Trang trong tổng số 27 trang (261 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hà Xuân Đạt

Dạ! Em xin phép yêu cầu tạo tác giả mới.
Họ và tên: Hà xuân đạt
Ngày/tháng/năm sinh: 20/07/2005
Thể thơ: năm chữ, tự do, thất ngôn tứ tuyệt
Các bài thơ đã sáng tác năm 2019-2020, em đã yêu cầu đưa lên các tạp chí thơ về nội dung THƠ THỜI HỌC SINH qua Gmail nhưng chưa được chấp nhận.
21.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lnnp7A1ltv

Đề nghị BQT cho thêm nhà thơ Lương Đình Khoa
-Sinh năm 1985, Lương Đình Khoa từng được biết đến với vai trò Bút trưởng của Bút nhóm Hương Nhãn (Hưng Yên) trên Báo Thiếu niên Tiền phong, khi còn là cậu học sinh Trường THPT chuyên Hưng Yên. Với bài đăng dày đặc trên các mặt báo, bài phát trên sóng phát thanh dành cho thiếu nhi của Đài Tiếng nói Việt Nam từ những năm 2000 - 2003, cái tên Lương Đình Khoa đã để lại dấu ấn trong lòng nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X và cả hiện nay.

Năm 2004, tập thơ đầu tay mang tên Khuôn mặt tình yêu của Khoa được xuất bản, khi anh đang là sinh viên năm thứ nhất Học viện Báo chí – Tuyên truyền Hà Nội; đồng thời với nhiều truyện ngắn, tản văn, thơ được đăng tải trên các báo, tạp chí, Lương Đình Khoa trở thành một học viên trẻ nhất tham gia Lớp Bồi dưỡng sáng tác của Trung tâm Bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du khoá 1, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức năm 2007.

Hai năm sau, tập truyện ngắn đầu tay mang tên Gió mùa thổi mãi của anh ra mắt độc giả và truyện ngắn mang chủ đề Gió mùa thổi mãi đã được Đài Phát thanh Thành phố Hồ Chí Minh chọn chuyển thể thành kịch truyền thanh cho loạt chương trình về những tâm hồn cao cả.

Các tác phẩm đã xuất bản của Lương Đình Khoa
Các tác phẩm đã xuất bản của Lương Đình Khoa
Để nối dài con đường sáng tác văn chương của mình, trong hai năm (2014 và 2016), các tập sách: Ai rồi cũng phải học cách cố quên đi một người, Tuổi thanh xuân đôi chuyến tàu đi lạc và Về nhà đi của anh cũng lần lượt trình làng và được đông đảo độc giả trẻ đón nhận.
Tự cho mình là người nặng tình, là “hạt phù sa đi lạc” giữa chốn thị thành nên dù bất kỳ ở thể loại nào, nội dung nào, trong mỗi trang viết của anh, người đọc cũng dễ dàng bắt gặp một nhân vật trữ tình, đó là “tôi”, là “người trẻ”, là “gã trai”… mang tâm hồn lãng mạn, đang hát những bài ca yêu thương giữa muôn nẻo đường đời.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Tác giả Lương Đình Khoa: https://www.thivien.net/L...or-yTSVja2SV3YegMPhk3OMvA
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Hằng

Tôi muốn thêm tác giả người Bulgaria. Tên là Stefan Tsanev. Ông sinh năm 1936 tại Ruse, Bulgaria, là nhà viết kịch, nhà thơ và nhà văn Bulgaria. Tốt nghiệp trường Trung học cơ sở năm 1954 tại Ruse. Năm 1959, ông tốt nghiệp ngành báo chí tại Đại học Tổng hợp Sofia. Năm 1960-1965 ông học kịch tại Học viện Điện ảnh Mátxcơva. Thơ của ông đã được dịch sang tất cả các ngôn ngữ châu Âu, tiếng Trung, tiếng Mông Cổ, tiếng Ả Rập và tiếng Do Thái.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Admin

