Bạn Hoa ơi, rau đắng là rau có vị đắng đắng rất đặc biệt, bề ngoài nhìn hơi giống rau sam. Rau đắng thường hay được ăn kèm với cháo cá lóc miền Tây, hay chấm với nước kho ăn với cơm :)
Hì, bạn Hoa nói đúng rồi, bị bạn bắt giò rồi :) Nhưng mình nghĩ những quy tắc đó cũng dễ nhớ, học 1 lần rồi sau đó áp dụng để đọc thì chắc cũng được :)
Bạn Phụng Vũ ơi, tiếng Nga nó đánh vần giống tiếng Việt lắm. Bạn chỉ cần nhớ cách đọc tương ứng với tiếng Việt, rồi đánh vần ra, đọc lên thôi. Xem ra như thế còn dễ hơn là đọc phiên âm đó bạn.
Các điển tích, điển cố trong thơ Đường thì đúng là nhiều vô kể. Nếu không hiểu thì rõ là đọc kém hay đi nhiều. Tuy nhiên mình nghĩ bạn DLH hay các bạn khác trong thi viện cũng còn nhiều việc khác phải làm ngoài đời, chuyện chăm chút cho TV thế này cũng đã là cố gắng rất lớn rồi, cũng không thể yêu cầu nhiều quá.
Bây giờ trên internet có rất nhiều thông tin, nếu chịu khó tra thì có lẽ sẽ tìm được. Nếu không tìm được, hoặc giả đã tìm rồi mà vẫn chưa hiểu hết thì có thể post vào đây để hỏi, mình…
Cám ơn bạn thật nhiều. Mình đọc từ thấy thích quá. Có điều không biết tiếng Trung lẫn Hán - Nôm nên việc tìm hiểu những thứ này cũng hơi khó khăn. Tích Lộng Ngọc - Tiêu Sử hồi trước mình có đọc qua trong Đông Chu liệt quốc, có điều không biết Tần Nga chính là để chỉ Tần Lộng Ngọc. Thật là thú vị.
Bạn DLH ơi, tên Bồ tát man có nghĩa là gì hả bạn? Và Ức Tần Nga nữa, có phải mang ý nghĩa là nhớ (ai đó) tên Tần Nga không? Tần Nga ở đây có giống với tần nga trong " Tần nga đối ảnh hận ly cư" (Lý Bạch) không hả bạn?
Khi nào rảnh bạn có thể giảng sơ cho mình về ý nghĩa tên hai điệu từ không? Xin cám ơn bạn thật nhiều.
Có lẽ người trong cảnh ly biệt nhìn đâu cũng thấy nát lòng! Mình không rành về Hán văn, nên nhiều câu đọc lên cảm thấy hay mà không hiểu được thấu đáo. Bạn giảng thật là tường tận. Cám ơn bạn rất nhiều.