Từ những tư liệu lịch sử rõ ràng, và căn cứ vào những nguyên tắc của luật pháp và tập quán quốc tế, có thể rút ra kết luận sau đây:
1. Từ lâu, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khi mà các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào.
2. Từ thế kỷ XVII đến nay, suốt trong mấy thế kỷ, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện một cách thật sự, liên tục và hoà bình chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và…
(Tiếp theo): Việc nước Pháp nhân danh Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
Từ khi ký với triều đình nhà Nguyễn Hiệp ước 6-6-1884, Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong khuôn khổ sự cam kết chung đó, Pháp tiếp tục thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
( Tiếp theo): Trong bài Địa lý vương quốc Cochinchina[14] của Gutzlaff, xuất bản năm 1849 có đoạn nói rõ Paracels thuộc lãnh thổ Việt Nam và chú thích cả tên Việt Nam là "Cát Vàng".
Với tư cách là người làm chủ, trong nhiều thế kỷ nhà nước phong kiến Việt Nam đã nhiều lần tiến hành điều tra khảo sát địa hành và tài nguyên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các sách địa lý và lịch sử của Việt Nam từ thế kỷ XVII đã ghi lại kết quả các cuộc khảo sát đó.
Các bằng chứng lịch sử, đặc biệt là pháp lý cho thấy chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
LTS: Ngày 19/1/2011, mạng Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc (www.scio.gov.cn) đăng tin dưới dạng sự kiện về việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với nội dung như sau: "Ngày 19/1/1974, quân và dân quần đảo Tây Sa của ta (Trung Quốc) tiến hành tự vệ phản kích nguỵ quân miền Nam Việt Nam - kẻ đã liên tục xâm phạm lãnh hải, không phận,…