Là con gái sinh trưởng ở thành phố nhưng mỗi khi đọc lại những trang thơ của Nguyễn Bính bỗng thấy hồn mình cũng muốn trở về những ngày thơ ấu, những ngày còn sống ở quê ngoại với con đê làng, cái cầu cong cong, những cây trầu, cây cau và cả ruộng dưa những trưa hè lang thang... "Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về hương đồng gió nội bay đi ít nhiều"...
Hoa Xuyên Tuyết đã viết: Uh nhỉ, đúng là chị có hỏi em như thế thật :P Chị thích nhất bài "Buổi tối mùa đông" của Pushkin... Rùa làm chị hôm nay mất ngủ rồi đây! :)
Lâu lắm rồi, em mới quay lại diễn đàn, một phần do em là dân 12 rồi, phần khác có phần chính xác hơn là..làm biếng :D nên giờ mới biết mình "lỡ" làm cho chị HXT mất ngủ :P. Chị HXT thích bài "Buổi tối mùa đông" à, em…
ThuThuyPham đã viết: Nè hai người làm tui ngỡ ngàng nghe. Bộ quen nhau sao ta? Coi vậy mà trái đất tròn thiệt. Tiếc thay tui thì chẳng có duyên với ai cả nên không có quen người nào trên đây hết. À hay 2 người mới quen nhau. Tui rất vui khi nghĩ rằng RUA (gọi như bạn xưng) cũng yêu quê hương nữa. Mà qủa thật ban viết văn về quê hương hay thật đó. Cám ơn bạn nhiều lắm. Cái "ngôi nhà" này sẽ…
ThuThuyPham đã viết: ........ Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương khi ta ở chỉ là nơi đất ở khi ta đi đất đã hoá tâm hồn ........ tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
Những câu thơ mà ThuThuyPham đưa lên đây được trích từ "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên phải không? Trong chương trình văn 12 rùa đang học thì đây là một trong số những bài rùa thích nhất đó :P "Khi ta ở chỉ…
Câu trên chẳng phải chỉ HXT hỏi rùa là "sợ chưa" mà, em trả lời thui, do bài thơ hay quá và vốn hiểu biết của mình về nó lại có phần hạn hẹp nên đâm ra hơi ngán..:D vả lại em cũng sợ khả năng thơ của Puskin quá rồi,;). Chị HXT thích thơ về thiên nhiên của Puskin à, em thì chỉ biết đến Puskin qua những bài thơ tình và trường ca "Đoàn người Tsưgan" thui:x. Thôi thì mỗi người mỗi ý vậy, rùa thấy chị HXT viết thơ tình cũng hay lắm cơ.:D
Hic, sợ thiệt rồi chị HXT ạ, ngồi mà "mổ xẻ" bài thơ này ra một cách chi tiết thì quả thật Rùa không rõ sẽ còn có bao nhiêu vấn đề nữa. Nhưng không phủ nhận được là càng phân tích, đi sâu vào bài thơ này thì càng nhận ra nó hay và tài năng của Puskin- người ca sĩ của tự do là không thể chê vào đâu được.>:D<. Chả trách sao lại có nhiều ý kiến "râu ria" đến thế xung quanh bài thơ này...^^
Cảm ơn bạn NPD đã có lời "quảng cáo" hộ, chỉ có điều không biết nên ghi nhận nó là một lời khen hay là ...:D , vả lại đó cũng là quá khứ rồi, có đậu cũng rớt chuyên, khen làm chi^^( sự thật là cái đề thi nó trùng với cái đề Rùa làm những 2 lần trên lớp rồi mà rớt thì cũng kì, may mà đậu :))
Hì, chị HXT cứ tự nhiên gọi em là Rùa (em cũng thấy cái tên này dễ thương thiệt mà :D).Nhưng em vẫn chưa hiểu lắm ý của chị HXT, theo như em hiểu từ "yêu" dùng ở thể chưa hoàn thành là còn có nghĩa có thể tiếp tục ở tương lai, chưa hoàn thành mà, nó hợp hơn với câu thơ:"Tôi yêu em đến nay chừng có thể/ Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai"(theo bản dịch của Thuý Toàn), chứ theo như chị nói là:"Đã từng yêu, nhưng bây giờ đã hết" thì em không đồng ý lắm. Có thể em chưa hiểu rõ lắm câu "đặc điểm của động…
(tiếp theo truyện ngắn "Bụi quý") ...Thế rồi Samet bỏ làng ra đi, không đợi được đến ngày cuộc đời bà lão thay đổi. Mãi một năm sau, một người quen làm thợ đốt lò trên con tàu chở thư ở Lơ Havrơ mới kể cho anh nghe rằng con trai bà lão bất thình lình từ Pari trở về, anh chàng họa sĩ đó râu xồm, vui nhộn và có tính khí kỳ quặc. Từ ngày ấy người ta không còn nhận ra túp lều kia nữa. Nó trở nên ồn ào và dư dật. Người ta kháo nhau rằng bọn hoạ sĩ vẽ lăng nhăng cũng kiếm được ối tiền. Một hôm, ngồi…
Biết đến Pauxtopxki không chỉ có thơ mà ông còn thành công vang dội ở thể loại truyện ngắn như: "Bụi quý", "Lẵng quả thông ","Hạt cát", "Tuyết",v.v... với những lời văn, nhận định mang tính soi sáng chỉ đường cho không ít các nhà văn trẻ khác sau này... Rùa chỉ xin post lên truyện ngắn "Bụi quý" của Pauxtopxki(gọi là Pautovsky thì đúng tiếng Nga hơn :D), nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn, mọi người có thể qua bên vnthuquan.net (http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4n2nmnmn31n343tq83a3q3m3237n3n)…