Trang trong tổng số 1 trang (4 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Hieu Tran

Xin chào các bạn quan tâm đến thơ Tân hình thức
có thể tham khảo và gửi bài viết về www.thotanhinhthucviet.vn | info@thotanhinhthucviet.vn |tanhinhthucviet@gmail.com

Hiện đang có giải thơ chuyên Thơ Tân hình thức, mong các bạn tham gia đóng góp gửi bài ạ! thời hạn tham dự có thể dời cho đến khi nào ban tổ chức nhận đủ bài dự thi theo thể lệ:

Thể lệ Cuộc thi thơ Tân hình thức Lần thứ nhất 2020

1. MỤC ĐÍCH:
- Tìm kiếm nhịp điệu và cái hay mới của thơ Tân hình thức.
- Tìm kiếm giá trị của ngôn ngữ đời thường trong thơ Tân hình thức.
Giải thơ Tân hình thức là hành trình đi tìm kiếm thơ, thay thế cái hay cũ bằng cái hay mới. Điều này cũng có nghĩa là đi tìm kiếm một thế hệ mới. Bởi một nền thơ không có thế hệ kế thừa thì chỉ là nền thơ đang thời suy tàn. Nhưng nếu lập lại và nằm mãi trong bóng rợp của cái hay cũ thì thế hệ đó vẫn chưa hiện hình. Giải thơ làm hiện hình một thế hệ mới, và phát hiện thế giới mới trong một thế giới đã rất cũ trong mỗi ngừơi chúng ta. Game điện tử hấp dẫn thế hệ trẻ hơn trò chơi ngôn ngữ và lý luận của thời quá khứ, vì vậy thơ cần những nhà thơ có tài năng và những bài thơ hay, bắt ngừơi đọc phải đọc. Giải thơ nhằm hồi phục nghệ thuật đã mất và tinh thần nhân bản của thơ trong một thế giới đầy tính cực đoan và bạo lực, hậu quả của những trào lưu tiền phong và ý thức hệ của thời hiện đại. Giải thơ Tân hình thức không phân biệt giới tính, tuổi tác, trong ngoài.
(*) Xin tham khảo thêm: “Vũ Điệu Không Vần” trong https://issuu.com/home/pu...shed/vu_dieu_khong_van_p1 và website: www.thotanhinhthucviet.vn


