Trang trong tổng số 1 trang (10 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

lovely_chocolate

em đang tìm bài thơ "đây thôn vĩ dạ" của Hàn mạc tử và phần phân tích nghệ thuật của tác phẩm...
nhưng em ko tìm được bài thơ này trên thi viện...
các anh chị giúp em tìm bài này và gợi ý phần phân tích nghệ thuật cho em ạh!!!!!!!!!!!
em xin chân thành ...cảm ơn!!!!!!!!!!^^
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Bài thơ đó ở đây em này: http://thivien.net/viewpo...ID=mYEcs2AZA6uARv-MA69oaA

Do trong này ghi tên bài thơ là Đây thôn Vỹ Giạ nên em không tìm được là phải. Tên bài thơ này có nhiều nơi viết khác nhau. Chị thì nhớ ngày xưa được học là "Đây thôn Vỹ Dạ". Nhưng chắc cũng do biến âm mà viết không nhất quán thôi. :)
Còn phân tích nghệ thuật thì chẳng nhẽ các cô ở lớp ko bảo gì à? ;))
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

http://www.thivien.net/vi...ID=mz8hO4-xm_bQYO5dbc_rLg Trong này có liệt kê 45 bài viết liên quan đến Hàn mặc Tử, nhất định em sẽ tìm thấy tư liệu về bài "Đây thôn Vỹ Dạ".
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

http://www.thivien.net/viewwriting.php?ID=65 Một chìa khoá để vào bài thơ "Đây thôn Vỹ Dạ".
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Em lại thích viết nó thành "Đây thôn Vĩ Giạ" hơn. Nhưng để chắc chắn, chỉ cần tìm tác giả "Hàn Mặc Tử" là được mà. Nhưng đôi khi có người lại không viết hoa tên tác giả, và đối với riêng tác giả HMT, thì còn có người cho rằng nó là Hàn Mạc Tử kia!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Hàn Mặc Tử có khá nhiều bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mạc Tử. Chẳng nhớ trước đọc ở đâu rằng thời kỳ đầu, bút danh ký là Hàn Mạc Tử (người con trai trong bức rèm lạnh, chỉ sự cô liêu), nhưng về sau nhà thơ Quách Tấn (bạn thân của HMT) bảo nên đổi thành Hàn Mặc Tử (hàn mặc = mực lạnh, chỉ văn thơ). Hàn Mặc Tử là bút danh cuối cùng nên được dùng nên có rộng rãi hơn.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Có lẽ là bài này: http://www.baobinhdinh.com.vn/643/2003/6/4330/

Hàn Mạc Tử hay Hàn Mặc Tử?
15:48', 15/6/ 2003 (GMT+7)

Vừa qua, trên một vài tờ báo, trong đó có Báo Bình Định là quê hương của "Bàn Thành tứ hữu" đã đăng bài của Nhất Tâm có đoạn viết "bút danh của Hàn là Hàn Mạc Tử chứ không phải là Hàn Mặc Tử như người ta thường gọi…". Vậy xuất xứ tên Hàn Mặc Tử?

Thỉnh thoảng tôi có đọc Báo Bình Định và rất quan tâm trang "Văn hóa - nghệ thuật giải trí". Tôi vui mừng nhận thấy tờ báo của tỉnh ngày càng phong phú - là một trong những tờ báo địa phương có chỗ đứng trong lòng bạn đọc gần xa. Riêng Báo Bình Định số 1906, ngày 28-3-2003 đăng bài của Nhất Tâm "Phạm Xuân Tuyển - 30 năm theo "Hàn Mặc Tử" có đoạn viết "Qua những tài liệu sưu tầm được, anh cho rằng bút danh của Hàn là Hàn Mạc Tử chứ không phải là Hàn Mặc Tử như người ta thường gọi". Tôi e rằng viết như vậy là không chuẩn, nếu không nói là thiếu chính xác. Vì cũng theo nhiều tài liệu và đã có lần tôi được hỏi chuyện trực tiếp thi sĩ Quách Tấn tại nhà riêng của ông ở Nha Trang (1986) thì Hàn đã có bút danh là Hàn Mạc Tử trước khi lấy bút danh chính thức là Hàn Mặc Tử. Người tham gia đổi bút danh (từ Mạc thành Mặc) cũng không ai khác là thi sĩ Quách Tấn. Theo "Hàn Mặc Tử- tác giả và tác phẩm" có viết "Nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912- 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí. Ông viết báo, làm thơ. Khi viết báo lấy bút hiệu là Phong Trần. Tiếp đó ông đổi bút hiệu là Lệ Thanh (do chữ đầu của sinh quán Lệ Mỹ và chánh quán Thanh Tân ghép lại)".

Có người nói bút danh Lệ Thanh nghe nó "yểu điệu thục nữ" quá, Trí lại đổi bút hiệu lần nữa là Hàn Mạc Tử. "Hàn Mạc" là rèm lạnh. Trong một lần viếng thăm nhà thơ Quách Tấn, Trí bị Quách Tấn trêu:

- Kể cũng ngộ thật! Tránh kiếp phong trần đi làm khách hồng nhan. Sợ kiếp hồng nhan đa truân lại đi làm kiếp rèm lạnh. Tránh lờ chui vào lưới. Sao mà lẩn thẩn thế nhỉ?

Trí đâm khùng:

- Anh này thật đa sự! Không biết đặt "cái đếch" gì cho vừa lòng anh?

Quách Tấn cười:

- Đã có rèm thì thêm bóng nguyệt vào. Hỏi còn cảnh nào nên thơ bằng?

Trí hội ý, cầm bút vạch thêm "vành trăng non" trên dấu chữ A của chữ Mạc, thành ra hiệu Hàn Mặc Tử.

Chỉ thêm một dấu "ă" mà đổi hẳn ý nghĩa của khóm chữ.

Chữ Hàn trước kia nghĩa là "lạnh", nhưng đi kèm với chữ "Mặc" là "mực" thì chữ "Hàn" thành là "bút". Hàn Mặc Tử là anh chàng bút mực (có nghĩa là khách văn chương - lời thi sĩ Quách Tấn). Và từ đấy Trí giữ bút hiệu "Hàn Mặc Tử" cho đến cuối đời".

Tôi xin giới thiệu chuyện này để bạn đọc tham khảo. Và mong muốn ý kiến nhỏ này chỉ góp phần làm rõ thêm nguồn gốc xuất xứ bút danh Hàn Mặc Tử - một nhà thơ thiên tài đáng kính.
. Lê Thu
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lovely_chocolate

em cảm ơn mọi người :D
đúng là em viết thành Hàn mạc tử nên ko tìm được^^
nhưng phần đánh giá nhận xét nghệ thuật có ko ạh????em muốn xem để tham khảo:D:D
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lovely_chocolate

em còn nhỏ tuổi liệu phân tích nghệ thuật như trong link kia sợ hơi quá tuổi:((:((
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em nhớ có lần ra Huế, thấy người ta cò chỗ ghi là thôn Vĩ Dạ hay sao ấy, chắc hỏi chị Nguyệt Thu.

Bạn ơi, bạn cứ tìm trong mấy cái bài phân tích trên kia, lôi mấy ý hay ra mà làm là được, chẳng cần phải lo quá tuổi đâu, chủ yếu là văn của mình mà.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (10 bài viết)
[1]