An Ngải ngồi cặm cụi cả trưa, tự đơm từng chiếc cúc áo. Cái lưng gù xuống nom khắc khổ, tội nghiệp. Những năm gà trống nuôi con cho em đi học Đại học, anh thường rải chiếu ra sân, khâu vá quần áo cho các con như thế ! Tay Hoài Thy không đơm được cúc áo cho anh nữa rồi... Hoài Thy cũng ân hận và tự trách mình nhiều lắm: Hoài Thy đã đủ dũng cảm lấy anh, vượt qua mọi gièm pha, ngăn cản, vượt bao khó khăn gian khổ để có cuộc sống như ngày hôm nay. Vậy mà cuối đời , HT lại tự thương mình quá! Anh…
Mấy hôm nay buồn, thấy phân tâm... Cũng định không viết nữa. Mà không sao dứt nổi. An Ngải bận rộn,tận tình,chăm sóc vợ chu đáo. Tuy vụng về nhưng rất thật. Có những điều rất đơn giản cả đời An Ngải không cho nổi vợ. Nhưng tấm tình chân thực không phải ai cũng được như anh. Mình cũng không mong tìm thiếu hụt nơi khác. Lòng tự trọng của một người đàn bà có giáo dục khiến mình ngẩng cao đầu, không hổ thẹn với đời. Nhớ ca từ của cố nhạc sĩ Trần Hoàn: "Rằng qua cơn hoạn nạn mới hiểu hết lòng nhau"…
Bưã cơm hôm ấy, cả nhà coi nó như “thượng khách”. Mẹ mổ con gà mái mơ béo ngậy, trong bụng đầy những quả trứng to trứng nhỏ màu vàng ươm như những viên kẹo trứng chim hôm bố mua ở Hà nội lên cho chị em nó. Mẹ bảo anh Quyền: -Con lấy giúp mẹ cái bát nhỏ đựng mấy quả trứng này, tí xào lên cho em Thu Hường ăn với cháo… Anh Quốc Quyền nhìn mẹ khéo léo xếp từng quả trứng vàng bé xíu vào bát, tiếc rẻ: - Con gà này nếu mẹ không mổ thì nó cũng sắp đẻ trứng rồi, tha hồ cho bé Hường mỗi ngày một quả. - Thôi…
Sắp đến Hội diễn Văn nghệ của các cơ quan ban ngành tỉnh. TV- con gái yêu ngoài các tiết mục tham gia biểu diễn tập thể, còn có tiết mục song ca và đơn ca nữa. Buổi chiều qua, 4 cô bé trẻ xinh về tập múa phụ hoạ để TV đơn ca bài"Mái đình làng cổ". Nghe chúng hồn nhiên ríu rít mà bồi hồi luyến nhớ thời con gái ngắn ngủi...cũng vui tươi, yêu đời...cũng thích nhảy múa hát ca. Học cấp 1 thì chuyên trị "giữ chức" quản ca của lớp. Hoc cấp 2 và 3 lần theo học chuyên nghiệp thì giữ chức "cán sự văn" của…
Khi bố mẹ và anh Quốc Quyền bàn nhau đi ra ao, ra suối tìm nó…nhớ lại chuyện cũ nó thấy ân hận quá ! Dù bố mẹ không đẻ ra nó, dù nó không xinh đẹp, thông minh như anh Quốc Quyền và các em Quốc Hùng, Thu Thảo, Thu Hường… nhưng bố mẹ và anh Quyền, các em đã cho nó một mái ấm gia đình, nó không phải lang thang đầu đường xó chợ, được nuôi ăn học tử tế, lại chẳng phải mó tay làm việc gì. Nó cất giọng ngàn ngạt : -Con …ở…trong …buồng. Bố mẹ và anh Quyền ùa vào, bật điện sáng chưng phòng. Bố ôn tồn…
Hôm qua(24/10),NL- con trai cả tôi vừa tròn 34 tuổi. Cả ngày không liên lạc được với con vì con lại tiếp tục về Điện Biên theo học lớp ĐH thuỷ lợi. Tôi sinh NL năm 1976, khi tôi 19 tuổi. Kết hôn 2 ngày, An Ngải phải trở về Lai Châu dạy học. Bố tôi mới mất được 2 năm, lúc đó mẹ tôi 44 tuổi, cậu em út mới lên 2 tuổi. Tôi dạy học bổ túc văn hoá ở trường Đảng Khu Tây Bắc. Lúc mới mang thai NL, tôi bị phù toàn thân vì căn bệnh viêm bàng quang đường tiết niệu, phải chuyển về bệnh viện Bạch Mai điều…
@Anh Tường Thuỵ và các bạn! Bây giờ thì em không giấu con gái em mọi chuyện nữa. Nó cũng viết văn nên rất hiểu mẹ. Nó bảo: -Con hiểu vì sao mẹ viết thơ tình cho bố và những người tình trong tưởng tượng rất sâu lắng. Đó có phải là những khát vọng mẹ không có trong đời? Mà mẹ sống trên mây trên gió nên tự làm khổ mình. Bố tốt và yêu mẹ thế cơ mà... Em không trả lời con gái nhưng đã từ lâu em ngộ ra một điều: Tốt và yêu là hai khái niệm khác nhau. Được giáo dục trong một gia đình gia giaó, tất nhiên…
...Mười tuổi, An Ngải đươc gửi vào trường Ký túc xá để học lớp vỡ lòng. Cậu được thầy giáo chỉ định làm lớp trưởng vì lớn nhất lớp chứ không phải vì học giỏi. Cậu còn biết rất ít tiếng phổ thông. Mỗi dịp xuân sang, hè về; lũ trẻ náo nức mong được về với gia đình thì cậu chỉ lẳng lặng ra sân đứng khóc một mình. Các thầy cô giáo và các bác cán bộ thương, chia nhau đón cậu về nhà ở với họ trong những dịp hè, tết; lên rừng lấy củi, bổ củi, gánh nước cho nhà nào, họ cho cậu ăn cơm bữa ấy... Bây giờ…