A em cũng vào thivien được vài hôm, hỏi được vài bài, nhận xét được vài câu^^. Xin chào tất cả các thành viên diễn đàn. Em hiện đang là HS lớp 11 tại TPHCM và cũng có chút đam mê thơ văn. Chúc mọi người sức khoẻ và thành công mọi việc trong cuộc sống. Nhân đây, em cũng xin đóng góp 1 truyện ngắn ngủn mà những ngày xuân qua vừa "tối tác":
Ngày 30, 13h45’, một góc bàn Sunflower coffee _Này cậu! _Hử? _Tớ ngồi cùng bàn với cậu được chứ? _Nhưng còn bàn trống mà? _ Nhưng tớ đang hỏi cậu. _Tốt…
Xin cảm ơn Nguyệt Thu (có lẽ nên gọi là chị vì em vẫn còn là học sinh) lắm. Một bài thơ mà gợi lại trong lòng nhiều người suy tưởng và trăn trở đến thế (trong diễn đàn ít nhất là 2 người), có lẽ Tây Tiến đã thật sự đánh thức tâm hồn cả 1 thế hệ người Việt Nam. Nhưng bây giờ lại có những người ra đề thiếu cẩn trọng, làm mất đi vẻ đẹp vốn có của bài thơ bằng những tiểu tiết nhỏ nhặt( Chuyện "Tây Bắc" và "Miền Tây"). Buồn thay!
Mình chưa hiểu lắm về khái niệm tiền chiến - hậu chiến. Tiền chiến là trước cuộc chiến tranh chống Pháp hay chống Mĩ ạ? Bài "Tây tiến" Quang Dũng viết trong chiến dịch, sao HHT lại gọi là tiền chiến?
Cho em hỏi về nguyên bản và bản dịch bài thơ Correspondance của Baudelaire ạ? Bài này tiếng Việt là "Tương ứng" nhưng em dò trong Thi viện thì không thấy? Rất mong mọi người giúp đỡ.
"Đàn ghita của Lorca" là một trong những bài rút ra từ tập "Khối vuông rubik" của Thanh Thảo, vừa được đưa vào chương trình SGK lớp 12 nên có nhiều điều về bài thơ này còn chưa thật rõ. Em hiện đang là học sinh và có nghe nói về quan niệm "thơ rubik" của Thanh Thảo, các hình ảnh như những ô màu được sắp xếp lẫn lộn nhưng vẫn tuân theo 1 trục nhất định ở bên trong. Vậy trục bên trong của bài thơ này là gì, rất mong được mọi người giúp đỡ ạ?
ĐÀN GHI TA CỦA LORCA Khi tôi chết hãy chôn tôi với…
Nhân nói về thơ Mới, Xuân Diệu đã trích 1 câu trong 1 bài thơ của Baudelaire - Chủ xướng chủ nghĩa Tượng Trưng Pháp - làm câu đề tựa. Có ai biết đó là câu nào, bài gì, và Xuân Diệu đề tựa bài nào trong sáng tác của ông không?
Nguyễn Phúc Duy đã viết: Đúng đúng rồi. 2 câu đó có nhiều người bảo là Quang Dũng định vượt biên, đem tình yêu khơi dậy lòng uỷ mị và giảm tinh thần chiến đấu của chiến sĩ. Cho nên mình muốn trao đổi thêm về 2 câu này thôi. Cảm ơn bạn đã tham gia trao đổi !
Bây giờ còn nói như thế là ấu trĩ lắm. Suy diễn vậy làm chết thơ đấy.
"Tôi tiếc cho những chân trời không có người bay Và tiếc cho những người bay không có chân trời" Vì 2 câu này mà 1 đời Trần Dần điêu linh, ưu lư cùng thế sự. Tiếc....!
@:Nguyễn Phúc Duy: tớ cũng lớp 11 như bạn, nhưng tớ đã được giảng và biết thêm 1 số chi tiết về Tây Tiến rồi. Theo tớ thì đọc "Mây đầu ô" của Quang Dũng, không thể bỏ qua Tây Tiến được đâu. Bài thơ có thể nói mang âm hưởng lãng mạn nhất của nhà thơ, và 4 câu bạn trích là những đại diện tiêu biểu cho phần lãng mạn của 1 người lính ấy. Nhưng bạn biết không, cũng vì 2 câu: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm mà Quang Dũng từng bị kiểm điểm, lao đao suốt 1 thời gian đấy.…