Hôm nay con em cùng xóm trọ bảo mình: Chị là "Sao chổi" của em. úi trời ơi,sao cuộc đời lại bất công thế không biết, có bao nhiêu vì tinh tú xinh xắn và đáng yêu, vậy mà lại bị coi là vì sao xui xẻo, vì mình lười không lên thư viện cùng em í. huhu, có ai nhận mình làm sao Hôm, hay sao Mai không? ặc ặc
Chuyện tình yêu từ đây tôi đã hiểu Bước chân vô là phải chịu tù đày Là suốt ngày tay trắng với đôi tay Là nước mắt trào dâng thành biển cả... Em thành thật xin lỗi cố nhà thơ Tố Hữu, xin lỗi những ai đang yêu, đã yêu và sẽ yêu. Tại mọi người viết hay, em bí quá nên "bịa" tí.( Làm bí thư hoài thành bí thơ) í mà
ui đọc bài này thú vị quá. cười đau cả miệng, chí lí quá. Sao linhlong siêu quá vậy? Đúng là : Ra đường sợ nhất công nông Về nhà sợ nhất vợ không nói gì. Biết khổ mà vẫn "đưa cổ vào tròng" thế mới đích thực là khổ.
Hạnh phúc là sương mong manh rớt trên nụ hồng. Một sớm về đây làm ướt mi cay... Lâu lâu rồi những câu hát đó cứ ngân nga, vang vọng mãi trong lòng mình. Nó len lỏi vào trong những giấc ngủ chập chờn, thức- tỉnh; nó theo bước chân mình vào phòng đọc sách. Uh, hạnh phúc là cái gì đó mong manh không dễ nắm bắt, và đôi khi ta tìm thấy hạnh phúc rồi vẫn ngỡ như không phải và cứ mải miết đi tìm...Người ta bảo: hiện tại là một món quà, phải biết nâng niu, trân trọng những gì bạn có vì có nhiều người đang…
Mình cung cấp thêm vài thông tin về Thái Can được không nhỉ? Thái Can sinh ngày 22- 10- 1910 ở Văn Lâm, phủ Đức Thọ, Hà Tĩnh. Thái Can đã từng tốt nghiệp Y khoa bác sĩ năm 1940. Thái Can học chữ Hán và làm thơ chữ Hán. Thơ Thái Can đăng nhiều ở báo Phong Hoá, Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo, Văn học tạp chí 1935. Trong "Thi nhân Việt Nam" Hoài Thanh từng nhận xét: "Những lúc thi nhân tìm được âm điệu thích hợp để diễn đạt nỗi lòng mình, ta thấy người khoan khoái như được giải thoát. Nếu không,…
Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng? Phong vân tử ơi, em thấy nguyên bản của câu thơ này từ "có" rất hợp lý, bởi vì "có " là động từ thể hiện sự tồn tại. Mà "tiếng sóng" ở đây không phải tồn tại thực vì cuộc chia tay này không diễn ra chốn sông nước. "Tiếng sóng" ở đây thực ra là những cơn sóng lòng, những tâm tư tình cảm trong lòng người ra đi và người ở lại. Hai câu thơ thể hiện sự đối lập: Không chia tay ở bến sông nhưng vẫn có những cơn sóng hiện hữu trong lòng…