Trang trong tổng số 26 trang (259 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Admin

Tác giả Kim Yong-taek: https://www.thivien.net/K...or-BS814RVyjwaCpIYntpyA8Q
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

https://www.thivien.net/A...J1ZSFxItyPHT-A#REPLY41326
Kính gửi Ban điều hành, trong link này bản dịch của Nguyễn Xuân Sanh Gửi bởi hongha83 ngày 18/07/2008 18:33 là bản dịch của một bài thơ hoàn toàn khác.
Rất mong các bạn lưu ý sửa giúp

https://www.thivien.net/V...or-aDNjB1yEtOpwZA6Mnhiffg
https://www.thivien.net/V...or-oKXamd9vsgoJMhr-Otzddw

Hai trang này giới thiệu cùng một nhà thơ Vera Inber. Rất mong BQT xem lại
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Mong BQT lập trang của tác giả Alexandr Nikolaevich Vertinsky

Александр Николаевич Вертинский (1889 – 1957)
Alexandr Nikolaevich Vertinsky là nhà thơ, nghệ sĩ, nhà soạn nhạc và ca sĩ Nga – Xô viết. Được giải thưởng Stalin hạng II năm 1951.

Năm 1913 là một năm đầy sự kiện đối với chàng trai trẻ Vertinsky, khi ông đến Moskva để thi vào trường Nghệ thuật, tuy nhiên năm đó ông thi trượt, vì nhà sư phạm sân khấu nổi tiếng Konstantin Stanislavsky không thích cách ông đài từ và phát âm r trong cổ họng. Ông không trở lại Kiev mà xin vào làm việc tại nhà hát Mamontovsky dưới sự lãnh đạo của Maria Artsibusheva, và không lâu sau ông đã tự mình dựng vở «Hội chợ» của A.Blok.
Chính trong thời gian này ông làm quen với Mayakovsky và nhiều nhà thơ lớn khác, và Igor Severianin gây ấn tượng đối với ông nhiều nhất.
Năm 1913 cũng là năm Vertinsky ra mắt công chúng trên sân khấu, ca nhạc, trên màn ảnh với tư cách một ca sĩ, nghệ sĩ.
Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ ông tình nguyện ra mặt trận, làm hộ lý trên con tàu quân y số 68. Tháng giêng năm 1915 ông bị thương và trở về Moskva.
Kể từ năm 1916 Vertinsky đã khẳng định được phong cách biểu diễn riêng của mình, bằng các bài hát tự sáng tác và phổ thơ các nhà thơ Thế kỷ bạc của Nga, đã chinh phục được các tầng lớp khán giả thị dân và thượng lưu khó tính nhất.
Tháng 11 năm 1920 Vertinsky rời nước Nga cùng với tàn quân của Vrangel, và bắt đầu cuộc sống lưu vong.
Ở Liên Xô, các đĩa hát của Vertinsky thời gian này không bị cấm, nhưng cũng không được khuyến khích, vì chúng bị coi là bằng chứng cho tâm trạng chống Liên Xô của tác giả. Từ đầu thập kỷ 30 Vertinsky đã nhiều lần xin chính phủ Liên Xô cho phép trở lại quê hương, nhưng chỉ được phép cùng gia đình quay lại Moskva năm 1943.
Để kiếm sống, ông thậm chí phải diễn tới 24 buổi mỗi tháng. Trong 14 năm ông đã tham gia hơn hai nghìn buổi hoà nhạc với nghệ sĩ piano Mikhail Brokhes. Ông đã đi khắp đất nước, biểu diễn không chỉ ở nhà hát và phòng hoà nhạc mà còn ở các nhà máy, hầm mỏ, bệnh viện và trại trẻ mồ côi. Trong số hơn một trăm bài hát có trong danh mục biểu diễn của Vertinsky, không quá ba mươi bài được phép lưu hành ở Liên Xô và một người kiểm duyệt luôn có mặt tại các địa điểm Vertinsky biểu diễn. Ông hiếm khi được diễn ở Moskva và Leningrad, cũng không được mời đến đài phát thanh, hầu như không có bài phê bình nào trên báo. Thời đó nhạc trữ tình bị cho là «khiến người nghe xa rời nhiệm vụ xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cái tên Vertinsky không được đề cập trực tiếp. Không một bài hát nào của ông được phát sóng. Một nhạc sĩ-ca sĩ xuất chúng dường như không tồn tại”.
Buổi biểu diễn cuối cùng của Vertinsky diễn ra vào ngày 21 tháng 5 năm 1957 ở Leningrad. Cùng ngày, ông qua đời vì suy tim cấp tính tại khách sạn Astoria ở tuổi 69. Ông được chôn cất tại Nghĩa trang Novodevichy ở Moskva.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Mong BQT lập trang của tác giả Maria Davidova Мария Давидова

