân


Bản dịch từ Đường thi thất tuyệt diễn ca phụ tạp văn 唐詩七絕演歌附雜文 (ký hiệu AB.333) đời Nguyễn.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

Trang trong tổng số 28 trang (274 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: