Mỗi người, khi tâm hồn bay bổng, vì những niềm vui hay những nỗi buồn, và cất lên thành lời thì họ đã là nhà thơ của riêng mình rồi. Nhưng để đuợc người khác gọi họ là nhà thơ thì phải xem xem đã : Họ có nói hộ cảm xúc cho mọi người trong cùng một hoàn cảnh không và nói như thế nào !
Cả văn và thơ đều không có mẫu được. Vô duyên là những người "sản xuất" ra cái gọi là "bài văn mẫu". Một trong những nguyên nhân của bệnh chán học văn trong học sinh bây giờ, đó chính là những "bài văn mẫu".
Tôi nhớ có một ca khúc có ca từ như vầy : "Hạnh phúc có quanh ta, đâu là chuyện bất ngờ..." Tìm hạnh phúc quanh ta còn có khi hơi khó vì: "Buồn đau là biển cả, Vui sướng như ngọc châu Khi mò được ngọc chât dưới biển E giữa vời tan nát biết đâu" (Pê-tô-phi) Hãy tìm hạnh phúc chính nơi mình !
Mai-a-côp-xki đã họa lại để bày tỏ ý kiến không tán thành của mình như thế này : "Trên đời này Chết chẳng có gì là khó Xây dựng cuộc đời còn gian khổ hơn nhiều ". Nhưng rồi cuối cùng ông cũng rơi vào vết xe đổ của người mà ông đã công kích : đó là tự sát.
Hai trong tám câu thơ tuyệt mệnh của nhà thơ Nga có tên là Ê-xê-nin như sau : " Trên đời này chết chẳng có gì là mới Nhưng sống trên đời cũng chẳng mới gì hơn ".
Bài "Khóc em" của Nguyentuong thật cảm động, làm cho tôi không kìm được những dòng nước mắt. Tình cảm ruột thịt là thứ tình cảm thường trực và sâu sắc đến độ khi người thân rời xa ta vào cõi vĩnh hằng thì lúc đó ta mới quặn thắt nỗi đau không kìm nén nổi. Và thơ chính là những sợi tơ lòng đã ngân lên những giai điệu bất hủ nhất. Xin được xẻ chia và cảm ơn những vần thơ của Nguyentuong !
Những bài thơ nổi tiếng của những nhà thơ Đường nổi tiếng như:" Thu hứng 1" của Đỗ Phủ, "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu," Tỳ bà hành" của Bạch Cư Dị...vì sao lại chưa có trên Thi viện ? Muốn gửi lại không được ! Vậy phải làm thế nào ? Xin cho biết ý kiến vàng ngọc của Thi viện ?