Tác giả Stefan Tsanev: https://www.thivien.net/S...or-AMVCxcA8SYUcVO0ejJenUQ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hiền Lương

Kính đề nghị Ban quản trị tạo cho tác giả sau:
1. Vài nét về tác giả
Tác giả Lương Cao Rính (còn có bút danh là Lương Cao Kính) (sinh năm 1940 tại Hải Phòng, mất ngày 2 tháng 10 năm 2007 tại Hải Phòng), ông là Hội viên hội văn học nghệ thuật Hải Phòng, Hội viên Hội Tạp chí Cửa Biển, Hội viên chi hội Sử học Vĩnh Bảo, Phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng với nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi, các tác phẩm giai thoại về các danh nhân văn hoá của vùng đất Hải Phòng.

2. Một số tác phẩm đã xuất bản:
- Tập thơ “Hạt trăng” Do Nhà xuất bản Hải Phòng in và phát hành tháng 10 -2005. Tác phẩm là một tập thơ dành cho thiếu nhi với 59 bài thơ được viết theo nhiều thể thơ, nhiều đề tài khác nhau. Những vần thơ hồn nhiên, trong trẻo, mang tính giáo dục sâu sắc, để lại được nhiều ấn tượng trong lòng độc giả.

- Tập “Trường ca từ quê biển” do Nhà xuất bản Hải Phòng xuất bản năm 2006. Tập trường ca ghi lại những cảm xúc về quê hương đất nước.

- Cuốn “Giai thoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm” Nhà xuất bản Hải Phòng, tái bản nhiều lần. Cuốn giai thoại là những câu chuyện về cuộc đời sự nghiệp cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm từ nhỏ đến khi mất và sau khi mất. Những câu chuyện này được lưu truyền trong dân gian, được các cụ già trong thôn xóm quê cụ Trạng kể lại cho con cháu. Lo sợ những giai thoại về cụ Trạng ngày mai một dần, ông Rính đã lặn lội đến từng nhà hỏi các cụ già, xin các cụ kể lại các giai thoại về cụ Trạng Trình để mình ghi chép, biên soạn lại và in thành sách lưu truyền cho con cháu. Với sự miệt mài, kì công cuốn sách đã ra đời và được người đọc đón nhận, yêu quý. Cuốn sách là một tư liệu quý giúp thế hệ sau tìm hiểu thêm về Cụ Trạng Trình - tấm gương sáng về Trí tuệ, nhân cách, một “cây đại thụ toả bóng râm mát ở thế kỉ XVI” và mọi thời đại.

- Cuốn “Sấm kí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm” do nhà xuất bản Hải Phòng in năm 2003 và tái bản nhiều lần. Đó là cuốn sách tập hợp và chú giải các câu Sấm kí của cụ Trạng được lưu truyền trong dân gian. Sinh thời cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là nhà tiên tri, là “An Nam lí học”, nhiều câu sấm của ông thể hiện cái nhìn biện chứng về quy luật của trời đất và từ dó dự đoán được khá chính xác những điều xảy ra trong tương lai. Nhiều tiên tri của cụ Trạng về các sự kiện lớn xảy ra đời sau đã được luận giải. Cuốn sấm kí đã ghi lại những câu sấm này.

- Cuốn “Giai thoại bảng cõi” của nhóm tác giả trong đó có tác giả Lương Cao Rính - do Nhà xuất bản Hội nhà văn in ấn và phát hành năm 2011. Cuốn sách ghi lại những giai thoại về cụ Bảng Cõi - một vị quan thanh liêm, cả cuộc đời lo cho dân, cho nước.
- Kịch bản chèo: “Cây ngô đông trên đất mặn.” đã được công diễn.
- Ông còn có nhiều bài thơ, tác phẩm đăng trên các báo: Văn nghệ Hà Nội, Tạp Chí Cửa Biển...

