Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [93] [94] [95] [96] [97] [98] [99] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cammy

Tác giả Bùi Hữu Thiềm: http://www.thiv...umliIc-CjHK7QNQ
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tducchau

@ Ad và Mod!...

Mình muốn chuyển lên Thivien nội dung tập thơ "Ma thuật ngón" của Trần Tuấn - Đây là tập thơ đoạt giải Thơ Bách Việt năm 2008, NXB Hội Nhà Văn, 2008.
Ngặt nỗi, thông tin về tác giả quá ít, chỉ đơn giản là: Trần Tuấn, sinh năm 1967, hiện là phóng viên thường trú báo Tiền Phong tại Đà Nẵng. Hết

Các bạn giúp giùm nha!
Trân trọng.
tducchau,
Thử hữu tắc bỉ hữu
Thử vô tắc bỉ vô
Thử sinh tắc bỉ sinh
Thử diệt tắc bỉ diệt
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

@tducchau: Mình nghĩ Trần Tuấn là tác giả xứng đáng có trang trên Thi viện. Tuy nhiên, những tác giả mới ra sách gần đây, chúng mình nên xin ý kiến, họ đồng ý hẵng đưa sách lên, nếu không sẽ là vi phạm bản quyền đấy bạn ơi.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Đông Ngạn

Kính gửi BQT Thi Viện,
  Tiêu Đồng Vĩnh Học xin đề nghị BQT Thi Viện tạo thêm một tác giả mới là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn, nhà thơ yêu nước kiên quyết chủ trương đánh Pháp.
  Bước đầu, xin cung cấp tiểu sử tác giả và một bài thơ chữ Hán của ông. Các bài tiếp theo sẽ lần lượt đưa lên Thi Viện sau.

  Nguyễn Xuân Ôn 阮春溫 (1825-1889), hiệu là Ngọc Đường 玉堂, ông còn có hiệu là Lương Giang 良江 và biệt hiệu là Hiến Đình 獻亭, người xã Lương Điền, huyện Đông Thành (nay là xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo, mẹ mất sớm, nên tuổi đã lớn ông mới được đi học. Nguyễn Xuân Ôn đỗ cử nhân năm Đinh Mão, niên hiệu Tự Đức thứ 20 (1867) và đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân năm Tân Mùi, niên hiệu Tự Đức thứ 24 (1871) đời vua Nguyễn Dực Tông, được bổ nhiệm tri phủ Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) rồi thăng Đốc học Bình Định, Án sát Bình Thuận. Ông là một trong những quan lại kiên quyết chủ chiến. Trong thời kỳ này, ông đã nhiều lần trình bày lên Tự Đức kế hoạch đánh giặc Pháp, nhưng triều đình mục nát không chấp thuận ý kiến của ông. Hơn nữa, ông lại hết sức chăm lo việc xây đắp thành lũy để phòng ngự nên triều đình sợ bọn Pháp gây rắc rối đã đổi ông ra làm Án sát Quảng Ngãi. Chán nản vì triều đình hèn nhát, ông cáo quan về làng lo tìm cách cứu nước.
  Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần vương, ông mộ quân khởi nghĩa ngay tại làng rồi kéo lên đồng Thông, thuộc vùng Vũ Kỳ ngày nay, lập căn cứ kháng chiến, được vua Hàm Nghi phong là An tĩnh Hiệp đốc quân. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân khá rộng bao gồm vùng Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương, Nghi Lộc. Tuy chỉ có vũ khí thô sơ nhưng với tinh thần dũng cảm, mưu trí, trong hai năm chiến đấu, nghĩa quân dưới quyền chỉ huy của ông đã lập được nhiều chiến công rực rỡ. Tuổi đã già nhưng ông rất can đảm, trận đánh nào cũng tham gia, lúc đánh thì đi trước, lúc rút thì đi sau. Chẳng may, ngày 25 tháng 7 năm 1887, ông bị bọn Pháp bất ngờ đột kích, vây bắt được trong lúc đang điều trị tại làng Đồng Nhân gần Yên Mã (Yên Thành). Địch đã tìm mọi cách mua chuộc ông nhưng trước sau ông vẫn giữ được tấm lòng trung với đất nước. Chúng đem ông về giam giữ ở nhà lao Huế và ông mất vào cuối năm 1889. Ông để lại một tập thơ văn gọi là Ngọc đường thi văn tập 玉堂詩文集. Thơ văn của ông nêu cao lòng tự hào dân tộc, tinh thần quyết tâm kháng chiến bất chấp quân thù có vũ khí hiện đại, đồng thời lên án nghiêm khắc quân giặc tàn bạo và bọn phong kiến đầu hàng, hèn nhát.

