Trang trong tổng số 5 trang (42 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Làm sao để có thể cảm nhận thơ văn?

Vấn đề mà bạn Letam đề cập đến đang được thảo luận ở topic Nghệ thuật vị ... : http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=2iQd_3WSl6DntE99A-R1Ow - nghệ thuật vị nhân sinh hay nghệ thuật vị nghệ thuật ? Topic đó hay quá mà thấy ít có người tham gia.
Ảnh đại diện

Những bài thơ dành cho tuổi nhỏ

Namlan đã viết:
Bài thơ này nó gắn liền với tuổi thơ của Namlan. Ngày đó Namlan đã múa và hát rất say mê, cầm ô cứ xoay mỏi cả tay, ngày đó còn nhỏ quá mà mới 6 tuổi.Mãi bây giờ mới biết về số phận của bài thơ, và tác giả. cám ơn chị Lê Tâm và bạn Nguyenhnv nhé.
Ôi, hồi bé mình thích bài "Đi học" này lắm nhưng lại không ở trong đội ca nên chỉ được ngồi nghe các bạn ấy tập thôi. Số…
Ảnh đại diện

Làm sao để có thể cảm nhận thơ văn?

Trí thông minh mới là bẩm sinh. Người có trí thông minh cao hơn sẽ thu lượm kiến thức trong cuộc sống nhanh hơn, nhiều hơn và chính xác hơn; mà kiến thức và trực giác tỷ lệ thuận với nhau nên người có trí thông minh cao hơn sẽ có trực giác tốt hơn. Mối tương quan giữa trí thông minh và trực giác như vậy khiến cho ta có cảm giác "trực giác thiên về bẩm sinh". Thực tế, trực giác phát sinh và được bồi đắp liên tục trong suốt quá trình sống của 1 cá nhân. Nếu bạn có học võ thuật, bạn sẽ nhận thấy rất…
Ảnh đại diện

Thi pháp Nguyễn Bính

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào ?
(Tương tư)
Thi pháp Nguyễn Bính dùng hình ảnh mộc mạc nhưng xét về yếu tố kỹ thuật thì tuyệt cú mèo. Vì vậy, thơ ông tuy giản dị mà  vẫn không thô kệch, vẫn rất hay, rất đẹp.
Ảnh đại diện

Những huyền thoại đằng sau những bài thơ...

Số phận bài thơ "Đi học"

Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay tưng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp…
Những câu thơ trích ra từ bài thơ “Đi học” này hẳn rất nhiều thế hệ học sinh Việt Nam sẽ không thể nào quên, nhất là khi bài thơ được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc mang đậm âm hưởng dân ca Tày-Nùng. Đến nay, nhiều độc giả quan tâm vẫn chưa biết nhiều về xuất xứ cũng như tác giả bài thơ này. Chính vậy, chúng tôi đã tìm gặp nhà thơ Định Hải, nhà báo Trần Hòa Bìn [1], hai người…
Ảnh đại diện

Những bài thơ dành cho tuổi nhỏ

Mình dùng google tìm thì thấy thông tin về bài thơ này ở đây:
http://www.vietvan.vn/index.php/viet-van/lao-dong-viet-van/806-so-phan-bai-tho-qdi-hocq.html
Có cả hình chụp bản nháp chép tay của tác giả. Bài thơ thật tuyệt, vừa có nét gì đó giống như 1 câu chuyện cổ tích lại vừa giống 1 câu chuyện ngụ ngôn.
Ảnh đại diện

"Công nghệ lăng - xê" trong thơ ca....?

Topic đã được move qua đây rồi PandaKid:  
http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=pE2p0tZa4bBsC9KWl2NIfg
Ảnh đại diện

Những bài thơ dành cho tuổi nhỏ

Nghĩ Về Cô Giáo Em
(Khánh Chi)

Mỗi lúc em ra vườn
Nâng chồi non em hỏi
Chồi lớn lên từ đâu,
Chồi rằng nhờ ánh sáng

Ra sông em mới hỏi
Sông lớn từ đâu về
Từ suối nguồn chảy ra
Sông trả lời với em

Cô người gieo ánh sáng
Cho chồi em xanh tươi
Cô người khơi suối nước
Cho sông em lớn trôi
Ảnh đại diện

Những bài thơ dành cho tuổi nhỏ

Namlan đã viết:
Đây là bài múa thứ hai sau bài "Đêm qua em mơ gặp bác Hồ" của Nam Lan ngày mới 6 tuổi. Nếu Nam Lan quên đâu  thì nhờ chị Lê Tâm và mọi người sửa giùm nhé.

Đi học

Bùi Đình Thảo


Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước ơ ơ ơ
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp
Hương đùa reo trong lá
Cá dưới khe thì thầm
Cọ xoè ô che nắng
Râm mát đường em đi

Trường…
Ảnh đại diện

Blog Quê Hương

Hì... cảm ơn mod hay admin nào đã move cái topic sang thread này, như vậy là có thể bàn luận thoải mái mà không sợ lạc đề rồi.

Đầu tiên nói sơ qua về vấn đề "so sánh khập khiễng". Có câu nói:" mọi so sánh đều khập khiễng", nếu không tinh ý thì sẽ không nhận ra thâm ý của phát biểu này dẫn đến vận dụng sai lầm. Thực ý của câu nói này nghĩa là: có khập khiễng nên mới có so sánh, nếu không khập khiễng thì so sánh để mà làm gì. Riêng nhận định của PandaKid:" so sánh bài "Quê hương" và "Ngày…

Trang trong tổng số 5 trang (42 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài viết:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tìm trong:

Tên chủ đề:

Nội dung:

Người gửi:

Diễn đàn:

Gửi sau ngày (ngày/tháng/năm):

Gửi trước ngày (ngày/tháng/năm):