Xuân Thuỷ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hieu Tran

2. ĐỀ TÀI:
- Tác động xã hội trong hoàn cảnh đổi thay (kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và thời đại thông tin đại chúng) đối với đời sống chúng ta hiện nay.
3. THỂ LOẠI:
- Chuyên thơ Tân hình thức.
- Tác phẩm dự thi phải sáng tác theo đúng những thể thơ căn bản Việt Nam như 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ và lục bát không vần.
- Tác phẩm dự thi phải vận dụng những yếu tố thơ Tân hình thức trong sáng tác, bao gồm: Vắt dòng, tính truyện, kỹ thuật lập lại (nhịp điệu) và ngôn ngữ đời thường.
- Chú tâm vào nhịp điệu và ngôn ngữ đời thường.
- Những sáng tác mang âm hưởng vần điệu hoặc ngôn ngữ khó hiểu và tính không liên tục của thơ tự do đều bị loại trừ.
- Người dư thi phải viết một đoạn ngắn về phong cách hoặc những trải nghiệm qua tiến trình sáng tác thơ Tân hình thức.
- Tác phẩm dự thi chưa đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; chưa xuất bản sách và phổ biến dưới mọi hình thức.
4. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI:
Các nhà thơ chuyên và không chuyên nghiệp, cùng mọi tầng lớp nhân dân hiện sống và làm việc trên toàn cõi Việt Nam. Mỗi tác giả dự thi không quá 5 tác phẩm (tác phẩm thường là 1 chùm thơ không quá 5-10 bài) và chỉ ghi 1 (một) tên thật (hoặc bút danh) cho 5 tác phẩm.
Mọi ngừơi đều có quyền gửi bài dự thi. Thơ Tân hình thức có những tiêu chuẩn (*) đánh giá rõ ràng, đó là những bài thơ có nhịp điệu (rhythm) độc đáo và lôi cuốn, cùng những ý tửơng trẻ trung, mới lạ, thể hiện đựơc những sinh động trong đời sống chung quanh, hoặc với chủ đề “Thơ Tình và Các Chủ Đề Khác”. Như thế thơ của ngừơi này không thế giống thơ của ngừơi khác, và mỗi ngừơi có thể dự thi nhiều lần, nhưng mỗi bài thơ phải khác nhau về mọi mặt. Đó là một thách đố cho những nhà thơ Tân hình thức.
5. QUY ĐỊNH CHUNG:
- Tác phẩm dự thi đánh máy vi tính rõ ràng trên file word, trên một mặt giấy A4 (không đánh máy trực tiếp trên email). Dùng font chữ Unicode, VNI, VPS. Đã gửi cho Giải Thơ, đừng gửi cho các diễn đàn khác, và xin ghi rõ “Giải thơ Tân hình thức”,
- Phần trên mỗi tác phẩm ghi tên thật (hoặc bút danh) địa chỉ, số điện thoại... (kèm theo hình, tiểu sử, tên thật (địa chỉ và số điện thoại đựơc giữ kín, không phổ biến) để Ban tổ chức tiện liên lạc. Tác giả chịu trách nhiệm về tác phẩm dự thi nếu có khiếu nại.
- Tác phẩm dự thi cũng đựơc tuyển chọn, đăng trên báo giấy website của diễn đàn và in thành tuyển tập sau đó.
- Ban tổ chức không hoàn lại tác phẩm dự thi.
- Ban tổ chức có quyền huỷ bỏ kết quả và thu hồi giải thưởng nếu tác giả vi phạm thể lệ cuộc thi.
6. GIẢI THƯỞNG:
- Một giải nhất: hiện kim 10.000.000đ + phần thưởng
- Một giải nhì: hiện kim 6.000.000đ + phần thưởng
- Một giải ba: phần thưởng
(Các giải thưởng mang tính tượng trưng, có thể nhiều hoặc ít hoặc không có giải, giá trị giải thưởng không đồng nghĩa với giá trị tác phẩm, giá trị giải thưởng sẽ tăng khi có các nhà tài trợ ủng hộ cho quỹ phát triển báo giấy thơ đọc trên báo in - Poetry Journal in sprint và phụ thuộc phần lớn chất lượng thơ tham dự có đủ điều kiện để trao giải)
7. HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO:
dự kiến Lê Hưng Tiến, Phạm Quyên Chi, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Trầm Phục Khắc và Nguyễn Lương Ba. (Xem mục https://thotanhinhthucviet.vn/about/)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hieu Tran

