Trang trong tổng số 10 trang (95 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nguyễn thế Duyên

@ Hãy để cho Tố Hữu yên nghỉ!
   
         Lêtam


Anh bạn nhầm rồi.Không bao giờ có chuyện chết là hết đâu bạn ạ. Trong dân gian có một câu
               trăm năm bia đá thì mòn
            ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Nếu chết là hết thì những kẻ có quyền lực nắm vận mệnh của một ai đó hoặc rộng ra  là vận mệnh của cả một dân tộc còn cần gì nữa mà không làm bậy.
Những sai lầm của con người cần đưộc nhắc đến như những lời cảnh tỉnh cho những người còn sống. Chỉ có điều nhìn nhận những sai lầm ấy như thế nào? Thù hận hay vị tha thôi bạn ạ, Tôi thấy thái độ của tôi trong bài viết là đúng mực
 Câu " Chết để tiếng" nhằm răn dạy con người lúc còn sống mà bạn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thưa các bạn,

Tôi không theo dõi hết chi tiết tất cả các thảo luận ở đây. Tôi cũng chưa biết sự thật người ta phán xử ra sao về Tố Hữu. Tôi chỉ xin phát biểu một số nhận xét, quan điểm cá nhân của tôi về Tố Hữu, với tư cách một người đọc, chỉ dựa trên thơ của ông, không dựa trên cuộc đời, cũng không dựa trên sự nghiệp chính trị:

1. Tố Hữu là một nhà thơ.
2. Không phải tất cả thơ của Tố Hữu đều hay, nhưng có một số bài hay.
3. Nếu so sánh với các nhà thơ khác, Tố Hữu cũng không phải là nhà thơ xoàng.
4. Tôi không quá thích thơ Tố Hữu.


Trên đây là các đánh giá của cá nhân tôi, chỉ để các bạn tham khảo.
Xin phép không dám tranh luận!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nam thanh trường

xin xoá
Ta không điên được như người
Một hôm hoá đá giữa đời. Dầm mưa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Nguyễn thế Duyên đã viết:
KÍnh gửi anh Tường thuỵ

Tôi đã đọc bài viết anh ửi vào trang này. Rất cám ơn anh. Tôi không thấy phiền gì cả nhưng thú thật là tôi không thích bài viết của Lại Nguyên Ân> Tôi là người tôn trọng sự thật và tôn trọng sựkhách quan. Những điều mà Lại Nguyên Ân viết không phải là tôi không nghe nói đến. Tôi biét tất cả những điều đó nhưng khi viết một bài nhận định về một con người thì những điều thì thầm đâu đó lại không thể lấy làm cứ liệu. người viết phảithật khách quan không thể lấy sự yêu ghét của bảnthân mình để định hưống cho người đọc.
Khi nhận định về một con ngừoi đòi hỏi người viết phải trong sáng và đứng bên ngoài dư luận. Vì vậy tôi chỉ dùng chính thơ tố hữu để nói về Tố hưu mà không lấy bất cứ một lời đồn thổi nào khi viết về ông.Và thực ra tôi cũng rất thích thơ thời kì đầu của ông.
Cám ơn anh đã quan tâm đến bài viết của tôi
Nguyễn thế Duyên đã viết:
@ Hãy để cho Tố Hữu yên nghỉ!
   
         Lêtam


Anh bạn nhầm rồi.Không bao giờ có chuyện chết là hết đâu bạn ạ. Trong dân gian có một câu
               Ngàn năm bia đá thì mòn
            ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Nếu chết là hết thì những kẻ có quyền lực nắm vận mệnh của một ai đó hoặc rộng ra  là vận mệnh của cả một dân tộc còn cần gì nữa mà không làm bậy.
Những sai lầm của con người cần đưộc nhắc đến như những lời cảnh tỉnh cho những người còn sống. Chỉ có điều nhìn nhận những sai lầm ấy như thế nào? Thù hận hay vị tha thôi bạn ạ, Tôi thấy thái độ của tôi trong bài viết là đúng mực
 Câu " Chết để tiếng" nhằm răn dạy con người lúc còn sống mà bạn
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến anh Nguyễn Thế Duyên trong hai reply trên.

