Trang trong tổng số 3 trang (28 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]

Ảnh đại diện

Nối Thơ - 1 hay 2 chữ cuối. Kính Mời!

Về đâu hỡi cánh chim chiều
Ngày xuân hỏi có được nhiều nỗi vui
Chim ơi gửi hộ dùm tôi
Một lời đến bạn xa xôi cuối trời.
Ảnh đại diện

Những câu thơ ta thích, ta yêu!

Chúc em vui với sáng xuân này.
               (sưu tầm)
Ảnh đại diện

Những câu thơ ta thích, ta yêu!

Hoa cúc

Có thay đổi gì không cái màu hoa ấy
Mùa hạ qua rồi lại đến mùa thu
Thời gian đi màu hoa cũ về đâu
Nay trở lại vẫn còn như mới mẻ

Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế
Chỉ em là đã khác với em xưa
Nắng nhạt vàng, ngày đã quá trưa
Nào đâu những biển chờ nơi cuối đất
Bao ngày tháng đi về trên mái tóc
Chỉ em là đã khác với em thôi!
Nhưng màu hoa đâu dễ quên nguôi
Thành phố ngợp ngày nao chiều gió dậy
Gương mặt ấy lời yêu thưở ấy
Màu hoa vẫn cháy ở trong…
Ảnh đại diện

Nối Thơ - 1 hay 2 chữ cuối. Kính Mời!

Xa vời một thoáng mây bay
Tay trơn níu giữ tháng ngày được sao
Một chiều ủ mộng hanh hao
Xương mai mình hạc chênh chao lối gầy.
Ảnh đại diện

Nối Thơ - 1 hay 2 chữ cuối. Kính Mời!

Xuân về sao bỗng quạnh hiu
Ai mang xuân lại cho nhiều xót xa
Nào đâu tôi có đợi chờ
Giữa ngày xuân thấy hững hờ niềm vui
Ảnh đại diện

Những câu thơ ta thích, ta yêu!

Anh đến mang về những gót xuân
Lòng em chim hót tiếng trong ngần
Xin đừng làm vỡ mùa xuân ấy
Chút nhíu mày thôi đủ chạnh lòng.
                Lê Thị Kim
Ảnh đại diện

Viết đúng tiếng Việt

Vụng chèo khéo chống

(Nguồn: http://maxreading.com/sac...heo-chong-25693.html)

Thí dụ:
“Khen cho ông bạn có tài
Vụng chèo khéo chống, nói hay hơn làm"

Về ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ vụng chèo khéo chống, nhìn chung là đơn giản, dễ hiểu, dễ dùng. Nhưng về nguồn gốc và cơ chế hình thành thành ngữ này thì lại được lý giải theo những hướng rất khác nhau.

Phần lớn, mọi người đều cho rằng thành ngữ vụng chèo khéo chống bắt…
Ảnh đại diện

Viết đúng tiếng Việt

@ Chị haanh8354 và anh Vien.vien:

Theo em thì thành ngữ đó là "Vụng chèo khéo chống" chứ không phải "Vụng chèo khéo trống". Chèo với chống là hai từ thường đi liền với nhau, có thể ghép lại thành từ ghép "chèo chống", hoặc "chống chèo". Thanh ngữ "Vụng chèo khéo chống" để chỉ hành động của những người làm dở (vụng chèo)nhưng khéo tự biện hộ, chống chế (khéo chống). Còn "khéo trống" là thế nào? Mong các anh chị giải thích cho em biết với. Còn dấu phẩy trong trường hợp này em không có ý kiến.
-…

Trang trong tổng số 3 trang (28 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]




Tìm bài viết:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tìm trong:

Tên chủ đề:

Nội dung:

Người gửi:

Diễn đàn:

Gửi sau ngày (ngày/tháng/năm):

Gửi trước ngày (ngày/tháng/năm):