Trang trong tổng số 4 trang (39 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Võ lâm ngoại sử (tác giả: Tiểu Ngọc)

Chương 13
Gặp sư phụ, anh hùng thoả chí
Đường công danh, tỉ mỉ bắt sâu


Khi Đồng Đức Tứ thức dậy, y nói với người chủ nhà:
"Xin lỗi, những điều người nói vừa rồi ta cứ thấy khó hiểu quá chừng, xa vời, chẳng thiết thực gì cả với ta nên mắt cứ díp lại."

Chủ nhà cười:
"Mỗ biết các hạ đang có chí khác, tâm còn đang động nhưng không sao cả! Chính những điều mỗ nói đôi khi mỗ cũng còn thấy nghi hoặc, khó hiểu nữa là."

Đồng Đức Tứ ngạc nhiên:
"Hoài nhỉ! Thế nói làm gì?"

Chủ nhà cười:
"Nhiều…
Ảnh đại diện

Võ lâm ngoại sử (tác giả: Tiểu Ngọc)

Chương 12
Tầm sư học đạo
Lạc vào cung mê


Ngày ấy, ở đất An Hải có một hào kiệt là Đồng Đức Tứ, sinh ra đã khác mọi người. Y cao lớn, da như đồng hun, lông mày xếch, tính tình nóng nảy, chất phác. Nhà nghèo, không được đi học, ngay từ bé y đã phải làm lụng hết sức vất vả, cực khổ. Mẹ y hàng ngày vẫn bắt y đi nhổ cỏ, bắt sâu, gặt lúa, chăn trâu, cắt cỏ, phụ giúp công việc trong nhà.

Cứ sáng sớm, mẹ y lại gọi:
"Đồng Đức Tứ!
Đồng Đức Tứ!
Dậy đi bắt sâu
Dậy đi nhổ cỏ
Theo mẹ ra…
Ảnh đại diện

Võ lâm ngoại sử (tác giả: Tiểu Ngọc)

Chương 11
Đại võ đài lừng danh một thuở
Nương dâu bãi biển, chìm nổi anh hùng


Khi Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi về cai quản Đại võ đài ở kinh đô, võ lâm trên giang hồ nô nức kéo về tụ hội, tất cả sôi nổi hẳn lên. Các anh hùng khắp nơi về đây tỉ thí, người xem đông như kiến cỏ. Có nhiều trận thư hùng, giao tranh vô cùng ngoạn mục. Thậm chí Mã Khởi đại hiệp phải vỗ đùi kêu lên:

"Bọn anh hùng mới xuất hiện tài giỏi thế kia, có lẽ thế hệ chúng ta phải vứt hết đao hết kiếm!"

Lúc ấy, trong giang…
Ảnh đại diện

Vẻ đẹp về ngôn ngữ, vần điệu - hình ảnh thơ của Truyện Kiều - Nguyễn Du

Nam lan đã viết:
Đoạn Thuý Kiều bán mình là mùa thu "Đêm thu một khắc một chầy" hay là mùa Xuân? "Bốn bề xuân khoá một nàng ở trong"
"xuân" trong câu trên không phải là mùa xuân, "bốn bề xuân" có nghĩa là "buồng xuân" tức căn buồng nhốt người con gái "xuân thì"; chứ giả sử buồng này mà khóa Vương bà ở trong chắc phải gọi là "buồng very xuân".
Ảnh đại diện

Vẻ đẹp về ngôn ngữ, vần điệu - hình ảnh thơ của Truyện Kiều - Nguyễn Du

Các bác giai à,

Có khi cái món nghiên kíu nghiên kiết cũng phải từ từ nó mới ngấm, gọi là "đi vào chiều sâu", lâu lâu són ra ít một thôi, chứ cứ ào ạt "sô" hàng như thế không khéo chị em người thì la rớt dép, người lại kêu rớt đủ thứ tùm lum, cũng phiền toái lắm ạ.

Trong Truyện Kiều, theo nhận xét của học giả Nguyễn Hiến Lê, có đoạn này cụ Tiên Điền tả rất siêu, mà trong các chương trình học không thấy đem ra phân tích:

Mụ nghe nàng nói hay tình
Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên
Này này…
Ảnh đại diện

Vẻ đẹp về ngôn ngữ, vần điệu - hình ảnh thơ của Truyện Kiều - Nguyễn Du

Bác nguyentuong nói đúng rồi, mấy câu mà thày Đồ trích dẫn là thuộc loại văn tả chân... à không phải, là tả... toàn thân của Nguyễn tiên sinh.