3. Một số bài Thơ trong tập Thơ thiếu nhi: “Hạt Trăng”

HOA ĐỒNG HỒ
Bông hoa đồng hồ
Cho dù mưa nắng
Cho dù ong bướm...
Chẳng nở sai giờ.
Nhìn hoa đồng hồ
Em chăm làm việc:
Mẹ đi làm về
Nhà, sân quét sạch.
Bài đã học thuộc,
Em đọc mẹ nghe.
Mẹ khen em là:
Bông đồng hồ đẹp!



HẠT TRĂNG
Sớm qua em ra đồng,
cùng mẹ gặt lúa mới

Tối nay em ra đồng,
giúp cha lo mùa tới.

Trăng kéo ngàn sợi tơ,
đất rào rào thức dậy.
Trâu xoay trần cặm cụi,
kéo cày thi với trăng.

Em nghe trong đất nồng,
ngạt ngào mùi rơm mới,
náo nức cho mùa tới,
đất ươm đầy hạt trăng.
(đã đăng trên Báo Văn nghệ Hà Nội và in trong tập Hạt Trăng)



BÚP MĂNG
Cái gốc tre mẹ
Đốt dầy nhăn nheo
Khô khô chùm rễ
Tháng ngày chắt chiu.

Từ gốc nứt ra
Cái măng béo múp
Như chiếc sừng trâu
Nhằm trời mà húc
(đã đăng trên Báo Văn nghệ Hà Nội và in trong tập Hạt Trăng)
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Admin

Tác giả Lương Cao Rính: https://www.thivien.net/L...or-8Y2piRN7t5H1oVudN0_asw
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hiền Lương

Cảm ơn nhiều ạ!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lương Vũ

Đề nghị Ban quản trị tạo cho tác giả sau:
Phạm Đình Lân–một cựu chiến binh tham gia chiến đầu gìn giữ thành cổ
Tác phẩm:”Tấc đất thành cổ”
Lương
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ĐD

Kính chào BQT!
Mình đề xuất tạo tác giả cho cố Đại tá Khương Thế Hưng. Sau đây là thông tin giới thiệu về ông:
http://hoinutrithuctphcm.vn/img/blog/298/new_picture_%282%29.png
Cố Đại tá Khương Thế Hưng (18/9/1934 - 13/11/1999); sinh tại Hội An, Quảng Nam; bút danh Nguyên Mộc, Đỗ Mộc. Ông là một chiến sĩ, nghệ sĩ, nhà báo đa tài; đồng thời, là con của nhà thơ Khương Hữu Dụng và là người yêu của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm.
1950, cố Đại tá Khương Thế Hưng nhập ngũ và xung phong vào chiến trường cực Nam Trung Bộ. Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, từng đảm nhận nhiều trọng trách như xây dựng Đoàn văn công Quân giải phóng Quảng Ngãi; phái viên chiến trường tại các đơn vị chủ lực, đặc công; Chính trị viên Tiểu đoàn 48; phóng viên tại Báo quân đội nhân dân; tham gia phái đoàn quân sự bốn bên khi Hiệp định Paris được ký kết. Sau 1975, ông công tác tại Ban Ký sự Lịch sử - Tổng cục Chính trị.
Một số tác phẩm tiêu biểu: bài thơ "Lời muộn" (đăng trên Báo Văn Nghệ), bài thơ "Tơ trời và ngọn gió" (đăng trên Báo Tiền Phong Chủ Nhật), bài báo "Người nữ sinh chiến thắng" (đăng nhiều kỳ trên Báo Quân đội Nhân dân), điệu múa "Chàm Rông", ca khúc "Con thoi tình"... Ngoài ra, ông còn để lại nhiều di sản (nhật ký, thư, sáng tác) trong sách "Hai người lính con già Khương" (Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội - 2012).

Trân trọng.
ĐD
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 27 trang (261 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] ›Trang sau »Trang cuối