.
Nhà thơ tình và người tình thơ cuối cùng
Hàn AnhNhà thơ viết “Thơ duyên” trong tuổi 18. Chị yêu bài thơ khi còn ở tuổi học trò. Tình yêu ấy thành duyên ban đầu… Đó là câu chuyện giữa “hoàng tử thơ tình” Xuân Diệu và người bạn thơ Châu Anh Phụng.Ngày 22/10/1982, TP HCM nắng trở nhạt. Một cái gì như mây biếc, hoa lạnh, chiều thu…
Và kia nữa… ngoài sân, hai cây me ríu rít tiếng chim… Tiếng gõ cửa rất nhẹ. Chị ra mở cửa. Nhà thơ Hoàng Trung Thông bước vào:
- Châu Anh Phụng biết ai đây không nhỉ?
Người đứng bên cạnh nhà thơ Hoàng Trung Thông im lặng, trán xòa mái tóc. Mái tóc, ánh mắt, cái phút giây lặng lẽ cũng từ xa của người ấy. Chị bất ngờ vụt gọi:
- Ồ, thi sĩ Xuân Diệu!
Nhà thơ Xuân Diệu bước nhẹ lên một chút, ríu ra đặc giọng miền Trung:
- Ông Thông ở Sài Gòn ra kể, được biết Châu Anh Phụng đang làm một việc có ích lớn, tự bỏ tiền xây bia mộ cụ Đồ Chiểu ở Cần Giuộc. Tôi cũng đang sửa soạn chuyên luận mới, bổ sung cho tiểu luận
Đọc lại thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, viết năm 1963…
Chị với nhà thơ Hoàng Trung Thông đi vào nhà. Còn lại nhà thơ Xuân Diệu ở ngoài sân, ngẩn ngơ. Nhà thơ nghiêng nghiêng đầu, giọng nói to:
- Châu Anh Phụng có nghe tiếng thu động, hơi thu giăng cánh, chân thu bước êm không?
Những gì nhà thơ nói bỗng làm trong chị rưng rưng những câu
Thơ duyên của Xuân Diệu:
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Mây lặng chiều thưa, sương xuống dần.Chiều hôm ấy, nhóm thơ Đường của Châu Anh Phụng đến thăm hỏi, chúc mừng nhà thơ Xuân Diệu. Ông vừa được Viện Hàn lâm khoa học Đông Đức phong Viện sĩ.
Luôn tiện, nhóm thơ Đường mời Xuân Diệu nói chuyện về những bài thơ Đường luật của ông cho mọi người thưởng thức.
Chiều 24/10/1982, nhà thơ Xuân Diệu làm một công việc không theo nghi thức xưa nay của mình: Bình thơ phải có bục đứng, bình hoa, người nghe thơ phải là chị em phụ nữ ngồi đối diện.
Bây giờ nhà thơ ngồi cùng người nghe quanh chiếc bàn dài hình quả xoài trong nhà chị Mai Huỳnh Hoa. Và đặc biệt chị Châu Anh Phụng được ngồi bên cạnh theo yêu cầu nhỏ của nhà thơ.
Hôm ấy, Xuân Diệu chọn 3 bài tứ tuyệt:
Trời vọng chân mây, Nắng vàng chiều và
Hoa tím tương tư làm trong thời kỳ kháng chiến.
Gần một giờ bình thơ, người nghe cứ lặng đi, hồn nhập vào hồn thơ Đường sống động. Bỗng chị Châu Anh Phụng như người làm trở mái chèo cảm xúc, hỏi nhỏ nhà thơ:
- Bài
Thơ duyên năm khổ. Nhưng mỗi khổ là một tứ tuyệt Đường thi độc lập trong một chỉnh thể, có phải không?
Nhà thơ gật đầu tán thành và yêu cầu chị đọc cho một số khổ.
Chị Châu Anh Phụng không ngần ngại đọc:
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu. Chị đọc xong ngồi lặng im, mắt xa xăm.
Chiều ấy, nhà thơ và Châu Anh Phụng trao đổi thật tâm đầu ý hợp về
Thơ duyên. Bài thơ thật tinh tế, ghi lại cảm nhận của nhà thơ ở lứa tuổi 18. Còn người yêu bài thơ cũng yêu từ cái tuổi học trò.
Bút tích nhà thơ Xuân Diệu tặng Châu Anh Phụng.
Trong cái tinh tế của người phụ nữ trưởng thành, chị hỏi nhà thơ, sao trong
Thơ duyên chỉ có hoa rất chung. Trong khi đó, mọi thứ còn lại rất cụ thể.
Đôi mắt nhà thơ nhìn chị, lấp lánh bái phục. Bất ngờ, nhà thơ hỏi:
- Vậy chớ Phụng có biết nhà thơ sau này lắp thứ hoa nào vào cái tuổi 18 ấy không?
- Thưa có phải hoa ngọc trâm không thi sĩ?
Chị Phụng vui ra mặt, nhà thơ bồi thêm như đố:
- Bài thơ
Hoa ngọc trâm , Xuân Diệu viết năm nào vậy?
- Thưa, tháng 6/1962, hai tháng sau bài
Biển.Nghe chị Phụng cho một đáp án đúng, cả nhóm thơ Đường vỗ tay tán thưởng.
