Theo mình, "trực giác" thiên nhiều hơn về bẩm sinh, nhưng chỉ có như vậy thì chưa đủ, nó còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài. Ví như một đứa trẻ sống ở phố thị sẽ chẳng biết nhiều về thôn quê và đứa trẻ ấy sẽ có một cảm nhận nào đó, có thể ban đầu là ghét bỏ, về sau lại thích thú hay ngược lại, tuỳ theo sự việc và diễn biến nội tâm của người ấy, theo một khoảng thời gian nào đó. Tất nhiên đây chỉ là suy nghĩ của mình và điều này đúng hay sai thì mình mong sự góp ý của các bạn.
Việc các bạn bàn về vị trí giữa trực giác và kiến thức cho mình góp ý vài lời nhé! Theo mình cả hai đều quan trọng và nó dứng ở vị trí bằng nhau bởi nếu thiếu một trong hai thì rất khó để hiểu về một bài thơ. Ta phải lấy cả trái tim để cảm nhận được thơ văn nhưng chỉ một trái tim thì vẫn không đủ, ta cần một vốn kiến thức. Về tầm quan trọng của chúng thì các bạn đã nói nhiều rồi, mình không nói thêm nữa. Về mặt trực giác, ta cho đó là bẩm sinh, nhưng về mặt kiến thức thì ta phải không ngừng học hỏi.…
Một bài thơ hay hay không tuỳ theo cảm nhận của mỗi người.Có thể đối với tôi bài thơ này hay nhưng với bạn thì nó chẳng có ý nghĩa gì và ngược lại. Nhưng một bài thơ hay và có thể tồn tại được hay không có lẽ phải phụ thuộc vào tính thời sự của nó, cũng giống như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Tương tư của Nguyễn Bính,... những bài thơ tuy rất lâu nhưng vẫn còn sống mãi đến ngày nay và có những bài thơ chưa kịp xuất hiện đã lụi tắt.
Cám ơn lời nhận xét của bạn rất nhiều! Bạn nói đúng, muốn cảm thụ được thơ văn cung như một công trình chế biến vậy. Trước khi đọc một tác phẩm có lẽ cần tìm hiểu một ít về tác giả, về cuộc đời và sự nghiệp của họ, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Nếu biết được chúng thì trước tiên chúng ta đã hiểu được một phần về bài thơ bởi thơ văn là kết tinh tâm hồn của con người và nó thể hiện được đời sống tâm hồn của họ. Như trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, nếu không biết được được bài thơ…
Cám ơn phần trả lời của bạn.Muốn cảm nhận một bài thơ trước nhất có lẽ phải có một vốn kiến thức về Tiếng việt, điều này có vẻ dễ nhưng thật sự lại khó khăn. Tiếng Việt phong phú và đa nghĩa, cùng một ý nghĩa nhưng lại có thể thể hiện ở nhiều cách khác nhau và chỉ một câu thôi nhưng lại hiểu được ở rất nhiều nghĩa. Đây vừa là khó khăn vừa là sự thú vị.
Các bạn có thể chia sẻ cách cảm thụ thơ văn của mình cho mọi người được biết không? Thật sự có lúc đọc phải một bài thơ mình dã phải mất một khoảng thời gian dài mới hiểu được nó. Theo mình, trước hết cần đọc kĩ, hiểu ngôn từ, nắm bắt nội dung, các biện pháp nghệ thuật,... Nhưng làm thế nào thì các bạn giúp mình nhé!