Trần Thiện Chánh, Nhà thơ yêu nước tài hoa Từ khi liên quân xâm lược Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Năng (1858) rồi kéo vào đánh chiếm Sài Gòn (1859), lịch sử đã gây ra nơi văn học viết Việt Nam những thay đổi lớn lao trên nhiều phương diện. Bên cạnh sự xáo trộn về tư tưởng và văn hóa làm nảy sinh thêm nhiều khuynh hướng sáng tác đối lập nhau trên văn đàn Việt Nam buổi ấy, còn có sự xáo trộn về chính trị và xã hội tạo ra những biến động trong lực lượng sáng tác, trước hết trên khía cạnh…
Quách Cấp thời Hán làm Thái thú Tinh Châu, ,rất có ơn đức với dân. Một lần đi tuần thú xem xét việc án ngục thuế má, tới quận Tây Hà có vài trăm đứa trẻ con cưỡi ngựa trúc (trúc mã - tức cái que trúc, trẻ con nô đùa cầm kẹp vào giữa hai chân chạy nhong nhong giả như đang cưỡi ngựa) đón rước vái lạy bên đường. Về sau người ta dùng tích này để ca ngợi người làm quan được lòng dân.
Nhà Tôn Nguyện từ niên hiệu Trinh Nguyên (785-804) trở đi ba đời làm Thứ sử Tri…
Ngày xưa người ta sáng tác với quan niệm Văn hàng công khí - văn chương được lưu truyền là vật báu chung của thiên hạ. Văn chương lúc ấy chưa phải là một thứ hàng hoá đúng nghĩa trong một thị trường chữ nghĩa thật sự, bằng chứng là luật pháp chưa đặt ra vấn đề bảo hộ tác quyền. vÀ có lẽ vì chẳng được bao nhiêu lợi lộc nên người ta cũng ít hứng thú đạo văn, thậm chí có khi lại "vu khống" những người nổi tiếng là tác giả của tác phẩm của mình để chúng được truyền tụng rộng…
Ngày trước, phụ nữ bị ràng buộc và khống chế bởi chuẩn mực tam tòng (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử - Ở nhà thì theo lời cha, lấy chồng thì theo lời chồng, chồng chết thì theo lời con trai) nên dần dần bị đẩy vào vai trò phụ thuộc với tâm lý thụ động trong nhiều hoạt động cả tại gia đình lẫn ngoài xã hội. Song cũng có không ít người hoặc nhờ học vấn, hoặc qua thực tiễn đã đi tới chỗ chống đối, phủ nhận thứ đạo đức vô nhân ấy, trước hết là về mặt tình cảm…
Lý Thân tự Công Thuỳ, hiệu Đoản Lý, cháu cố của Lý Kinh Huyền. Thi đậu Tiến sĩ trong niên hiệu Nguyên Hoà (806-820), giữ chức Hàn lâm viện học sĩ. Nổi tiếng hay thơ, cùng Lý Đức Dụ và Nguyên Chẩn được người đương thời gọi là "Tam tuấn" (ba người anh tuấn). Đời Mục tông (821-824) được triệu làm Hữu Thập di. Đời Vũ tông (841-846) làm tới chức Thượng thư Tả bộc xa môn hạ Thị lang (một cấp bậc của chức Thừa tướng), được bốn năm ra giữ trấn, kế chết. Có Tru tích du tập.
Phủ Sùng Thánh ở Trường An có Trang điện (điện trang điểm) của HIền phi họ Từ. Thái tông có lần triệu, lâu không thấy tới, vua nổi giận. Phi vì thế dâng thơ rằng:
Triêu lai lâm kính đài Trang bãi độc bồi hồi Thiên kim thủy nhất tiếu Nhất triệu cự năng lai?
(Sáng ra bước tới đài gương Điểm trang xong, ngắm dung nhan bồi hồi Ngàn vàng mới một nụ cười Một lần triệu dễ đâu dời chân ngay?)
Lời thơ rõ ra là của một sủng cơ, nghe vừa nũng nịu…
Mình lại không thấy đúng. Dấu ngoặc kép là dùng cho những câu hay từ được trích dẫn trực tiếp, hoặc dùng cho những từ mang hàm ý châm biếm.
Trong câu mình viết, bỏ "Thao thiết" vào ngoặc kép, trong chừng mực nào đó là hợp lý (vì đang trích lại từ mà mọi người bàn đến), nhưng để "Tru tiên" vào ngoặc kép là sai. Còn nếu bỏ cả 2 từ vào ngoặc như bạn HPL nói tức là hàm ý châm biếm điều gì đó rồi (mà mình chỉ viết chơi, chẳng có ý gì cả).
Trích dẫn trực tiếp khác với đề cập gián tiếp bạn ạ. Bạn…