  Tham khảo:
1. Nguyễn Văn Huyền (chủ biên), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 17, NXB KHXH, 2000.
2. Trịnh Khắc Mạnh, Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, 2007.
3. Nguyễn Đức Vân – Hà Văn Đại, Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn (In lần 2), NXB Văn học, 1977.
  (Tiêu Đồng Vĩnh Học)

冬日述懷
昔年保駕在邊廷,
今歲俘車送帝京。
世事到頭空愒月,
年花屈指又週星。
新停風景雙行淚,
故國煙霞一片情。
冬至陽生春又到,
春梅岸柳暗逢迎。

   Đông nhật thuật hoài
Tích niên bảo giá tại biên đình,
Kim tuế phù xa tống đế kinh.
Thế sự đáo đầu không khái nguyệt,
Niên hoa khuất chỉ hựu chu tinh.
Tân đình phong cảnh song hàng lệ,
Cố quốc yên hà nhất phiến tình.
Đông chí dương sinh xuân hựu đáo,
Xuân mai ngạn liễu ám phùng nghinh.


   Dịch nghĩa:
Mùa đông, thuật ý nghĩ của mình
Năm xưa bảo vệ xe vua ở chốn biên đình,
Năm nay xe tù đưa đến kinh sư.
Việc đời đến nơi rồi mà luống những sa đà ngày tháng (1),
Bấm đốt ngón tay mà tính năm tháng, các ngôi sao lại xoay xong một vòng.
Thấy phong cảnh Tân đình chảy hai hàng nước mắt (2),
Ngắm ráng mù cố quốc, mang nặng một khối tình.
Ngày Đông chí, hơi dương sinh, mùa xuân lại đến,
Rừng mai ngàn liễu sắp sửa đón chào.

  Chú thích:
(1) Sách Tả truyện 左傳 có câu: “Ngoạn tuế nhi khái nguyệt 翫歲而愒月” nghĩa là ngày tháng vui chơi (kéo dài hơi thừa, không biết lo việc đời).
(2) Tân đình: Một cái đình ở đất Giang Nam, Trung Quốc. Hồi Ngũ Hồ chiếm giữ Trung Nguyên, bọn sỹ phu chạy xuống Giang Nam, tới đình này nhìn phong cảnh mà than khóc với nhau. Đây ý nói, tình cảnh nước ta hồi đó cũng như ở Tân đình thuở trước.

  Dịch thơ:
Năm xưa hộ giá tại biên đình,
Nay bị xe tù giải tới kinh.
Thế sự mặt nhìn càng ngán nỗi,
Niên hoa tay bấm lại tròn vành.
Tân đình phong cảnh đôi hàng lệ,
Cố quốc mây mù một mối tình.
Đông chí dương sinh xuân lại đến,
Đón chào mai nở liễu buông mành.


(Nguyễn Đức Vân – Hà Văn Đại dịch)

Xin chân thành cảm ơn!
Trung tình vô hạn bằng thuỳ tố,
Minh nguyệt thanh phong dã bất tri.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Tác giả Nguyễn Xuân Ôn: http://www.thiv...r0uu6mqdrhe1jhA
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Đông Ngạn

Cảm ơn bạn Vanachi đã tạo trang thơ Nguyễn Xuân Ôn!

  Kính gửi BQT Thi Viện, Tiêu Đồng Vĩnh Học xin đề nghị Thi Viện lập trang thơ của "Danh sĩ đất Thăng Long"Nguyễn Án (người viết Tang thương ngẫu lục, đồng tác giả là Phạm Đình Hổ).

Xin bước đầu cung cấp "Tiểu sử tác giả":