Cái này mới thuộc chủ đề nghiên kíu:

Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

Theo ý kiến của các chuyên da về khoa da liễu thì Thúy Vân chắc chắn mắc bệnh bạch tạng, cho nên mới trắng từ tóc đến da gót chân, còn những chỗ khác do không mô tả nên không biết được.
Ảnh đại diện

Võ lâm ngoại sử (tác giả: Tiểu Ngọc)

Chương 10
Hành phương Nam, dở cười dở khóc
Tự đánh mình, khó nhọc công phu


Từ khoảng năm Bính Thìn, các anh hùng võ lâm lục tục kéo vào phương Nam lập nghiệp cũng nhiều. Bọn Sáu Lùn, Nguyễn Nhuệ cùng với nhóm Võ Đang Công Thần khuynh đảo giang hồ, quyền sinh quyền sát. Độc chiếm các võ đài, bảo hoàng hơn vua, bọn đệ tử của Võ Đang Toàn Chân xưng hùng xưng bá chẳng khác gì các sứ quân ngày xưa. Lẫn lộn trong đoàn quân đó, cũng có những bậc đại hiệp uy danh lừng lẫy như Mã Khởi, Sáu Lùn,…
Ảnh đại diện

Vẻ đẹp về ngôn ngữ, vần điệu - hình ảnh thơ của Truyện Kiều - Nguyễn Du

@Đồ Nghệ, Nam lan,

Xin được miễn bắt đầu bằng hai chữ "cảm ơn", e mọi người bội thực món này.

Sầu đong càng lắc càng đầy
Khi ta đong gạo (hay đậu) vào lon thì càng lắc lon càng vơi (tất nhiên vơi đến một giới hạn nào thôi), nhưng nỗi sầu "đong" vào người rồi thì càng vật vã, trăn trở (lắc) lại càng sầu thêm.

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê"
Trong Kinh Thi có bài "Thái cát" (Hái rau), nội dung như sau:
I.
Bỉ thái cát hề
Nhất nhật bất kiến
Như tam nguyệt hề
II.
Bỉ…
Ảnh đại diện

Vẻ đẹp về ngôn ngữ, vần điệu - hình ảnh thơ của Truyện Kiều - Nguyễn Du

Cảm ơn các bạn huongnhu, Vanachi.

Quả là tôi nhớ nhầm, đúng nguyên bản là "Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu".

Bài thơ "Tương giang" đến nay vẫn còn là một nghi án vì chưa có "văn bản" chứng tỏ nguồn gốc và có một số khảo dị liên quan.

Thật tình tôi không phải là một "fan" của Truyện Kiều. Học giả Nguyễn Hiến Lê có nhận định về Truyện Kiều là ngoại trừ đoạn Tú bà giận dữ về việc Kiều mất "gin" về tay Mã giám sinh đã lên giọng "dạy dỗ" Thuý Kiều bằng lời lẽ rất thô tục, sống…
Ảnh đại diện

Vẻ đẹp về ngôn ngữ, vần điệu - hình ảnh thơ của Truyện Kiều - Nguyễn Du

Chào các bạn,

Thấy mọi người bàn tán rôm rả quá nên mạo muội đường đột vào đây gọi là góp vui chút đỉnh.

Mành Tương là gì nhỉ, mà thấy cụ Nguyễn Du dùng khá nhiều ở các chỗ khác nhau. Có phải là mành được làm ở địa phương nào đó tên là Tương không nhỉ?
"Tương" dịch sát nghĩa ra tiếng Việt là "nhau" (each other); ví dụ: tương tư - nhớ nhau, tương đồng - giống nhau, tương trợ - giúp nhau, tương chao - lắc nhau (chao ở đây là chao đảo), v.v...

Sông Tương hay Tương giang, còn…

Trang trong tổng số 4 trang (39 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài viết:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tìm trong:

Tên chủ đề:

Nội dung:

Người gửi:

Diễn đàn:

Gửi sau ngày (ngày/tháng/năm):

Gửi trước ngày (ngày/tháng/năm):