Ban Biên Tập (Editors)
Điều mới lạ và sinh động nơi diễn đàn này là sự hiện diện của những biên tập viên tại chỗ. Vai trò của họ đòi hỏi khả năng đánh giá, phê bình, và nuôi dưỡng các sáng tác của các tác giả khác. Nhiệm vụ cụ thể của họ là:
Đọc các bài thơ và tiểu luận gửi đến diễn đàn, hoặc những bài thơ đã được các thành viên góp ý và chỉnh sửa, đưa vào mục “Chọn lựa của ban biên tập”.
Những bài thơ hay tiểu luận trong mục “Chọn lựa của ban biên tập”, sau đó, được các nhà biên tập khác chọn lựa một lần nữa để xuất hiện trên trang chủ, và lưu giữ trong mục “Thơ Sáng Tác”, “Tiểu Luận” hay các mục thích hợp. Dĩ nhiên, những bài thơ hay tiểu luận được chọn phải phù hợp với tiêu chuẩn của trang web nêu trên, và cần có sự góp ý của người phụ trách trang web.
Những nhà biên tập là những thành viên tình nguyện, vì thế chúng ta cần một ban biên tập viên đa dạng, thuộc nhiều thành phần, mang lại sinh khí và gợi mở cho diễn đàn. Nếu muốn được coi như là một biên tập viên, những thành viên cần liên hệ với một trong những biên tập viên của diễn đàn để họ tìm hiểu và giới thiệu vào danh sách biên tập.
Người Điều Hành (Moderators)
Là người phụ trách trực tiếp diễn đàn, có thẩm quyền xoá sáng tác và những góp ý (comments) không đúng tiêu chuẩn, khoá tài khoản của những thành viên vi phạm đến đường hướng của diễn đàn. Vai trò của người điều hành thật sự quan trọng, vì họ rành rẽ kỹ thuật, và phải giải quyết các vấn đề thắc mắc của các thành viên. Trường hợp trang web lớn mạnh, có thể cần vài người chia ra để phụ trách từng phần việc.
Thành Viên (Members)
Phải comment ít nhất 2 bài thơ của những thành viên khác trước khi post 1 bài thơ của mình lên diễn đàn.
Cám ơn những phê bình của những thành viên khác đối với sáng tác của mình, dù là họ có chê.
Trong khi góp ý phê bình, các thành viên có quyền chỉnh sửa (edit) các bài thơ trên diễn đàn, nếu thấy có thể làm cho nó hay hơn.
Chỉ post lên những bài thơ Tân hình thức đúng tiêu chuẩn, và không post lên những thể thơ khác (vần điệu hay tự do...), vi phạm sẽ bị đóng tài khoản. Không bàn đến những chuyện khác ngoài nghệ thuật thơ Tân hình thức. Những comment có tính chính trị sẽ bị xoá, nếu vi phạm nhiều lần sẽ bị đóng tài khoản.
Khi phê bình hay góp ý, chỉ chú tâm tới bài thơ sáng tác, với tính cách xây dựng, không xúc phạm đến cá nhân hay những chủ đề gây tranh cãi, ngoài phạm vi thơ.
Một cuộc chơi mới
Vài trò của người biên tập không còn mang ý nghĩa như trước kia, mới mẻ hơn. Những người biên tập cũng như người điều hành, họ cũng là những thành viên, post thơ của mình trên diễn đàn và chịu sự góp ý và chỉnh sửa của những thành viên khác. Trường hợp người biên tập không còn hành sử đúng chức năng của mình, họ sẽ được đưa vào danh sách “ban biên tập danh dự” (emeritus editors), và trở về sinh hoạt như những thành viên khác. “Ban biên tập danh dự” gồm những người biên tập lâu năm, nhưng vì một lý do nào đó, đã không tham gia vào sinh hoạt biên tập nữa. Còn những người biên tập chưa bao giờ hành sử chức năng của mình, trong một thời gian, sẽ bị đưa ra khỏi ban biên tập, và chỉ còn là một thành viên.
Trong diễn đàn, ngoài người điều hành, vị trí của những người biên tập và thành viên không ngừng thay đổi, lúc là biên tập, lúc là thành viên. Cá nhân không còn quan trọng, chính những sáng tác mới là mục tiêu cuối cùng. Vì vậy những người tham gia diễn đàn, ai cũng như ai, tuân thủ theo luật chơi, vừa có được những sáng tác giá trị, vừa xoá được cái tôi, dễ dàng chấp nhận những phê bình của người khác, hoà nhập trong một thế giới phẳng, bình đẳng và dân chủ. Khi tích cực dấn thân vào cuộc chơi mới, từ từ, chúng ta sẽ rũ bỏ được những thành kiến bảo thủ, trở thành một chủ thể sáng tạo mới. Nếu bạn không tin thì cứ thử xem.
8. THỜI GIAN VÀ NƠI NHẬN TÁC PHẨM:
a) Thời gian: Các bài thơ nhận được trong năm 2020 đến hết ngày 28/2/2020 - thời gian có thể dời đổi cho đến khi Ban tổ chức nhận được đủ bài theo thể lệ - Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm trường hợp thư bị thất lạc.
b) Nơi nhận tác phẩm: hộp thư tanhinhthucviet@gmail.com;
9. THỜI GIAN TRAO GIẢI: Dự kiến trong tháng 03 năm 2021
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hieu Tran

Thơ Tân hình thức Việt là một dòng thơ mới, vì vậy, để giúp cho các thành viên thuận lợi hơn trong việc sáng tác, đây là một vài góp ý: “Trước khi sáng tác, phải chọn chủ để bài thơ, sau đó qua chủ đề (theme) chúng ta chọn giọng thơ (tone) cho phù hợp với chủ đề. Giọng bài thơ là cảm xúc biểu lộ của tác giả qua chủ đề bài thơ, còn tâm trạng (mood) là cảm xúc người đọc tiếp nhận qua giọng của bài thơ. Ý tưởng đưa tới phương cách tìm kiếm chủ đề sáng tác Nhịp điệu đưa tới cách làm thơ.

Tìm kiếm chủ đề: Thơ Tân hình thức Việt đi vào đời sống, vì vậy cách tìm chủ đề sáng tác dựa vào mọi nguồn kiến thức. Với phương tiện google, nhà thơ dùng những chữ, nhóm chữ, mệnh đề và câu, liên hệ tới chủ đề và tình tiết bài thơ, để tìm kiếm những tài liệu nghiên cứu, những câu truyện có thực trong đời sống, qua những bản tin, phóng sự, video trên internet.