Maria Davidova Мария Давидова  (1863 - 1943), nhà phê bình âm nhạc, nhà thơ, dịch giả người Nga.
Các thông tin về thân thế và sự nghiệp của M.Davidova vô cùng ít ỏi. Được biết, bà là con gái nhà toán học Nga August Yulievich Davidov (1823-1885), đã tốt nghiệp trường tư thục và vượt qua kỳ thi để được công nhận là gia sư.
Từ năm 1890 đã viết các bài luận về âm nhạc của Mozart, Schumann và Meyerbeer, dịch các tác phẩm của Sully-Prudhomme, Verlaine, Niebor, Heine, Lenau, Scherer, Schönaich-Karolat từ tiếng Pháp sang tiếng Nga.
Năm 1899, bà xuất bản tuyển tập thơ “Những bài thơ ở St. Petersburg”
Sau đó bà đã rời nước Nga, thời điểm di cư và sự nghiệp sau di cư không được xác định.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Mong BQT lập trang của tác giả Gennady Semenovich Kuniavsky Кунявский Геннадий Семенович – Nhà thơ Belarus - Liên Xô

Sinh năm 1958 ở Belarus. Phục vụ quân đội Liên Xô từ năm 1976. Sau một năm nghĩa vụ ông nhập học tại trường sĩ quan Tăng-Pháo binh Sverdlovsk năm 1977 và tốt nghiệp năm 1981.
Có mặt trên chiến trường Afganistan 2 năm.
Từ năm 1999 giảng dạy ở trường ĐH TH Ural.
Năm 2008 nghỉ hưu, chuyển về làm việc tại Bảo tàng Binh chủng Phòng không – Lực lượng nhảy dù (Ekaterinburg-Nga).
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Admin

Cảm ơn bạn, các yêu cầu ở trên đều đã được xử lý.

Các tác giả mới tạo:
https://www.thivien.net/A...or-5zQFooWDWliOvHFOv6sWow
https://www.thivien.net/M...or-g02XyxAG1sOffIlO4SFGdQ
https://www.thivien.net/G...or-9ujvS9OJqo-igZ_uXsEUAg
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Cảm ơn ad.

Rất mong bạn giúp đỡ tạo trang của nhà thơ Hàn Quốc Jeong Hoon

Jeong Hoon 정훈 (Đinh Huân丁薰1911-1992) Nhà giáo, nhà thơ, nhà văn Hàn Quốc, sinh ở Eunhaeng-dong, Daejeon thuộc tỉnh Chungcheong-do năm 1911, mất năm 1992 tại quê nhà.
Năm 1940 ông tốt nghiệp Văn khoa tại Đại học Minh Trị (Nhật Bản). Năm 1949 Jeong Hoon ra mắt giới văn học Hàn Quốc với tuyển tập thơ đầu tiên. Jeong Hoon được coi là một trong những nhà thơ địa phương tiêu biểu của vùng Daejeon cùng với các nhà thơ Park Yong-rae (Phác Long Lai 朴龍來 1925-1980) và Han Seong-gi (Hàn Tính Kỳ 한성기 (韓性祺 1923-1984).
Ông sinh ra và lớn lên ở Daejeon, dùng ngôn ngữ địa phương để nói lên những cảm xúc của những người nông dân đồng hương ở đây. Ngay từ khi còn học trung học, ông đã tiếp xúc với thể thơ sijo truyền thống của Hàn Quốc và thơ tự do. Hai thể thơ này được Jeong Hoon sử dụng rất nhuần nhuyễn trong suốt sự nghiệp thi ca của mình.
Dù là thơ sijo hay thơ tự do, ngôn ngữ thơ của Jeong Hoon rất trong sáng và đẹp đẽ. Ông hết sức kiệm lời, và thể hiện rất tinh tế mọi cảm xúc bằng số lượng từ ngữ tối thiểu. Ông cố gắng thể hiện chất trữ tình Hàn Quốc thuần tuý bằng các chất liệu Hàn Quốc, ví dụ như lối ẩn dụ trong văn học dân gian.
Sinh thời, ông đã công bố 5 tuyển tập thơ và 2 tuyển tập sijo. Sau khi ông qua đời, tác phẩm của ông tiếp tục được in trong 1 tuyển tập thơ (Di cảo, 2002) và 1 tuyển tập sijo (2000).