  Nguyễn Án 阮案 (1770 - 1815), tự Kính Phủ 敬甫, hiệu Ngu Hồ 愚胡, người thôn Du Nội, xã Du Lâm 榆林, huyện Đông Ngàn 東岸, phủ Từ Sơn 慈山, tỉnh Bắc Ninh 北寧 (nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội), xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc, nối đời khoa bảng. Ông là hậu duệ của Đình nguyên Hoàng giáp Nguyễn Thực 阮實, Tiến sỹ Nguyễn Nghi 阮宜, Tiến sỹ Nguyễn Thẩm 阮審, …, cháu nội ông là Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản 阮思僴. Ông thuộc dòng họ Nguyễn gốc Lý, là hậu duệ của Lý Thái Tổ. Dòng họ Nguyễn gốc Lý này, từ đời Nguyễn Thực vẫn ở làng Vân Điềm (cạnh làng Hương Mạc, quê của Tiến sỹ Đàm Thận Huy, Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh, Nguyễn Thực là cháu rể Đàm Thận Huy), đến đời Nguyễn Đường (cha Nguyễn Án) mới dời về Du Lâm (nơi có Thái Đường Hoa Lâm, xưa là quê của bà Phạm mẫu, người sinh ra Lý Thái Tổ). Thuở nhỏ, ông thông minh hiếu học nhưng lớn lên giữa thời ly loạn, việc học hành lỡ dở. Ông đã nhiều năm trú ngụ ở đất Thăng Long, trên một mảnh đất thuê của người khác (ông có nói rõ chuyện này trong bài thơ Cảm hoài I), sống những tháng năm nửa ẩn dật, mưu sinh một cách vất vả bằng nghề dạy học và làm thuốc (và vì vậy ông có thêm một tên hiệu nữa là Kiếm Hồ Ngư Ẩn).
  Triều Tây Sơn suy vong, nhà Nguyễn lên. Năm Gia Long thứ 4 (1805) lúc đó ông đã 35 tuổi, do tiến cử, ông được bổ làm Tri huyện huyện Phù Dung (nay thuộc Phù Cừ, Hưng Yên), nhưng làm được một năm thì viện cớ có việc riêng xin từ quan. Năm Đinh Mão Gia Long thứ 6 (1807), nhà Nguyễn mở khoa thi Hương đầu tiên ở Bắc Thành, bị o ép, ông bất đắc dĩ phải lều chõng dự thi, đỗ Hương cống (Cử nhân) và được bổ nhiệm làm Tri huyện Tiên Minh (tức Yên Lãng, Hải Phòng). Về sau ông mất tại nhiệm sở.
  Cũng như nhiều nho sĩ khác, chí hướng ban đầu của Nguyễn Án là mong muốn được đem tài năng ra hành đạo để góp phần “trị quốc an dân”, nhưng thời thế đang có những biến chuyển dữ dội, cảnh “dâu bể” diễn ra dồn dập ở ngay trước mắt qua từng tháng từng ngày đã khiến ông bi quan thất vọng. Ông đành lui về, tìm niềm vui trong cuộc sống gần thiên nhiên, tìm chỗ dựa tinh thần trong triết thuyết Lão Trang, tìm niềm an ủi trong sự đồng cảm của bạn bè tri kỷ, nguyện đem ngọn bút phụng sự nhân sinh qua những trang văn thơ ghi lại thế sự, diễn tả nỗi lòng, mong muốn góp phần cảnh tỉnh thế tục, mà thành quả cụ thể là cuốn “Tang thương ngẫu lục 桑滄偶錄” (viết chung với bạn tri kỷ Tùng Niên Phạm Đình Hổ) và tập thơ “Phong lâm minh lại thi tập 風林鳴賴詩集”.
  Thơ của Nguyễn Án thắm đượm nỗi buồn của một nho sĩ bất lực trước thời thế, của một ẩn sĩ chưa quên hẳn việc đời, góp phần giúp chúng ta hiểu sâu hơn con người và thời đại ở một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước – giai đoạn cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
  Tác phẩm:
- Phong lâm minh lại thi tập 風林鳴賴詩集.
- Tang thương ngẫu lục 桑滄偶錄 (viết chung với bạn tri kỷ Tùng Niên Phạm Đình Hổ 松年范廷琥), ghi lại nhiều cảnh sinh động về đời sống văn hóa – xã hội của đất nước buổi giao thời của ba nhà Lê – Trịnh – Tây Sơn.
- Có thơ văn trong các sách: Đông Dã Tiều thi tập 東野樵詩集, Đông dã học ngôn thi tập 東野學言詩集, Hoa trình học bộ tập 華程學步集, …

Tham khảo:
1. Vân Lâm Nguyễn tộc - Lý triều hậu duệ, Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản - Cuộc đời và thơ văn, Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội và 110 năm ngày mất Hoàng Giáp Nguyễn Tư Giản, Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, Hà Nội, 2001.
2. Trịnh Khắc Mạnh, Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, 2007.
3. Đặng Đức Siêu, Tổng tập Văn học Việt Nam, Tập 14, NXB KHXH, 2000.

Xin chân thành cảm ơn!
Trung tình vô hạn bằng thuỳ tố,
Minh nguyệt thanh phong dã bất tri.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Tác giả Nguyễn Án: http://www.thiv...7ltDxN1sFVIMCSg
Nhân đây cảm ơn những bài thơ và tác giả được bạn gửi lên :)
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thaocholau

Chào chị Nguyệt Thu
Em muốn bổ sung tác giả Ngô Lạp vào danh sách tác giả, có được không chị.
Nếu được, xin chị trả lời cho em biết. Cám ơn chị.
thaocholau
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@thaocholau: Bạn tham khảo bài viết ở đầu topic này của Vanachi này nhé: http://www.thiv...IXw66-8TsJQH5VA

Nếu thấy phù hợp yêu cầu, bạn hãy cung cấp thông tin thêm ở đây cho đầy đủ, Ban Quản Trị sẽ quyết định việc tạo tác giả mới. :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thaocholau

Chào chị Nguyet Thu,
Tác giả Ngô Lạp chỉ đăng thơ trên trang web cuongde.org,vanchuongviet.org.
Nếu được thì xin sơ lượt vài dòng về tác giả Ngô Lạp như sau:


Ngô Lạp là bút hiệu của Ngô Công Thành,sinh ngày 10-11-1957.Học trung học ở trường Cường Để,Qui Nhơn.HIện là giáo viên môn Anh Văn tại trường THPT Bắc Bình, Bình Thuận.
Vài dòng sơ lượt về tác giả tôi yêu mến.Cám ơn chị Nguyệt Thu.
thaocholau
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 101 trang (1010 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [93] [94] [95] [96] [97] [98] [99] ... ›Trang sau »Trang cuối