Cách làm thơ: “Thơ tự do viết và sửa đi sửa lại trên trang giấy (đa số những nhà thơ tự do nổi tiếng, đều sửa lại thơ họ). Còn thơ Tân hình thức, người làm thơ đọc thầm trong đầu, phối hợp những âm thanh bằng trắc và những chữ lập lại trong bài thơ, để tạo thành nhịp điệu.” Vì vậy, phải theo đúng cách sáng tác thơ Tân hình thức, tuyệt đối không viết một đoạn văn xuôi trên giấy, đếm chữ xuống dòng, mà chỉ ghi lại khi bài thơ đã xong (để hiệu đính và tiếp tục hoàn chỉnh), hoặc ghi xuống từng câu để khỏi quên, trước khi tiếp tục những câu thơ khác. Vì tiến trình làm thơ Tân hình thức là đọc thầm trong đầu, chứ không phải dựa vào cây viết và tờ giấy. Hơn nữa, kỹ thuật lập lại của thơ Tân hình thức Việt phải nương theo giọng bài thơ, mới tạo ra được nhịp điệu tự nhiên (hay giọng điệu), và mỗi bài thơ có những giọng điệu khác nhau. Có như thế, chúng ta mới nối kết những câu thơ với nhau bằng hơi thơ, và nhịp điệu mới gắn bó tự nhiên với ý tưởng.

SÁNG TÁC THEO CÁCH LÀM THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT

“Thơ Tân hình thức Việt kết hợp những yếu tố của thể luật và tự do, sáng tác với cả hai bán cầu não phải và trái. Cũng cần nhắc lại, thơ thể luật (vần điệu) sáng tác nghiêng về cảm xúc với bán cầu não phải, còn thơ tự do nghiêng về lý trí là loại thơ trí tuệ, với bán cầu não trái. Thơ Tân hình thức Việt phối hợp cả hai, giữa cảm xúc và trí tuệ, và nhịp điệu thơ là chiếc cầu nối. Trong não bộ, bán cầu não phải và trái được phân chia bởi mạng kết nối Corpus callosum. Người có Corpus callosum lớn có thể truyền tải dễ dàng dữ kiện giữa bên phải và trái não. Câu hỏi đặt ra, bán cầu não phải thuộc sáng tạo, còn bán cầu não trái thuộc phân tích, lý luận, nhưng tại sao tác phẩm sáng tạo lại đòi hỏi sự phối hợp của cả hai? Cái biết (ý tưởng mới hay ánh chớp loé) đầu tiên thuộc bán cầu não phải, nhưng cái biết đầu tiên chỉ là cái biết từng phần, chưa đầy đủ và lập tức ghim thành thói quen nơi bán cầu não trái, cứ như thế cho đến khi cái biết (ý tưởng) đầy đủ trở thành kiến thức, nằm ở bán cầu não trái. Kiến thức phối hợp với các yếu tố khác tạo thành nội dung. Và nhịp điệu thơ, tương tự như mạng nối kết Corpus callosum trong não bộ, tuỳ thuộc cách làm thơ, phải đọc lên thành tiếng, hay đọc thầm trong đầu (đọc đi đọc lại nhiều lần), như vậy mới khơi dậy được cảm xúc và hoà nhập với nội dung, làm chuyển động quá trình sáng tạo. Đó là cách duy nhất để nhịp điệu có thể kết nối hai bán cầu não phải và trái với nhau trong sáng tác. Bởi vì nhịp điệu thơ thuộc bán cần não phải. Mà bán cầu não phải cần thiết cho việc am hiểu cảm xúc trong ngôn ngữ nói, thể hiện qua giọng hát, âm độ và sự chuyển giọng. Trái lại với nhịp điệu thơ, nhịp điệu văn xuôi thuộc bán cầu não trái, chỉ cần viết trên giấy như khi viết văn xuôi.”
Trích “Những bước đi mới hay câu hỏi về nhịp điệu thơ Tân hình thức Việt”

