Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai, Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi. Nửa năm tiên cảnh, Một bước trần ai, Ước cũ duyên thừa có thế thôi. Đá mòn rêu nhạt, Nước chảy hoa trôi, Cái hạc bay lên vút tận trời. Trời đất từ đây xa cách mãi, Cửa động, Đầu non, Đường lối cũ, Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi. Ai cũng biết bài Tống biệt trên đây là của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, song có lẽ ít người đối chiếu để thấy cảm hứng chủ đạo của nó đã được khơi…
Vu Sơn là một dãy núi ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Núi này gồm mười hai ngọn, ngọn cao nhất là Thần Nữ phong, dưới có đền thờ Thần nữ. Thời Chiến quốc, nhà thơ nổi tiếng nước Sở là Tống Ngọc cùng Sở Tương vương ra chơi đầm Vân Mộng (đầm lớn ở Hồ Nam, Hồ Bắc), làm bài Cao Đường phú, đề tựa rằng “Xưa tiên vương ra chơi Cao Đường (tên một cái đài của nước Sở trong đầm Vân Mộng), đến tối đi nghỉ, mộng thấy một nữ nhân tới nói là gái ở Vu Sơn, làm khách Cao Đường, nghe vua tới…
Thi nhân vốn đa tình, nên nói Nguyên Chẩn là một nhà thơ đa tình e chưa chính xác. Song người đời cũng có lắm kẻ đa tình mà không phải là thi nhân, vả chăng sự đa tình ở thi nhân cũng có lắm chỗ khác với người đời, nên nói như vậy cốt để làm rõ rằng ông chỉ là người đa tình trong các nhà thơ mà thôi, chứ chẳng phải là so với con người trong thiên hạ.
Chẩn nghe danh kỹ Tiết Đào ở Ích Châu giỏi từ chương, muốn gặp mà chưa có dịp. Đến khi được cử làm Giám sát vào…
Phí Quan Khanh tự Tử Quân, người Trì Châu. Đi học lâu ngày ở kinh đô, có làm bài thơ Cảm hoài:
Huỳnh chúc bất vi khổ, Cầu danh thủy tân toan. Thượng quốc vô giao thân, Thỉnh yết đa thiểu nan. Cửu nguyệt phong đáo diện, Tu hãn thành băng phiến. Cầu danh sĩ công đạo, Danh dữ công đạo viễn. Lực tận đắc nhất danh, Tha hỉ ngã thả khinh. Gia thư thập niên tuyệt, Quy khứ tri thùy vinh. Mã tê Vị Kiều liễu, Đặc địa khởi sầu thanh. (Học…
Lưu U Cầu có bài thơ Thư hoài (Tỏ nỗi lòng) như sau:
Tâm vị minh thời tận, Quân môn thượng bất dung. Điền viên mê kính lộ, Quy khứ dục hà tùng. (Lòng dạ phô bày hết, Cửa vua còn chẳng dung, Ruộng vườn mờ mịt lối, Quay bước khó về cùng).
Lưu U Cầu người Ký Châu, cuối đời Trung tông làm quan tới chức Ngự sử. Khi Vi hoàng hậu đầu độc Trung tông, phế Tương vương mà lập Ôn vương làm vua để thao túng triều đình, con Tương vương là Lâm Tri vương Long Cơ…
Thôi Nguyên Lượng tự Hối Thúc, người Từ Châu, sinh năm Đại Lịch nguyên niên (766). Năm Trinh Nguyên thứ 19 (803) triều đình mở khoa Hoằng từ cho những người đã đậu Tiến sĩ và làm quan thi, lấy bốn người là Nguyên Chẩn, Lã Quế, Vương Khởi, Bạch Cư Dị đậu hạng Bạt tụy, bốn người là Lý Phục Lễ, Lã Tần, Kha Thư Viên, Thôi Nguyên Lượng đậu hạng Bình phán. Nguyên Lượng đậu sau rốt, có thơ tự vịnh như sau:
Nhân gian bất hội vân gian sự, Ưng tiếu Bồng Lai tối hậu…
Nho giáo đề cao đạo thầy trò tới mức đặt thầy trên cha trong thứ bậc Quân Sư Phụ. Triều đình nhà Đường cũng vậy. Sử sách chép khi Lý Thế Dân còn là Tần vương, được Đường Cao tổ Lý Uyên đón Trương Phục Dận làm khách dạy cho kinh sử. Sau Thế Dân lên ngôi, có lần đãi yến quần thần ở hồ Nguyệt Trì, đắc ý hỏi Trương Phục Dận rằng “Như đệ tử ngày nay thì thế nào?”. Phục Dận tâu “Xưa đức Khổng tử có ba ngàn học trò mà kẻ được vinh hiển chẳng một ai được phong tới tước tử tước…
Lý Quý Lan giỏi thơ ngũ ngôn, có bài Ký Hàn Hiệu thư gởi Hiệu thư lang Hàn Bát rằng:
Vô sự Ô Trình huyện Ta đà tuế nguyệt dư Bất tri Lan các sứ Tịch mịch ý hà như? Viễn thuỷ phù tiên trạo Hàn tin bạn sứ cư (xa) Nhân quá Đại Lôi ngạn Mạc vong bát hàng thư
(Huyện Ô Trình rảnh rỗi Năm tháng luống ơ thờ Chẳng biết người văn nhã Cô đơn ý có mơ? Chèo tiên khua nước vằng Xe sứ mỏi sao mờ Qua bến Đại Lôi ấy Đừng quên gửi ít thơ)
...Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu Còn như vào trước ra sau Ai cho kén chọn vàng thau tại mình Từ rằng: Lời nói hữu tình Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên quân
Ngoài lối "đoạn chương thủ nghĩa" dùng cho câu đầu, trong đoạn đối đáp giữa Thuý Kiều và Từ Hải trên đây, Nguyễn Du đã dịch hai câu thơ của Cao Thích để nói lên sự cô đơn của nàng tài nữ Thuý Kiều trong việc tìm một kẻ sĩ tri âm và sự ngạc nhiên của người anh hùng Từ Hải khi giữa một cuộc…
Vương Chi Hoán cùng Vương Xương Linh, Cao Thích uống rượu trong quán, có bọn giáo phường tới ca hát. Thời bấyg ìơ những ca kỹ thường lấy thơ của các danh sĩ phổ nhạc để hát, nên bọn Chi Hoán nhân đó hẹn nhau rằng nếu người nào có thơ được hát nhiều thì người ấy giỏi hơn. Người ca kỹ đầu tiên bước ra hát, là bài Phù Dung lâu tống Tân Tiệm của Vương Xương Linh:
Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô Bình minh tống khách Sở sơn cô Lạc Dương thân hữu như tương vấn Nhất…