- Nhận định đánh giá vấn đề, sự việc nào đó phải có căn cứ khoa học. Không suy diễn theo chủ quan.
- Giới văn nghệ sĩ nhất là nhóm Nhân văn giai phẩm oán hận Tố Hữu nhiều lắm.
- Ông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong nền văn nghệ miền Bắc một theo hướng cực đoan. Vùi dập nhiều tài năng.
- Còn bạn nào bảo lúc ông đương chức đương quyền tại sao không nói. Điều này quá dễ hiểu. Có tới 99.9% đều như thế.
Tôi đọc được một câu chuyện chỉ còn nhớ đại ý là trong một cuộc nói chuyện, Khơ-rúp-sốp phê phán Stalin. Có một câu hỏi được đưa lên: "Sao lúc đồng chí Stalin còn sống, đồng chí không nói?"
Khơ-rúp-sốp cẩm mẩu giấy hỏi: "Đông chí nào đưa ra câu hỏi này?"
Không một ai dám nhận. Khơ-rúp-sóp bảo:
Đó, bây giờ cởi mở, dân chủ thế này mà các đồng chí còn không dám nhận, thử hỏi dưới thời Stalin, nếu tôi nói ra thì sẽ ra sao?"
Tất cả cười vui vẻ và khen Khơ-rúp-sốp trả lời quá thông minh.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bạch_Vân

Thơ người vẫn sống người ơi
Tình xưa nghĩa cũ muôn đời sắt son
Cho dù lòng dạ đá mòn
Câu thơ thuở trước chon von ngọn cờ
( Ai về ai có nhớ không/ Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang)

Tôi làm ngơ
Đời làm ngơ
Có người lính cũ vẫn thờ thơ ông
Dạo kí ức lòng thẹn với nhân dân
Ngâm một câu tâm vui cùng lịch sử
Người lính đi suốt một thời tư lự
Nay ngẫm thơ ông ra bao lẽ ở đời

Nhân hòa địa lợi thiên thời
Cái gì hóa thơ ông bất tử
Trang trải ít thôi mà hết lòng thế sự
Phải chăng Từ ấy qua rồi

Ân tình đầy đầy vơi
Nhớ
đợi
một thoáng Nguyễn Du...
ở đâu rồi?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tường Thụy đã viết:
Tôi đọc được một câu chuyện chỉ còn nhớ đại ý là trong một cuộc nói chuyện, Khơ-rúp-sốp phê phán Stalin. Có một câu hỏi được đưa lên: "Sao lúc đồng chí Stalin còn sống, đồng chí không nói?"
Khơ-rúp-sốp cẩm mẩu giấy hỏi: "Đông chí nào đưa ra câu hỏi này?"
Không một ai dám nhận. Khơ-rúp-sóp bảo:
Đó, bây giờ cởi mở, dân chủ thế này mà các đồng chí còn không dám nhận, thử hỏi dưới thời Stalin, nếu tôi nói ra thì sẽ ra sao?"
Tất cả cười vui vẻ và khen Khơ-rúp-sốp trả lời quá thông minh.
Cảm ơn bác Tường Thuỵ đã cho biết một câu chuyện đơn giản và nhiều ý nghĩa. Sau khi đọc xong câu chuyện này, ta cũng cần đặt ra một câu hỏi:

Phải chăng, có những việc Tố Hữu phải làm, có những điều Tố Hữu không viết, không nói... cũng giống như Khơ-rúp-sốp dưới thời Stalin?

Cũng xin nói thêm là sau đó, năm 1964, chính Khơ-rúp-sốp cũng bị các đồng chí của mình phê phán và cho "về hưu".
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Tuấn Khỉ đã viết:

Phải chăng, có những việc Tố Hữu phải làm, có những điều Tố Hữu không viết, không nói... cũng giống như Khơ-rúp-sốp dưới thời Stalin?
Tôi đồng ý với quan điểm này. Vào thời điểm đó, đất nước còn rất khó khăn khi vừa bước ra khỏi chiến tranh. Và, biết đâu ông buộc phải nhận nhiệm vụ mà người ta giao như một người lính? Như cụ Võ Nguyên Giáp cũng có một thời làm công tác ở uỷ ban sinh đẻ có kế hoạch đấy thôi, bị làm chứ không phải được làm. Thơ ông thời kỳ sau có nhiều nỗi buồn về nhân tình thế thái. Tôi chưa nhận thấy kiêu căng hay quyền lực trong thơ ông. Chẳng có ai dám chắc được rằng nếu mình ở vị trí đó mình sẽ "ngon" hơn ông.
Và, xin lỗi, tôi nhận xét thấy người phê bình thơ Tố Hữu mà lại sai chính tả quá, hay ghê!  :D  :D    
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Ngày nhỏ học thơ. Rất thích thơ Tố Hữu. Thơ hiện giờ ngự giữa đầu HNhu, nhiều nhứt là thơ Tố Hữu. Thích làm sao những đoạn tả cảnh:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm đầy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao.
Đôi con diều sáo lượn nhào tầng không
Tố Hữu