Nhân tiện bạn cho hỏi, tôi có thể bổ sung ảnh tác giả Park Cheol 박철 và tác giả Jeong Hoon bằng cách nào?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Admin

Tác giả Jeong Hoon: https://www.thivien.net/J...or-UiIjdir9JT-AUypH57ZKvA

Để cập nhật ảnh tác giả, nhờ bạn gửi link qua đây cũng được.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Cảm ơn bạn. Ảnh các tác giả trong link sau:
Park Cheol 박철
https://www.seoul.co.kr/n...iew.php?id=20070514023001

Jeong Hoon 정훈
http://www.jamill.kr/news...icleView.html?idxno=62098

Jeong Ho-seung 정호승
https://www.koreatimes.co...n/2021/08/181_195867.html
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Decembrina Nguyễn

Mong BQT lập trang của các tác giả Jeong Hoon và Choi Seong-yeon

1) Jeong Hoon 정훈 (Trịnh Huân鄭勳, 1563-1640)
Nhà thơ cuối triều đại Joseon, tham gia các phong trào khởi nghĩa trong cuộc xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản (Chiến tranh Imjin – 1592 và 1598).
Theo sách Thuỷ Nam Phóng Ông Di Cảo (水南放翁遺稿) Trịnh Huân người gốc ở Gyeongju vùng Namwon, tên thật là Bang Lão (邦老), sau lấy hiệu là Sunambangong (Thuỷ Nam Phóng Ông 水南放翁).
Mặc dù thuộc dòng dõi quý tộc, nhưng ông không ra làm quan mà tự học và sống như một học giả ở Namwon. Các sáng tác của ông thể hiện ý thức dân tộc mạnh mẽ sau khi trải qua Chiến tranh Imjin với tư cách một nghĩa binh.

2) Choi Seong-yeon

Choi Seong-yeon 최성연 Thôi Tinh Uyên 崔聖淵 1914~2000) bút danh So An 소안 Tố Nhãn 素眼) nhà báo, nhà thơ và nhà sử học gốc Incheon (Hàn Quốc). Ông từng là nhà báo làm việc cho tờ Dong-A Ilbo chi nhánh Incheon, thành viên uỷ ban biên soạn Lịch sử Thành phố Incheon, thành viên thường trực của Uỷ ban biên soạn thơ ca vùng Incheon, phó chủ tịch hội nhà văn Hàn Quốc. Sau khi làm tổng biên tập của tờ International Reporting, ông giữ chức tổng biên tập của Gyeongin Ilbo.
Choi Seong-yeon sinh ra ở Yulmok-dong, Jung-gu, Incheon vào năm 1914. Sau một thời gian ngắn làm việc ở Sở Lâm nghiệp Ganggye ông từ nhiệm và trở về quê hương Incheon.
Ông xuất hiện lần đầu tiên trên thi đàn Hàn Quốc vào tháng 7 năm 1955 khi bài thơ “Vết máu” - bài thơ ghi lại tình hình chiến sự trong Chiến tranh Triều Tiên - giành chiến thắng trong cuộc thi viết kỷ niệm 35 năm thành lập tờ báo Dong-A Ilbo.
Kể từ đó, nhiều tuyển tập thơ và các tác phẩm về lịch sử, bảo vệ môi trường Incheon của Choi Seong-yeon đã lần lượt được xuất bản. Các tác phẩm Sijo của ông chứa đựng nỗi đau của Chiến tranh Triều Tiên, đồng thời ghi lại các chi tiết sống động trong cuộc sống hàng ngày của quê hương Incheon, vấn đề bảo vệ môi trường được ông quan tâm đặc biệt.
Năm 1960, ông nhận Giải thưởng Văn hoá Thành phố Incheon và năm 1964, Giải thưởng Văn hoá Tỉnh Gyeonggi. Năm 1985, ông nhận Giải thưởng Thơ và Sijo lần thứ nhất.

Ảnh chân dung:
http://www.kyeongin.com/main/view.php?key=890469
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 26 trang (259 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] ... ›Trang sau »Trang cuối