Trang trong tổng số 1 trang (4 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Le Thang

Tôi là một linh mới keng. Tình cờ tôi đọc bài Du Phù Thạch của PHạm Tông Ngộ thì thấy bản dịch của Tuấn Nghi giống với bản dịch của:
Dịch thơ

Phù-thạch năm xưa từng dạo qua,

Đầu xanh chầu chực bên mình cha.

Mấy câu đề vịnh dưới sườn đá,

Người lấy Tam Tô trộm ví ta.

Phù-thạch năm nay lại dạo qua,

Non nước in xưa, người đã già.

Ngày tháng thoi đưa nhà xuân vắng,

Sóng nổi cơn sầu nghìn dặm xa.

Gặp gỡ dễ đâu người với cảnh,

Cái duyên trùng phùng thưởng trở nganh.

Cuộc đời dằng dặc lúc nương cầu,

Buồm khách ngoài trời chim thẳng cánh.

ĐINH VĂN CHẤP
(Tạp chí Nam Phong)

Không sai một chữ ???

http://www1.agu.edu.vn/gs...home&l=en&w=utf-8

Le Thang
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Đây là một vấn nạn trong văn chương nước nhà đấy. Mình đọc trên Tiền Phong có bài này: http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=136636&ChannelID=7.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Nói gì thì nói, đó là chuyện xảy ra như cơm bữa trong văn học Việt Nam, trên kia mới chỉ là một ví dụ
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Nhận xét của bạn "chép của người khác về làm bản dịch của mình" thì quá hồ đồ. Thứ nhất cụ Tuấn Nghi là một dịch giả góp phần vào dịch không ít bài trong bộ Hán văn Lý Trần, và những bài của cụ Đinh Văn Chấp là đăng trên Nam Phong tạp chí rồi sau được sưu tầm vào đó. Tôi nghĩ bản dịch này không có gì đặc sắc hay công phu để người khác phải ăn cắp, nếu có ăn cắp thì cũng chỉ là những kẻ nhăng nhít chưa từng dịch một bài thơ nào, chứ không thể là một dịch giả được. Thứ hai, Nam Phong là một tạp chí uy tín, tuy hiện nay không dễ tìm những cũng là một thứ đã từng phổ biến, tôi không nghĩ có dịch giả nào lại "dại" đến nỗi ăn cắp một bản dịch đã được đăng phổ biến từ trước để lại đi chép vào trong một tập sách cũng không kém phổ biến khác.

Xin cảm ơn bạn đã thông báo, lỗi này chính xác là do tôi đề sai tên người dịch khi đăng bài và đã sửa lại. Do phần Phạm Tông Ngộ trong Hán văn Lý Trần có một vài người dịch khác nhau, trong đó có cả Tuấn Nghi và Đinh Văn Chấp nên gây ra nhầm lẫn.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài viết)
[1]