“Trường hợp, do thói quen tình cờ, một người làm thơ thường sáng tác vào những lúc nửa thức nửa ngủ, chuyện gì sẽ xảy ra? Trong khoảng thời gian đó, chúng ta tránh được sự can dự quá nhiều của tâm trí – khi suy nghĩ về thơ, chúng ta có thể dùng tâm trí để lý luận, tìm kiếm kiến thức, nhưng khi sáng tác chúng ta cần thoát khỏi những ràng buộc của tâm trí. Mỗi thể loại thơ có cách làm thơ khác nhau, thơ vần điệu dựa vào cảm xúc, thơ tự do dùng tâm trí, còn thơ Tân hình thức kết hợp giữa cảm xúc và tâm trí. Khi làm thơ, trong trạng thái lơ mơ giữa thức và ngủ đó, chúng ta phải tìm cách nhớ lại những câu chữ vừa mới sáng tác, bằng cách đọc lên (đọc thầm trong đầu), và đọc đi đọc lại nhiều lần, vì không có sẵn giấy bút để ghi lại. Khi sáng tác thơ vần điệu, người ta ngâm nga, mục đích làm những âm thanh bằng trắc và vần, nhịp nhàng với nhau, để tạo nhạc tính. Thơ tự do viết và sửa đi sửa lại trên trang giấy (đa số những nhà thơ tự do nổi tiếng, đều sửa đi sửa lại thơ họ). Còn thơ Tân hình thức, nếu không đọc lên thì làm sao phối hợp những âm thanh bằng trắc và những chữ lập lại trong bài thơ để tạo thành nhịp điệu? Những chữ kép lập lại đóng vai trò như vần trong thơ vần điệu, nhưng rải ra khắp bài thơ, nên không rơi vào sự đều đặn, hạn chế như vần ở cuối giòng của thơ vần điệu. Điều này làm cho nhịp điệu trong thơ Tân hình thức Việt phong phú và khác biệt, nơi từng bài thơ và từng người làm thơ, đẩy tới nhiều mức độ khác nhau, từ trầm lắng đến sôi nổi. Nhưng dù ở mức độ nào, người đọc cũng phải nhận ra được nhịp điệu thơ.

“Câu chuyện trên rút ra kết luận: Không có gì bắt buộc chúng ta phải sáng tác trong lúc ngủ, mà có thể sáng tác bất cứ lúc nào cảm thấy có hứng khởi, ban ngày cũng như ban đêm, lúc thức cũng như lúc ngủ. Trong trường hợp này, hành động đọc đi đọc lại nhiều lần, không phải để nhớ, mà để hình dung ra nhịp điệu của thơ. Và việc ghi lại trên giấy mới có tác dụng để nhớ. Khi đọc, và đọc đi đọc lại, sẽ hạn chế sự nghĩ của tâm trí, và bài thơ tiến hành theo những cảm nhận tự nhiên, chứ không phải từ những sắp xếp của lý trí. Sự ghi lại trên giấy khi bài thơ hoàn tất, chẳng khác nào quay trở lại một truyền thống mới là chữ in trong thời đại mà chữ in đang dần dần bị lãng quên, có lẽ là điều mà nhà thơ Frederick Turner gọi là ‘Truyền thống mới cái đẹp xưa’ chăng?”

Trích, “Nhịp điệu thơ Tân hình thức Việt trong tiến trình sáng tác”.
Một bài thơ Tân Hình Thức Việt điển hình phải đáp ứng các quy-/luật-tắc sau đây:
1. Bài thơ phải mang hình thể một bài thơ trong những thể thơ Việt thông dụng!
2. Bài thơ phải có ý tưởng và câu chữ liền lạc với kỹ thuật vắt dòng
3. Sự lặp lại để tạo nhịp điệu phải tự nhiên và đa dạng theo cách làm thơ Tân hình thức Việt
4. Bài thơ phải sử dụng ngôn ngữ thông thường
5. Phải là thơ không vần chứ không là thơ vần điệu
Ngoài những yếu tố kỹ thuật, bài thơ được cho là hay còn tuỳ thuộc vào sự áp dụng nhuần nhuyễn và đồng bộ của các yếu tố kỹ thuật cùng ý tưởng mới lạ!
___________________________________
“Đó là một quan niệm tuyệt vời, và là một đóng góp quan trọng đối với văn học thế giới. Có lẽ ý tưởng xưa về nền “cộng hoà văn chương” có thể nổi lên lần nữa trong thời đại nơi tất cả đều nhận ra tính nhân bản chung của chúng ta và tìm kiếm cho văn học nghệ thuật một nền tảng đúng hơn, vì sự đồng cảm hơn là hệ tư tưởng.”
Nhà thơ & học giả Frederick Turner (Trích Vũ Điệu Không Vần - Thơ Khác)
“Điều đơn giản, một bài thơ Tân hình thức thất bại là do sự yếu kém về ý tưởng và người làm thơ không tạo được nhịp điệu. Như vậy, ý tưởng và nhịp điệu là hai tiêu chuẩn đánh giá một bài thơ Tân hình thức hay.”
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài viết)
[1]