Trang trong tổng số 13 trang (130 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Biển nhớ

(Tiếp theo)  QUYỂN 17

TRỊNH CÁN (1782)
 
Cán lên ngôi trị vì một tháng  
Ở kinh thành nổi loạn Kiêu binh
Các quân Tam phủ hợp thành  
Một bè ác đảng tung hoành khắp nơi
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

(Tiếp theo)  QUYỂN 17

TRỊNH TÔNG ( 1782-1786)
 
Đám Kiêu binh phế ngay Trịnh Cán (1782)
Giết Đình Bảo và giáng Huệ Phi  
Trịnh Tông lại được rước về
Nối ngôi vương phủ trị vì triều quan
 
Loạn kiêu binh ngày càng trầm trọng  
Chúng tung hoành cướp bóc trong dân
Phá tan phép nước kỷ cương  
Nhân tâm oán hận kêu than bọn này
 
Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi năm Tý (1780)
Đúc ấn vương ngọc tỷ để truyền
Niên hiệu cũ vẫn giữ nguyên
Lấy theo chính sách nguyên niên Lê triều
 
Năm Tân Sửu (1781) nguyên tiêu vừa hết  
Nguyễn Ánh thề quyết diệt Tây Sơn
Tám mươi thuyền , ba vạn quân
Lên đường ra tới Nha Trang phục thù
 
Quân chúa Nguyễn mới vừa vào đến
Bị Tây Sơn chặn đánh ngay liền  
Bộ binh và lẫn chiến thuyền  
Lọt vào thế trận phải đành rút quân
 
Qua năm sau Tây Sơn trả lễ (1782)  
Mấy trăm thuyền vượt bể vào Nam  
Cần Giờ thuyền chiến xếp hàng
Đưới quyền Nguyễn Huệ dọn đường thọc sâu
 
Quân Nguyễn Ánh lúc đầu chống trả
Sức yếu dần xa giá rút lui
Gọi quân Hà Nghĩa tới nơi
Phục kích chặn đánh diệt ngay cánh này
 
Huệ trong tay mấy trăm thuyền chiến (1782)
Tiến vào trong cửa biển Cần Giờ
Thủy binh Chúa Nguyễn thua to
Vội vàng bôn tẩu vượt bờ ra khơi
 
Anh bôn tẩu ra ngoài Phú Quốc
Thế Nguyễn triều phút chốc lâm nguy
Vua cho hoàng tử ra đi (1783)
Qua Tây cầu viện bởi vì thế cô
 
Từ Côn Lôn chạy vô Cổ Cốt  
Rồi Thổ Châu hoảng hốt qua Xiêm
Nhiều khi đói khát trên thuyền  
Nguyễn vương vẫn cứ giữ nguyên ý mình
 
Được vua Xiêm vị tình giúp đở
Ba trăm thuyền và với tinh binh
Kéo về Gia Định tung hoành  
Bị quân Nguyễn Huệ vây quanh chận đường
 
Ơ Rạch Gầm, Huệ sai mai phục  
Đưa người vào Xoài Mút ém quân
Chiêu Sương cùng với Chiêu Tăng  
Trúng đòn phục kích chết gần hết quân
 
Nguyễn Ánh sang đất Xiêm nhờ cậy
Còn Tây Sơn quay lại Quy Nhơn  
Bốn lần vào đánh Sài Côn
Bốn lần đại thắng bốn lần vinh quang
 
Ơ Đàng Ngoài hoang tàn đổ nát
Nạn kiêu binh lấn át vua Lê
"Phù Lê diệt Trịnh" liệu bề
Nhạc sai Nguyễn Huệ diệt đi lũ này  
 
Nguyễn Huệ được phong ngay Tiết Chế (1786)
Thống lĩnh quân toàn thể lên đường
Vượt đèo đánh thẳng Phú Xuân
Ngô Cầu nhanh chóng đầu hàng Tây Sơn
 
Thu được hơn trăm muôn hộc thóc
Tiến quân nhanh đánh thốc Vị Hoàng
Thẳng đường tiến đến Thăng Long
Trịnh Tông tháo chạy cuối cùng sa chân
 
Nhà Trịnh gần hai trăm năm rưởi (1545- 1786)
Bị Tây Sơn xóa sổ từ đây
Nước nhà thống nhất trong tay
Thăng Long, Gia Định ngày nay một lòng
 
Lê Hiễn Tông sau cơn binh biến
Điện Kính Thiên diện kiến tướng quân
Để cho yên phận thần dân
Vua bèn hứa gả Ngọc Hân cho người
 
Thư gửi về báo hồi chiến thắng
Lấy Bắc Hà chiếm đặng kinh đô
Nghe tin Nguyễn Nhạc rất lo
Năm trăm binh sĩ vội cho lên đường
 
Nhạc sợ Huệ một phương lừng lẫy
Rồng gặp mây vùng vẫy khó thêm
Huệ thừa biết rõ tim đen
Vội thân ra đón dâng lên tờ trình
 
Bắc Bình Vương dành riêng Nguyễn Huệ
Đông Định Vương ở phía Trấn Biên
Giao cho Nguyễn Lữ cầm quyền
Trung Ương Hoàng Đế ở thành Qui Nhơn  
 
Nhạc và Huệ cùng bàn kế hoạch
Đất Bắc Hà vẫn để vua Lê
Kiễm tra sắp xếp mọi bề
Sai quan chỉnh đốn trước khi trở về
 
Nguyễn Huệ nghe gian hùng Hữu Chỉnh
Là một nguời có tiếng điêu ngoa
Khi về ông chẳn nói qua
Đến lúc binh tuớng đi xa khỏi thành
 
Chỉnh hay được thất kinh khiếp hãi
Giong thuyền theo kịp tới Hóa Châu
Huệ dư biết Chỉnh lo âu
Cho nên hạ lịnh tạm giao vùng này
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

(Tiếp theo)  QUYỂN 17

LÊ CHIÊU THỐNG HOÀNG ĐẾ  (1787- 1789)
 
Lê Duy Kỳ lên thay ngôi báu
Thái tử này là cháu đích tôn
Của vua đời trước Hiển Tông
Hiệu là Chiêu Thống nối dòng họ Lê
 
Khi Tây Sơn rút về đến Huế  
Ơ Bắc thành Trịnh Lệ cướp ngôi
Vua Lê, chúa Trịnh tranh oai
Vua tôi tranh chấp làm ai cũng buồn
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

(Tiếp theo)  QUYỂN 17

TRỊNH BỒNG (1786- 1787)
 
Trước việc làm tranh ngôi phủ chúa  
Đinh Tích Nhưỡng ủng hộ quận công  
Đã đưa Tiết Chế Trịnh Bồng
Lên ngôi kế vị nối dòng Trịnh gia
 
Nội bộ nhà Tây Sơn mâu thuẫn  
Nhạc và Huệ ngầm ngấm chống nhau
Nồi da xáo thịt máu đào
Về sau hưu chiến đào hào phân ly
 
Ơ Kinh sư vua Lê cầu viện
Vì Trịnh Bồng lấn chiếm hết quyền
Vua bèn sai viết thư riêng  
Gọi ngay Hữu Chỉnh quân đem trở về (1786)
 
Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ huy binh tướng
Đuổi Trịnh Bồng , Tích Nhưỡng chạy xa
Quyền uy một cõi sơn hà
"Đường trời mở rộng riêng ta một vùng"
 
Chỉnh lấy làm vô cùng tự đắc
Việc triều đình qua mặt nhà vua
Huệ nghe tin ấy lòng ngờ
Nên đem quân sĩ phất cờ diệt gian (1787)
 
Ngô Văn Sở lên đường dẹp loạn (1787)
Phan văn Lân dẫn toán bộ binh
Cùng quan Tiết Chế khởi hành
Hạ Lôi tập kết đánh thành Thăng Long
 
Chỉnh đưa vua vào vùng Kinh Bắc
Quân Tây Sơn siết chặt vòng vây
Mục Sơn nương náu mấy ngày
Về sau bị bắt trói tay giải về
 
Vũ văn Nhậm sai đi thay thế (1788)
Cũng lộng hành chẳng kể vua quan
Tức tốc Nguyễn Huệ lên đường
Mười ngày đã tới giữa thành Thăng Long
 
Chém Nhậm xong đặt Ngô Văn Sở
Coi việc quân trấn ở Đàng Ngoài
Còn Lê Chiêu Thống chạy dài
Sai Lê Duy Đán sang mời quân Thanh (1788)
 
Trong lúc đó nơi thành Gia Định
Dùng đại binh , Nguyễn Ánh phản công
Quan quân Nguyễn Lữ mất hồn
Rút quân chiến thuật theo đường Quy Nhơn
 
Bồ Đào Nha cử sang sứ giả
Đem quốc thư vua đã chuẩn y
Năm mươi thuyền chiến cho đi
Theo lời cầu viện những gì đã xin
 
Cho con tin là hoàng tử Cảnh
Theo Đa Lộc đến cảng Versailles (1787)
Nhân danh Nguyễn Ánh qua đây
Ký xong hiệp ước xin vay khí tài
 
Trong Hiệp ước có hai điều khoản
Nhường cho Tây đảo cảng Côn Lôn
Tam Kỳ , cửa biển Hội An
Để thuyền của họ dễ dàng bán buôn
 
Về phía Pháp sẽ nhường cho Chúa
Bốn chiến thuyền tiền của quân lương
Có thêm nghìn sáu lê dương
Để thêm lính tráng quân trang mà dùng
 
Các hiệp ước bàn suông trên giấy
Chưa bao giờ được thấy thực thi
Hạ Châu , truyền sứ ra đi  
Mua thêm súng đạn đem về bổ sung
 
Nguyễn Phúc Ánh phán cùng các tướng
Lập thao trường nuôi dưỡng ba quân
Chủ trương đãi ngộ rõ ràng
Vỗ về tướng sĩ đe răn loạn thần
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

QUYỂN 18

Năm Mậu Thân (1788) lúc gần tháng Chạp
Quân nhà Thanh ồ ạt kéo sang
Quân hăm chín vạn lên đường
Tổng đốc Lưỡng Quảng giử phần tiên phong  
 
Nhiệm bèn cùng với Ngô Văn Sở  
Ngầm điều quân đến ở Trường Yên
Rồi sai cấp báo ngay liền
Về cho Nguyễn Huệ biết tin tức thời
 
Vào trưa ngày hăm lăm tháng chạp
Vua Quang Trung truyền khắp mọi nơi
Rằng :"Giặc Thanh nó tới rồi  
Tập tung lực luợng bên ngoài Nam quan"
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

(Tiếp theo)  QUYỂN 18

QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ  (1788- 1792)
 
Núi Ba Tầng thiết đàn làm lễ
Cáo đất trời xin để lên ngôi
Quang Trung hiệu triệu mấy lời  
Lập tức hạ lệnh đi ngay lên đường  
Đến Nghệ An lấy quân tinh nhuệ
 
Mười ngàn người chưa kể dân binh
Vài trăm voi chiến theo mình
Chia quân tả,hữu năm doanh rỏ ràng  
Vua Quang Trung đường đường trước trận
 
Áo hoàng bào lẫm liệt oai phong
Gươm thiêng nạm ngọc đeo cùng
Trên đầu voi chiến hào hùng duỗi rong
Sau năm ngày bụi hồng lấm áo
 
Tới ngang đèo dựng giáo nghỉ chân
Vua cho mở tiệc khao quân
Định ngày mùng bảy đầu xuân sẽ vào
Thăng Long thành ngày đầu năm mới
 
Từng nụ đào chớm thẹn gió đông
Búp non lấm tâm cành hồng
Mai vàng núp bóng thẹn thùng nắng mai
Vua Quang Trung đến ngay Giáng khẩu
 
Hành quân qua đánh đạo Sơn Nam
Hà Hồi ở cách trung tâm
Thăng Long nhắm hướng phía Nam nửa ngày
Quân Tây sơn bao vây kín mít
 
Mà giặc Thanh chẳng biết chút gì
Đầu hôm cho đến nửa khuya
Ẩn vào đồn giặc đợi thì tấn công
Sáng mùng năm Quang Trung vừa đến
 
Đồn Ngọc Hồi giặc chẳng dám ra
Cửa thành đóng kín chằn qua
Trên thành lố nhố hằng hà chông tre
Vua sai lấy ván che rơm ướt
 
Cho trăm voi lên trước tấn công
Vượt qua hỏa pháo gai chông
Dập dồn súng trận xung phong đánh vào
Xáp lá cà vượt hào chiến lũy
 
Quân Mãn Thanh khiếp vía chạy dài
Cúp đầu chúng chẳng vểnh tai
Xác quân giặc chết chất đầy thảm thay
Hứa Thế Hanh chết ngay tại trận
 
Trương Sĩ Long cũng chẳng hơn gì
Quân Thanh đại bại ê chề
Theo đê Yên phụ chạy về Đông Quan
Giặc Mãn Thanh đầu hàng tan tác
 
Một cánh quân chạy lạc vào đầm
Chết vì ngựa đá voi dầm
Chết vì đói khát cạn dần binh lương
Đô đốc Long chặn đường lũ giặc
 
Dùng kỵ binh đánh gắt Đống Đa
Thâu đồn Khương Thượng về ta
Giặc Thanh khốn đốn phải ra đầu hàng
Sầm Nghi Đống cùng đường nhỏ lệ

Thắt cổ mình ở lũy Nam Đông
Lính thì tên trúng trận vong
Chết hơn quá nửa, nửa làm tù binh
Nghe được tin ở thành Khương Thượng
 
Đã đầu hàng, binh tướng bị giam
Khiến Tôn Sĩ Nghị kinh hoàng
Kéo quân chạy trốn qua đường cầu phao
Cánh Vân Nam vừa vào cửa Ải
 
Nhận được tin thất bại bàng hoàng
Tổng đốc Lưỡng Quảng vội vàng
Thu quân tháo chạy theo đường Nam Quan
Lê Chiêu Thống theo chân Tổng đốc
 
Cùng  tàn quân xâm lược Mãn Thanh
Chạy về đến được Yên Kinh
Lưu vong đến thác giận mình ngu si
Từ Trang Tông đến Lê Chiêu Thống
 
Mười tám đời tổng cộng hai trăm (1533-1789)
Sáu lăm năm (265) cũng đủ làm
Triều Lê hưng thịnh nước Nam một thời
Ngày mùng bảy tháng giêng Kỷ Dậu (1789)
 
Giữa kinh thành còn dấu chiến tranh
Gò đồi đầy xác quân Thanh
Đường in vó ngựa, trên thành cờ bay
Tiết Khai Hạ, vua bày trước trận
 
Lễ ăn mừng chiến thắng quân Thanh
Áo bào khói súng bám quanh
Trên mình bạch mã long lanh giáp vàng
Thăng Long thành pháo vang, hội mở
 
Một nụ đào mới nở đêm qua
Nhà vua ngắt một cành hoa
Gởi về Công Chúa nơi xa đang chờ
Trời Phú Xuân đưa thơ đại thắng
 
Thêm cành đào chút nắng tình yêu
Ngọc Hân có biết bao điều
Mừng vui cho bõ nhưng chiều đợi mong
Vua yết bảng an dân, tha chết
 
Tha quân Thanh thực bụng đầu hàng
Kinh thành, đền miếu sửa sang
Giao cho Lân, Sở liệu toan mọi điều  
Ngô Thời Nhiệm đứng đầu chính trị
 
Phan Huy Ích phụng chỉ ngoại giao
Sứ Thanh thù tiếp ra vào
Bình thường quan hệ với Tầu cho yên
Vua Càn Long muốn xem Nguyễn Huệ
 
Tiếp phái đoàn trọng thể sứ Nam
Nhưng vua cho Trị giả làm
Thay mình đến lể vấn an vua Tàu
Vũ Văn Dũng lần sau đi sứ
 
Sang Thanh triều giả ngộ cầu thân
Xin miền Lưỡng Quảng hồi môn
Hai bên thương thuyết đang còn chưa xong
Sau chiến thắng vô cùng vĩ đại
 
Vua Quang Trung trở lại Phú Xuân
Khẩn hoang ban chiếu khuyến dân
Mở trường dạy học , đưa dân về làng
Mở khoa thi , Thiếp làm chủ khảo (1789)
 
Dùng chữ Nôm từ dạo bấy giờ
Bỏ sưu, giảm thuế hầu cho
Nhân dân bớt khổ, bớt lo phần nào
Thẻ bài cho Thiên Hạ Đại Tín (1790)
 
Cho công dân tuổi đến trưởng thành
Thu mua đồng tốt vào doanh  
Đúc ra vũ khí, giáp binh, chiến thuyền
Sai đúc tiền"Quang Trung Thông Bảo" (1791)

Lại lập kho chứa gạo khi dư
Lục tìm sách cổ tàng thư
Khắc in Sử ký, Tứ thư lưu hành (1789)
Viện Sùng Chính thuộc ngành giáo dục (1791)
 
Cho nhân tài dịch sách Hán Nôm
Di tích văn hóa bảo tồn
Vua truyền Nguyễn Thiếp kiêm luôn viện này
Ông Nguyễn Thiếp nhân tài hiếm có
 
Việc dịch thuật đã bỏ nhiều năm
Chuyển từ Hán ngữ ra Nôm
Tứ Thư, Tiểu Học còn gồm Ngũ Kinh
Triều Quang Trung tinh anh chẳng ít
 
Ngô Thời Nhiệm Huy Ích , La Sơn
Đến nay trước tác vẫn còn
Góp phần di sản nét son sau này
Nguyễn Thế Lịch là thầy thuốc giỏi
 
Thuốc làm ra chữa khỏi cho dân
Đẩy lui dịch bệnh lan tràn
Trong năm Đinh Dậu (1777) dịch đang hoành hành
Ở Đàng Ngoài nghề y thịnh vượng
 
Nhờ người tên Hải Thượng Lãn Ông
Thuốc Nam y nghiệp làu thông
Đặt ra nền tảng y tông lâu dài
Nguyễn Gia Thiều biệt tài thơ phú
 
Sáng tác thơ bằng chữ Hán Nôm
Sách này nay vẫn hãy còn
Khúc ngâm "Cung Oán" nỗi buồn tần phi
Ơ Đàng Trong từ khi quay lại
 
Nguyễn Ánh cho canh cải cơ binh (1789)
Chia quân còn lại năm doanh (1790)
Đặt quan Điền Trấn, bốn dinh từ rày
Thành Gia Định khởi xây kiểu khác
 
Một vành đai bát giác xung quanh
Kiến Phương, Kim Ấn, Gác Mành
Đất xưa Gia Định đổi thành kinh sư
Khu định cư trở nên trù phú
 
Cấp cho dân dụng cụ làm nông
Chọn tay thợ giỏi thủ công
Những người tinh xảo được phong tước hàm
Cho thuyền buôn ngoại bang giảm thuế
 
Thóc giống ban là để nông dân
Khuyến thương giúp các lái buôn
Tự do mua bán tăng phần thuế quan
Giặc nhiễu nhương điạ phần phương Bắc
 
Miến Điện riêng muốn đặt bang giao
Trịnh Cao, Quy Hợp hợp nhau
Cùng quân vạn tượng đánh vào Nghệ An
Trần Quang Diệu đem quân vào trước
 
Tiến sâu vào đất nước ngàn voi
Đuổi quân vạn tượng chạy dài
Tận cùng biên giới mới lui trở về
Thuở bấy giờ phân chia ranh giới
 
Triều Tây Sơn mãi tới Quy Nhơn
Phương Nam Nguyễn Ánh hãy còn
Xây thành Gia Định để làm kinh đô
Năm Canh Tuất (1790)tướng Hồ Văn Tự
 
Dẫn chín nghìn thủy bộ quân binh  
Nha Phân mở trận giao tranh
Nguyễn Vương thất thế Long Thành rút lui
Trước tình trạng dầu sôi lửa bỏng
 
Quân Nguyễn Vương bất động chờ thời
Lựa khi dịp tốt tới nơi
Tung trăm thuyền chiến đánh rồi rút ngay
Vua Quang Trung đem hai vạn lính (1792)
 
Chuẩn bị vào Gia Định tảo thanh
Hịch truyền đến các trấn doanh
Quy Nhơn, Quãng Ngãi các thành Đàng Trong
Đặt kế hoạch trong ngoài liên kết
 
Đối với Tàu lễ yết cầu hôn
Miền Nam, Nguyễn sẽ không còn
Đất đai Đại Việt nước non lẫy lừng
Nhưng tiếc thay nửa đường vắn số
 
Vua Quang Trung đành bỏ ra đi (1792)
Lìa trần một giấc biệt ly
Trăm năm còn lại những gì nữa đây
Mình Ngọc Hân đắng cay thắm thiết  
 
Ôm mối sầu tử biệt nào nguôi
Khóc chồng ươt đẫm tóc mai
Mực mài giọt lệ viết lời bi thương
"Ai tư vãn" một chương tuyệt tác
 
Viết cho chồng quặn thắt niềm đau
Ái ân sao vội qua mau
Hương yêu còn đọng cành đào Nhật Tân
(chép bài Ai Tư vản vào đây)
 
Vua Quang Trung mãn phần quá trẻ
Việc triều đình không kẻ đảm đương  
Tham lam một lũ gian thần
Thái sư giám quốc lấn dần phép vua
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

QUYỂN 19

CẢNH THỊNH HOÀNG ĐẾ (1792- 1802)
 
Nguyễn Quang Toản mới vừa mười tám  
Thế ngôi cha vào buổi đầu thu
Hiệu là Cảnh Thịnh bấy giờ
Phong Tuyên vào chức Thái sư giúp mình
 
Từ trong thành cũng như ngoài nội
Bọn quan thần cứ mãi tranh nhau
Triều đình vua lại phó giao
Vào tay kẻ xấu sàm tâu người hiền
 
Năm Quý Sửu (1793) Phú Yên bị chiếm
Quân Nguyễn Ánh uy hiếp Quy Nhơn
Nhạc xin cầu viện Phú Xuân
Toản cho Văn Sở đem quân cứu thành
 
Quân Tây Sơn đại binh vừa đến
Lượng thế mình, chúa Nguyễn rút lui
Mặc Ngô Văn Sở ra tay
Thư binh đồ giáp cho người kiểm kê
 
Phe Quang Toản thu về vũ khí
Lấy binh phù ấn chỉ của vua
Trung ương hoàng đế chịu thua
Quyền hành mất hết sống thừa mà thôi
 
Vua Nguyễn Nhạc ra người thất thế
Giận cháu mình thổ huyết chết ngay
Toản đưa Nguyễn Bảo lên thay
Cấp thêm bổng lộc từ rày về sau
 
Quan tư khấu chặt đầu giám quốc (1794)
Giết chết rồi báo trước nhân dân
Rồi thêm những kẻ gian thần
Sẽ chung số phận như quân cậy quyền
 
Triều Tây Sơn ngả nghiêng từ đó
Cả triều đình một lũ tham ô
Trong khi chúa Nguyễn mưu đồ
Dàn quân đánh chiếm tóm thu dần dần
 
Năm Giáp Dần quân hơn bốn vạn (1794)
Nguyễn Tây Sơn chiếm trấn Phú Yên
Chu Lai cứ điểm giữa miền
Chận đường tiếp vận liên miên công thành
 
Quân Nguyễn Vương về thành Gia Định
Tôn Thất Hội , Diên Khánh coi quân
Trữ thêm thóc lúa lúc cần
Tây Sơn lủng củng dần dần lui binh
 
Quân chúa Nguyễn tình hình thắng thế (1796)
Đóng chiến thuyền thủy kế bày ra
Sắm thêm vũ khí phòng xa
Mua sách ngoại quốc khảo tra để dùng
 
Đúc tiền đồng Gia Hưng Thông Bảo (1796)
Hội đồng thi phác thảo lại ngay
Mộ binh huấn luyện thật hay
Lấy bài nhân nghĩa dạy bày ba quân

Năm Đinh Tỵ (1797)sau lần thất bại
Thề trận này lấy lại Quy Nhơn
Thân chinh Nguyễn Ánh cùng con
Đem trăm thuyền chiến dong buồm ra khơi
 
Vừa đến nơi tính không thắng được
Chúa cho thuyền ra tuốt Quảng Nam
Đông Cung -Võ Tánh ước ngầm
Qua đêm tiến chiếm bất thần tấn công
 
Lượng sức mình thắng không giữ được
Bèn thu quân về trước lúc suy
Nguyễn Văn Thành , truyền cho đi
Trấn miền Diên Khánh chỉ huy vùng này
 
Khi Xiêm quốc vào tay quân Miến  
Ánh cho người cứu viện sang ngay
Đức, Trương hai tướng được ngài
Phái đem lính thủy đêm ngày hành quân
 
Thành Diên Khánh ,Trần Thường trấn giữ
Vương xuống lệnh đề cử Đông Cung
Lấy Bá Đa Lộc tháp tùng
Thái, Phúc tùy tướng sẽ cùng công du
 
Được biểu tâu của con Nguyễn Nhạc
Xin về hàng để được yên thân
Bởi vì lắm kẻ gian thần
Muốn xâm chiếm đoạt lấy phần đất chia
 
Ánh liền sai quân đi thôn tính (1779)
Lần ba này chiếm lĩnh Quy Nhơn
Công thành vây hãm Tây Sơn
Quy Nhơn thất thủ bắt hơn vạn người
 
Cho đổi ngay thành tên Bình Định
Xuống chiếu khen tướng lĩnh binh dân
Tùng Châu, Võ Tánh dự phần
Giữ thành Bình Định coi quân đề phòng
 
Quân Tây Sơn với trăm thuyền chiến
Đem đại binh tái chiếm Quy Nhơn (1800)
Cắt đường tiếp liệu quan sơn
Chín mươi căn cứ lập đồn chung quanh
 
Trần Quang Diệu vây thành Bình Định
Võ văn Dũng đánh tỉnh Phú Yên
Chắn ngang Thị Nại bằng thuyền
Làm cho quân Nguyễn trong thành hết lương
 
Năm Tân Dậu (1801) mấy lần cứu viện
Mong làm sao xoay chuyển tình hình
Cuối cùng Võ Tánh quyên sinh
Trên lầu bát giác đốt mình tự thiêu
 
Trong khi đó binh triều Nguyễn Ánh
Lại đổi đuờng không đến Phú Yên
Xoay qua một thế gọng kềm
Tấn công vào Huế, đổ thêm quân vào

Ngày Mậu Dần, Ánh vào tới Huế (1801)
Cảnh Thịnh bèn lựa thế rút lui
Trung du dựng trại tạm thời
Chiêu quân định kế nay mai phục thù
 
Ở Kinh đô, Vương ban chiếu dụ
Niêm kho tàng an vỗ nhân tâm
Tịch biên tài sản bại quân
Cấm binh nhiễu hại lương dân trong thành
 
Vương thân hành coi nơi cung khuyết
Thu được ấn truyền quốc Tây Sơn
Xem qua danh mục kho tàng
Tịch thu khí giới quân trang chiến thuyền
 
Thù bất cộng đái thiên chưa trả
Nay sai người đào mả Quang Trung
Nghiền xương của vị anh hùng
Đầu lâu giam ngục thỏa lòng thù xưa
 
Xuống chiếu cho những ai trong nước
Vì sa cơ lỡ bước lầm đường
Có tài thì vẫn được Vương
Xét xem bổ dụng làm quan tân triều
 
Giữa Phú Xuân cho khao quân sĩ
Rồi Gia Long chỉ thị như sau :
Quy Nhơn cử Duyệt trở vào
Trương,Thường trấn giữ địa đầu sông Gianh
 
Chu Viên đứng đầu ngành nghiêm túc
Biên tập ra Cương Mục Chánh Biên
Ghi rành sự kiện từng niên
Từ khi Nguyễn Ánh sinh tiền đến nay
 
Triều Tây Sơn trước đây chỉnh lý
Cho phát hành Sử Ký Tiền Biên
Mà Ngô Thời Nhiệm được xem
Là người chủ chốt chỉnh biên sách này
 
Ở phuơng Tây mấy tay người Pháp
Theo Đông cung đi gấp trở về
Chaigneau với lại Vannier
Được phong chánh đội sai đi hộ phòng
 
Đối các bậc văn phong học sĩ
Như La Sơn Phu Tử Đại Nhân
Nếu không cộng tác dự phần
Thì cho hưu trí an thân dưỡng già
 
Ông Chaigneau đem qua Toán thuật
Viết về môn tính xuất phương Tây
Để vua tham khảo nhân đây
"Minh chỉ thiên yếu" luận bày cân phân
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

QUYỂN 20

Năm Kỷ Mùi (1791) Adran lâm nạn
Vua bèn phong tước nhận Quận Công
Mộ phần nằm ở bên hông
Cửa thành Gia Định tượng đồng ghi ân
 
Nguyễn Quang Toản bất thần đột kích (1801)
Ba vạn binh chí quyết trả thù
Theo sông Nhật Lệ tiến vô
Liên minh với bọn tàu Ô phá thành
 
Bọn hải tạc tung hoành cướp bóc
Nên trong dân có khúc hát ngâm :
"Lạy trời cho chóng gió nồm
Để cho chúc Nguyễn giong buồm thẳng ra"
 
Đúng vào lúc người ta oán hận
Bọn cầm quyền tán tận lương tâm
Tàu Ô đi kết làm thân
Làm cho ngao ngán lòng dân bấy giờ
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

(Tiếp theo) QUYỂN 20

GIA LONG HOÀNG ĐẾ ( 1802- 1820)  
 
Hết tháng tư vào năm Nhăm Tuất (1802)
Giữa triều đình trước mặt muôn dân
Nguyễn Vương làm lễ đăng quang
 
Cáo cùng trời đất tại đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao lễ đài chính giữa
Vái với trời đất nước Đại Nam
Gia Long niên hiệu đổi làm
 
Sáu điều ân điển vua ban cho đời
Vua Gia Long cử người đi sứ
Xin nhà Thanh tiến cử phong vương
Cờ trương chuẩn bị lên đường
 
Kéo quân Bắc tiến vượt giòng Linh Giang
Đất Hà Trung Tây Sơn đang giữ
Vua Gia Long bèn cử thủy binh
Với quân bộ chiến thình lình
 
Đột kích đánh phá chiếm thành Nghệ An
Trong mười ngày hành quân tốc thắng
Phe Gia Long chiếm đặng nhiều nơi
Tây Sơn quân tướng rối bời
 
Tìm đường trốn tránh chạy dài thoát thân
Thành Thăng Long dần dần hỗn loạn (1802)
Đám tàn binh từng toán lang thang
Triều đình chẳng thấy bóng quan
 
Ở nơi phủ huyện hoang tàn trống trơn
Lũ bại quân không ai chế ngự
Chúng trở thành thú dữ hại dân
Nghe tin quân Nguyễn đến gần
 
Tướng, quan Cảnh Thịnh vội vàng chuồn ngay
Trong những ngày Tây Sơn di tản
Cả kinh thành tán loạn khắp nơi
Ngã lên Kinh Bắc đầy người
 
Vắng hoe phố thị, một trời tang thương
Ngày Đinh Tỵ trên đường Thượng Trấn
Vua Gia Long yết bản chiêu an
Vỗ về yên ủi lòng dân
 
Xử ngay những kẻ cướp đường lưu manh
Bùi thị Xuân vang danh nữ tướng
Từng cỡi voi giữa chốn ba quân
Điều binh rút đến Thạch Chương
 
Bị quân Nguyễn Ánh đón đường bắt giam  
Vũ văn Dũng chạy ngang Ngọc Xá
Cùng ba người bộ hạ mang theo
Bị dân chận lại trói meo
 
Khiêng về hành trại đánh hèo giam riêng
Nguyễn Quang Toản cùng em qua khỏi
Vượt Nhị Hà gần tới Xương Giang
Mái cong chùa cổ Thọ Xương
 
Dừng chân tạm trú tìm đường rút lui
Vua Gia Long lấy ngày đại thắng (1802)
Để làm ngày quốc thống nước ta
Kinh sư chiếu chỉ ban ra
 
Chiêu an thần tử dĩ hòa muôn dân
Ở Thăng Long còn đang rắm rối
Nguyễn văn Thành bổ tới tận nơi
Phân vùng mười trấn chia ngay
 
Bộ Binh, Hình, Hộ đặt người trông coi
Trong tháng mười vào ngày Kỷ Hợi
Xa giá về vừa tới tỉnh Thanh
Lập đàn tế cáo uy linh
 
Yết lăng Triệu Tổ sinh thành ra vua
Lễ hiến phù đem tù trảm quyết
Ngày hôm sau sai giết bại quân
Xiềng tay, trói ké, cùm chân
 
Vua tôi Cảnh Thịnh chém dần từng tên
Triều Tây Sơn nắm quyền Mậu Tuất (1778)
Đến năm Nhâm Tuất nước mất vào tay (1802)
Gia Long kế tục lên thay
 
Giang sơn thống nhất từ rày về sau
Năm Quý Hợi (1803) bắt đầu đúc pháo
Cho ra lò chín khẩu thần công
Sai người đắp lại Thăng Long
 
Lập đền Văn Miếu, tiền đồng làm ngay
Sửa Phú Xuân dùng tài Văn Yến
Đo đạc rồi nới điện rộng thêm
Vua thân vẽ kiểu đặt nền
 
Duyệt xem kiến trúc, đặt tên công trình
Động Thạch Bích, người Kinh rất ít
Lũ man di lại thích đánh nhau
Tả quân Văn Duyệt quỳ tâu
 
Cho quân đi đánh tóm thu đất này
Truyền Văn Phú ra ngay hải đảo
Cụm Hoàng sa cửa đảc Sa Kỳ
Mộ dân ngoại tịch cho đi
 
Lập thành hải đội phòng khi cần dùng
Sứ nước Anh đem dâng cống vật (1803)
Xin thông thương Vua vẫn không cho
Xiêm La, Chân Lạp mang đồ
 
Sừng tê, sản, quốc thư dâng ngài
Vua Trung Quốc cử ngay sứ giả (1804)
Sang nước ta phù tá tấn phong
Chiếu thư có đoạn ở trong
 
Ban cho quốc hiệu Việt Nam bấy giờ
Để chính danh, truyền cho đúc ấn
Sáu bộ riêng khỏi lẫn vào nhau
Bắc Thành mời các sĩ phu
 
Đem điều lợi hại trước sau luận bàn
Quốc Tử Giám sắc ban thành lập  
Cho học sinh được cấp tiền lương
Chương trình giáo dục tỏ tường
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

(Tiếp theo) QUYỂN 20

(Tiếp theo) GIA LONG HOÀNG ĐẾ ( 1802- 1820)  

Sưu tầm sách vở hiện còn trong dân
Nguyễn Công Trứ đệ dâng mười chuyện (1803)
Trứ là người ở huyện Nghi Xuân
Một người văn võ đa năng
 