Thơ là tình, tình là thơ trong hai người thơChiều 24/12/1983, nhà thơ Xuân Diệu đi công tác, đến thăm Châu Anh Phụng. Ông chép cho chị bài thơ
Biển với lời đề tặng: “
Biển cho cô Châu Anh Phụng”. Cũng chuyến đi ra Vũng Tàu lần ấy có cả nhà thơ Hoàng Trung Thông, nhân dịp vào tiếp nhận ảnh chân dung cụ Đồ Chiểu. Đấy cũng là dịp khánh thành lăng thơ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Ở phố thì chép bài thơ
Biển, ra biển thì đọc bài thơ hoa. Đó là ý của nhà thơ Hoàng Trung Thông gợi ý Châu Anh Phụng đọc bài thơ
Hoa ngọc trâm của Xuân Diệu. Chị Phụng hỏi lại, khổ nào nhà thơ thích nhất để xem có trùng vói ý mình hay không.
Nhà thơ Xuân Diệu bảo chờ một chút, trăng lên khỏi biển mới đọc. Châu Anh Phụng ý nhị reo khẽ: “Trùng với ý Phụng rồi đấy”.
Trên mặt biển, sóng Vũng Tàu đã vàng trăng canh một cùng giọng đọc thơ trong ngần của chị:
Hoa giúp cho anh tỏ mối tình
Vì ta hoa đã nở năm cánh
Dịu dàng canh một trăng soi bóng
Tha thiết canh năm nguyệt trở mình.Sau buổi chia tay nhà thơ Xuân Diệu, trong bài
Hồi tưởng, người ta nghe một nỗi xốn xang trong tình, trong ý của chị:
Ngọc trâm cài áo duyên còn nợ
Sóng biển hôn bờ sóng vấn thanh.Và hai câu thơ cuối cùng trong bài thất ngôn bát cú của chị là lòng biết ơn một mối tình chung vạn thuở:
Cảm ơn trời đất cùng thầy mẹ
Nào uổng sanh ra giống hữu tình.Người ở Hà Nội, người ở Sài Gòn, khoảng xa cách trở. Anh Tịnh Hà, em trai cùng mẹ của nhà thơ, lâu lâu lại đến gõ cửa nhà chị để chuyển một bài thơ mới chưa in, một tập thơ mới vừa xuất bản và những lời nhắn thăm.
Cứ mỗi lần nhận được tin anh Xuân Diệu, trong sổ tay thơ của chị lại xuất hiện những câu lục bát, nét chữ chân phương.
Chị làm thơ để nhớ người tình thơ của mình:
Nhớ khi thơ bắc nhịp cầu
Nỉ non vẳng lại bên cầu tiếng tiêu
Biết em sống giữa cô liêu
Anh thường nắng sớm mưa chiều đến thăm.Nén nhang khóc người hay khóc một tình thơSớm ấy, anh Tịnh Hà mang thư anh Xuân Diệu cho tôi. Thư đề ngày 31/8/1985, hẹn gặp ở khách sạn Bông Sen, buồng 106, đường Đồng Khởi.
Tôi hỏi anh Tịnh Hà, anh Xuân Diệu đến thăm chị Phụng chưa. Anh Tịnh Hà cho biết, anh Diệu có việc gấp, đi đồng bằng sông Cửu Long, nhờ Tịnh Hà nhắn chị Phụng sẽ gặp sau.
Hôm sau, anh Tịnh Hà đến thông báo cho chị Phụng.
Gặp lại tôi, vẻ mặt anh đau khổ. Anh nói: “Này, ông biết không, mình vừa nói anh Diệu về sẽ gặp sau, chị liền đứng dậy, lặng đi. Rồi như vừa hờn, vừa thương, chị đọc hai câu thơ xuất thần, như thơ tình cổ điển:
Anh như chớp bể mưa nguồn
Em như dáng liễu trong vườn ngóng ai.Anh Xuân Diệu ở đồng bằng sông Cửu Long về, phút giây đầu tiên gặp gỡ, chị Phụng gửi nhà thơ bài
Nhớ. Bài thơ được viết trên tờ giấy rời với lời đề tặng: “Riêng tặng tác giả tập thơ
Gửi hương cho gió”.
Mười tám câu thơ lục bát da diết một tâm hồn đồng điệu. Cuối bài thơ, chị lấy hai câu ca dao để làm ngàn năm nhớ và yêu của chị:
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời không thấy người thương.
Một ngày vào tháng 12/1985, trước 15 phút anh Tịnh Hà đến, chị Châu Anh Phụng mệt, không đi làm, lòng thấy bồn chồn, mắt mờ mịt. Chị ngồi dậy, chép lại 4 câu thơ đầu của bài
Nhớ: Mây bay mà ngỡ trăng đi
Nhớ anh đã nói những gì với em
Một mùa lá đổ bên thềm
Tương tư nặng gánh tăng thêm nét sầu.Chị chưa kịp lau hai mắt ướt, anh Tịnh Hà đột ngột đến báo tin anh Xuân Diệu mất vào lúc 12h40. Hôm ấy là ngày 18/12/1985. Chị nghe lòng như có sóng.
Còn 20 phút nữa anh Tịnh Hà lên máy bay ra Hà Nội thọ tang anh. Chị Châu Anh Phụng bước đến bàn thờ, rút một nén nhang Ông Thọ, bọc vào giấy điều, gửi anh Tịnh Hà. Cho đến bây giờ, chị Phụng vẫn không quên giây phút đau buồn ấy của đời mình.
Sau 5 ngày thọ tang, anh Tịnh Hà trở về nói cho tôi biết, nén nhang của chị Phụng vừa cắm xuống lư đồng, lửa bốc lên đỏ rực, làm mờ hết tấm hình anh Xuân Diệu trên bàn thờ.
“Có lạ không ông?”, anh Tịnh Hà vịn vào vai tôi thổn thức.
Nguồn: Thế giới văn hóaĐN st và giới thiệu
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..