Hnhu yêu Tố Hữu. Yêu thơ Tố Hữu. Ghét nghe những giọng điệu xuyên tạc và a dua. Cái tích cực phải được nhìn nhận đúng. Đó mới là sự công bằng.
Ai mà không có lúc sai. Thơ Tố Hữu sai do có lúc Đảng sai. Vì thơ Tố Hữu phản ảnh những bước đường của Đảng.
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bạch_Vân

huongnhu mến, huongnhu có biết một thời người ta đã kì vọng ở nhà thơ Tố Hữu nhiều đến thế nào không, BV không nói đến bộ phận những người sáng tác, những người ở bộ máy cốt cán chính trị nhà nước mà ngay trong lòng nhân dân chiến sĩ ấy! Vô tình đọc bài này lại nghĩ đến ông nội có lần đã chia sẻ những suy nghĩ về thơ Tố Hữu cho BV. Hãy đọc những câu này
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng
Rồi
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Cả bài Khi con tu hú mà HN nhắc đến nữa, phải là người lính trực tiếp sống trong từng khoảnh khắc ấy mới thấy sức cổ vũ mãnh liệt của thơ, mới thấy Tố Hữu đã Thiên Tài đến như thế nào. Chúng ta đã chờ đợi ở tài năng Tố Hữu nhiều, nhiều hơn những câu ấy, thậm chí ở thể lục bát, còn có thể nhận thấy chất thơ rất thuần Việt, giọng thơ thật tự nhiên,  điều đó không phải nhà thơ nào cũng làm được. Nó giống như sự hứa hẹn của một mở đầu vững chắc cho nhà thơ của Dân tộc, mà có thời người ta cho rằng Tố Hữu có khả năng tiếp bước đại thi hào Nguyễn Du đó. Điều gì đã khiến một thiên tài dừng lại ở chặng đầu như thế? Theo như HN thì Tố Hữu không sai, là Đảng sai, vậy thì phải chăng chính Tố Hữu đã không có đủ cái bản lĩnh vững vàng của người cầm bút để trụ vững với nghiệp thơ?
------------------------
Thiên tài luôn phải trải qua những thử thách ấy.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn thế Duyên

Các bạn đừng nhàmlẫn.bài viết này của tôi không hề lên án tố hữu (mặc dù nếu theo lời nhẽng nhân chứng là nạn nhân của ông kể lại. Những nạn nhân của ông chứ tôi không nói đến những lời đồn thổi) thì ông rất đáng bị lên án. Tôi viết bài này không nhằm mục đích ấy mà chỉ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông trong thơ thôi.
Một vấn đề hoàn toàn văn chương cho nên tôi không hề đả động gì dến những sai lầm của ông cả. Những sai lầm của ông trong chính trị, ttrong cuộc đời đó không phải là văn chương nên tôi không nói đến
Xin hỏi bạn hương nhu một câu "Bạn có công nhận với tôi sau việt bắc thơ tố hữu đã mất bản sắc của mình?"Bài này tôi chỉ nói ông đã đánh mất mình trong thơ của ông thế nào thôi. Tôi không hề bôi xấu ông. Bạn đọc kĩ lại bài viết của Lại Nguyên Ân sẽ thấy tôi rất khách quan.
Một số bạn nghĩ tôi nói xấu tố hữu là nhầm rồi.Nhưng có bạn và cả bạn nữa  biện hộ cho ông là do khách quan. Không phải đâu. do mình đấy. Hữu loan khi bị kiểm điểm về bài thơ mầu tím hoa sim ông có nói "Tôi khóc vợ tôi là quyền của tôi. Tôi chẳng việc gì phảikiểm điểm"Rồi ông bỏ về quê đi cày ruộng. Nguyên Hồng thời nhân văn gai phẩm bỏ hội nhà văn, bỏ hà nội lên thái nguyen và viết sóng gầm. Những người như vậy mất đi lâu rồi nhưng có một lời nào đàm tiếu về họ hay không?

Một hôm tôi vào một ngôi chùa trong ngôi chùa ấy thờ một vị thành hoàng làng vốn là một bậc nho sỹ và đọc đưộc một đôi câu đối rất hay nói về cái tiết tháo của vị thần hoàng làng này. xin đăng lại đây cho mọi người đọc và cùng suy ngẫm

Bác hồ sử cùng hồ kinh , thánh đạo uyên nguyên khai hậu học

(Biết hết về sử hiểu đến tận cùng về kinh, đạo thánh hiền uyên thâm mở mang sự học)

Hành vi lễ, tàng vi nghĩa, thiên nam sư biểu hậu tiên nho

(Ra làm quan là vì lễ. đi ở ẩn là vì nghĩa.các bậc tiên nho về sau tôn xưng là người thày tiêu biểu của trời nam )

Các bạn nên nhớ "Thiên nam sư biểu" là một danh hiệu cao quý lắm mới chỉ có mỗi chu văn an đưộc tôn xưng như vậy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 10 trang (95 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối