C. PHẦN KẾT LUẬN Đa số những nhân vật trong Những người khốn khổ đều là người dân lao động thuộc tầng lớp dưới cùng của xã hội. Số phận của họ là đói nghèo, khốn khổ và cằn cỗi nhưng mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng toát nên từ phẩm chất tốt đẹp của họ. Có những người đã từng sai lầm nhưng tội lỗi không phải ở họ, “con người có tối tăm mới gây nên tội lỗi. Cho nên kẻ có tội không phải là người đã lầm lỗi mà chính là kẻ đã gây nên tối tăm”, là xã hội tư sản đã cướp đi quyền sống, quyền tự do và…
2.6. Maryuýt – người thanh niên tiến bộ của thế hệ mới. Không giống như Ănggiônrát, Mariuýt có một sự vận động tính cách phức tạp hơn, lí tưởng và hành động của anh không thuần nhất một chiều. Trong tác phẩm, Mariuýt là nhân vật duy nhất xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Lớn lên trong sự giáo dục của ông ngoại Gilơlormăng vốn là người theo phe bảo hoàng và thù ghét Napôlêông, Mariuýt ban đầu không hề có cảm tình với cách mạng, anh thậm chí còn ghét bỏ cha mình. Nhưng sau khi chứng kiến sự ra đi của…
2.4. Ănggiônrát – vẻ đẹp lạnh lùng và kiên cường của cách mạng. Giống như Giăng Vangiăng, Ănggiônrát cũng là hiện thân của cái đẹp nhưng lại mang vẻ đẹp kiêu bạc đậm chất lãng mạn. Anh “đẹp như một thiên thần” với mái tóc vàng, “đôi mắt sâu thẳm, mi mắt hơi đỏ, môi dưới dày và dễ dàng khinh mạn, trán cao”. Vẻ đẹp của anh có nét mềm mại “tươi thắm như một thiếu nữ” nhưng lạnh lùng, băng giá như một bông hồng gai. “Vừa là một giáo sĩ, vừa là một chiến sĩ”, anh đẹp như đóa hoa bách hợp nhưng lại “không…
2.2. Phăngtin – Đức Mẹ của tình mẫu tử. Phăngtin là nhân vật có số phận bất hạnh nhất trong tác phẩm. Cuộc đời đầy đau khổ của chị tạo nên một ám ảnh xoáy sâu trên từng trang giấy, những câu văn viết về chị như có máu chảy ở đầu ngọn bút khiến người đọc không khỏi rơi lệ. Trong con người Phăng tin mang hai vẻ đẹp lớn nhất là tình yêu thủy chung và tình mẫu tử thì đi liền với nó là hai nỗi bất hạnh: bị người tình phụ bạc và phải xa con, yêu con tha thiết nhưng cho đến chết cũng không được nhìn thấy…
2.1.9. Số phận bị truy đuổi và đức hi sinh cao cả của Giăng Vangiăng Giăng Vangiăng trước khi vào tù vốn là một người lao động lương thiện. Số phận như một định mệnh cướp đi của ông cả cha lẫn mẹ, cuộc đời ông chưa bao giờ biết đến tình yêu đôi lứa và cũng chưa hề được hưởng sự yêu thương, nhưng ông lại luôn sống cho người khác. Thời trẻ, ông kiếm sống bằng nghề xén cây, một công việc lương thiện, chăm chỉ làm việc nuôi bảy đứa cháu nhỏ và người chị góa chồng, đến từng miếng ăn cũng nhường cho cháu.…
Chương II. Số phận của cái đẹp trong tác phẩm Những người khốn khổ Những người khốn khổ là một khúc tráng ca ca ngợi vẻ đẹp của con người, của nhân dân lao động. Cái đẹp trong tác phẩm được thể hiện đa dạng trên nhiều bình diện khác nhau nhưng chủ yếu nằm ở phẩm chất của con người. Họ là những người lao động khốn khổ, những người có thân phận thấp kém, bị xã hội tư sản phủ nhận, coi rẻ nhưng lại tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp, cao cả Hầu hết các nhân vật đều mang theo cái đẹp, bởi vì họ là…
B. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cái đẹp – vấn đề trung tâm trong lịch sử văn học 1.1. Khái luận về cái đẹp Cái đẹp là một phạm trù cơ bản giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các phạm trù mỹ học. Nó được dùng để khái quát những sự vật, hiện tượng cụ thể, toàn vẹn, có kết cấu hình thức hài hòa, mang giá trị thẩm mỹ tích cực khách quan, rộng lớn, phù hợp với lí tưởng thẩm mỹ tiên tiến của mỗi thời đại. Cái đẹp có khả năng mang lại cho chủ thể khoái cảm thẩm mỹ trong sáng, lành mạnh và bao giờ cũng gắn…
Mục lục A. Phần mở đầu……………………………………………………………….2 I. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………..2 II. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………….4 III. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu………………………………………...5 IV. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………...5 V. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………..6 VI. Cấu trúc đề tài……………………………………………………………6 B. Phần nội dung……………………………………………………………..7 Chương I. Cái đẹp – vấn đề trung tâm trong lịch sử văn học………………..7 1.1.…