Giỏi nghề đánh giặc lại sành khẩn hoang
Người Chà Và nhiễu nhương quấy rối
Bị quân ta đánh đuổi chạy dài
Vào tháng tám rước quan tài
 
Của vua Chiêu Thống di hài về quê (1804)
Đúc Sách Vàng, xây nền xã tắc
Ở Kinh thành sắp đặt nghi trang
Thái hòa thổ mộ sửa sang
 
Chọn ngày tháng tốt đăng quang thiết triều
Chọn niện hiệu Gia Long hoàng đế (1806)
Đánh chuông vàng chiếu chỉ các nơi
Tám điều ân xá thay trời
 
Định ngày sóc vọng quan mời vào cung
Sửa lại thuế hợp lòng dân chúng
Cho lưu dân khỏi đóng ba năm
Định ra phép thử lúa bằng
 
Hai phần trăm lép trừ ngang chỗ này
Để hiểu rõ trong ngoài quan ải
Đất nước mình của cải tài nguyên
Sai Lê Quang Định làm nên
 
Sách "Địa dư chí" trình lên cho Ngài
Sách mười quyển trình bày cặn kẽ
Cảnh núi sông hiểm thế, cầu đường
Thói quen, thổ sản, sơn quan
 
Nguồn sông, cửa biển, mỏ than, mỏ đồng
Tiếp đến việc sắc phong Chân Lạp (1807)
Nặc Ông Chân cống nạp mỗi năm
Phong vua của đất Cao Man
 
Vua ban chiếu chỉ cho làm Quốc Vương
Ở trong nước nhiễu nhương giặc cỏ
Phái người đi phủ dụ hoàn lương
Đặt quan coi giữ đê đường (1809)
 
Thảo ra định lệ thuế buôn thương thuyền
Vua nước Xiêm đem đồ triều cống (1811)
Người Chân Lạp lại tưởng nước ta
Kết giao với nước Xiêm La
 
Vội vàng sai sứ đi qua điều trần
Năm Nhâm Thân (1812) tình hình Chân Lạp
Trong anh em tranh chấp lẫn nhau
Nặc Chân dâng biểu khẩn cầu
 
Vua sai Tả Tướng kéo vào Nam Vang
Mười ba ngàn quân binh thủy bộ
Lê văn Duyệt tới xứ Cao Man
Cho đắp thành mới Nam Vang
 
Lô Yêm cho đặt trữ lương khi cần
Lại giao cho Nặc Chân tiền của
Thêm mười ngàn hộc lúa để ăn
Sau khi ổn định an dân
 
Triệu hồi Tả Tướng đem quân trở về
Trước khi đi, bàn giao Phiên Chúa
Lưu ngàn quân bảo hộ Cao Man
Khiến dân Chân Lạp cùng làm
 
Đào kênh Vĩnh Tế mở đàng giao thông
Xuống chiếu ban đào sông An cựu (1814)
Lại sai người đắp đập Hà Trung (1807)  
Kim Đôi cũng được khởi công (1810)  
 
Tam Khê vét rộng nới thông thêm giòng (1817)
Cũng năm đó đào sông Bảo Định (1817)
Từ Cù Úc cho đến Mỹ Tho
Mã Trường vua lại cấp cho
 
Theo trong bản vẽ đào từ Phiên An
Cho thuyền buôn Ma cao và Pháp
Được ra vào tấp nập tự do
Riêng Ma cao, vua thưởng cho
 
Vì đem dâng bản địa đồ Hoàng Sa
Đội Hoàng Sa quan gia họ Phạm
Lập hải trình khảo thám chung quanh
Đến năm Bính Tý hoàn thành (1816)
 
Cử ngay hãi đội coi riêng vùng này
Việc quốc gia giải bày sau trước
Bộ "Quốc triều thực lục" soạn ra (1815)
Sai Thích, Sàng, Toản bộ ba

Làm quan tu sửa để mà chỉnh biên
Dâng vua xem "Quốc triều luật lệ"
Làm nếp nề giúp dễ cho quen
Cần tra điều luật xét phân
 
Sách 22 quyển rất cần cho dân
"Duyên hải lục" đem dâng ngự lãm
Khảo sát nơi nông cạn xa gần
Men theo bờ biển Việt Nam
 
Trăm bốn ba (143) cửa hải quan rõ ràng
Đất nước ta dần dần thay đổi
Qua ngàn năm chìm nỗi thịnh suy
Bây giờ cột mốc biên thùy
 
Địa đồ hiệu đính , chỉnh qui rõ ràng
Nước Việt Nam thuộc Đông Nam Á
Vị trí ngay tại ngả tư đường
Phía đông thuộc Thái Bình Dương
 
Phía tây Miến Điện , Thái Lan , Miên , Lào
Ở phương bắc đường vào Trung Quốc
Ải Nam Quan cắm mốc phân ranh
Đông Nam nước biễn vây quanh
 
Cà mau , Phú quốc thuộc miền cực nam
Miền Đông Bắc cao nguyên và núi
Những đường mòn giáp giới Trung Hoa
Cao nguyên Quản Bạ , Bắc Hà
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 13 trang (130 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối