Thể thơ trong đó vần câu đầu làm khác hẳn , không giống mấy vần dưới
Tiến Sĩ Giấy :
Khéo chú hoa man khéo vẽ trò , Bỡn ông mà lại dứ thằng cu .. Mày râu vẻ mặt vang trong nước , Giấy má nhà bay đáng mấy xu ? Bán tiếng , mua danh thây lũ tre ? Bản vàng , bia đá vẫn nghìn thu . Hỏi ai muốn ước cho con cháu ? Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu .
1 câu chuyện mới mà không cũ 1 ! Cái chuyện Bản Quyền ở VN gần đây đang dần dần đi vào Quy Củ bắt đầu từ Hội Hoạ , Âm Nhạc rồi đến Kịch Bản Film & Tiếp theo sẽ là Văn & Thơ .
Tớ có 1 anh bạn Hoạ Sỹ , anh ta nói khi vẽ 1 bức tranh mà bị bạn bè nói rằng trông hơi giống tranh của 1 ai đó thì anh ta sẽ đem Đốt Thành Tro Bụi , tuy rằng để vẽ 1 bức tranh thì thời gian & vật liệu cũng rất đáng kể .
P/S : - ST cũng có thể hiểu là Sáng Tác hoặc Sưu Tầm !!!
Từ cuối của câu trước trở thành từ đầu của câu sau
Sang Canh
Năm nảo năm nao cũng ước lành Lành,còn mong hết ? đón sang canh Canh trời thắc thỏm phương xin lộc Lộc nước lăm le khách vít cành. Cành lá đêm qua dù thiếu nụ Nụ đào xuân hé đẹp hơn tranh, Tranh đời mới lại màu hoa gấm Gấm vóc sơn hà lộng sắc xanh.
- Toại Khang
Chừa Rượu
Những lúc say sưa, cũng muốn chừa, Muốn chừa, nhưng tỉnh lại hay ưa, Hay ưa nên nỗi không chừa được, Chừa được,…
Từ cuối của mỗi câu thơ để bỏ lửng làm cho câu thơ chưa trọn nghĩa,khiến người đọc phải nghĩ ra
Gái Hồng Nhan
Thấy gái hồng nha bỗng chốc mà . . . Hõi thăm cô ấy chửa hay đà . . . Hình dung yểu điệu in như thể . . . Diện mạo phương phi ngó tưởng là . . . Ăn mặc ra tuồng người ở chốn . . . Nói năng phải lẽ giống con nhà . . . Ước gì ta được mà ta để . . . Ta để đem về để nữa ta . . .
Lúng túng trong vòng mấy đứa đen, Nhờ khi đỏ lửa mới hay hèn. Nghênh ngang võng giá phô đồ giấy, Ðủng đỉnh dù che nép bóng đèn. Thằng trước thằng sau liền gót chạy, Anh trên anh dưới vểnh râu lên. Này ai say tỉnh nhìn xem thử, Lúng túng trong vòng mấy đứa đen .
Thể thơ liên hoàn như trên,nhưng lấy 2 từ cuối,hoặc nhắc lại 2,3 từ nào đó ở câu cuối của bài trên để mở đầu cho câu 1 của bài dưới
Chống Tôn Thọ Tường
Lung lay lòng sắt đã mang nhơ, Chẳng xét phận mình khéo nói vơ. Người trí mang lo danh chẳng chói, Ðứa ngu luống sợ tuổi không chờ. Bài hòa đã sẵn in tay thợ, Cuộc đánh hơn thua giống nước cờ. Chưa trả thù nhà,đền nợ nước, Dám đâu mắt lấp với tai ngơ
Thể thơ như trên ,nhưng bài thứ 2 viết ngược vần lại với bài thứ nhất VD :
Xem Núi Non Bộ
Non nhân,nước trí,điểu muông hiền, Núi giả mà in dáng tự nhiên. Một vũng xinh xinh ,vươn một ngọn, Hai cầu nho nhỏ,vắt hai triền. Thuyền ngư lướt suối dong miền tục, Cánh hạc trườn mây bổng cõi tiên. Ðối cảnh tâm tư dường nhẹ nhõm, Lâng lâng chẳng bợn chút ưu phiền.
Lâng lâng chẳng bợn chút ưu phiền. Bàn đá say cờ đôi lão tiên, Lã vọng buông…
Thể thơ có nhiều đoạn , câu cuối của đoạn trên được chuyển thành câu đầu của đoạn dưới
Thi Lấy Ðược
Anh Phán nhà ta biết cóc gì Kỳ thi Tham biện cũng ra thi, Nhất thì anh đỗ,nhì anh trượt, Chẳng đậu khoa này,khoa khác đi. Chẳng đậu khoa này,khoa khác đi. Nam nhi chi chí,há lo gì, Một,hai,ba,bốn,năm năm trượt Nhẵn mặt quan trường,chẳng thẹn chi.
Nhẵn mặt quan trường,chẳng thẹn chi. Trượt thi,thi trượt,vẫn gan lì. . . . .
Câu đối là những câu văn đi đôi với nhau thế nào cho ý , chữ và luật bằng trắc cân xứng nhau.
Trong thơ ĐL TNBC các câu 3-4 và 5-6 bắt buộc phải đối từng cặp một. Câu đối thì không hạn chế số chữ, nhưng trong thơ ĐL câu đối phải giữ theo đúng luật của bài thơ về số chữ và luật bằng trắc .
Về đại thể, hai câu thơ đối nhau phải đối cả về ý , từ và thanh.
1. Đối ý
Ý ngụ trong 2 câu đối phải mang tính cách tương phản (tức là tả 2 sự việc trái ngược nhau)…