@Gửi bạn Hạnh Anh: Đề nghị bạn hãy tách chủ đề Văn và Thơ ra riêng biệt. Chủ đề về văn bạn hãy gửi vào ngay đây, còn thơ, xin bạn hãy mở chủ đề trong diễn đàn thơ thành viên-thơ mới hoặc thơ tập cổ (tuỳ theo thể loại).
CÂU CHUYỆN Ở NHÀ ÔNG BÀ NGOẠI (Truyện ngắn) (Phần 1) Kính tặng: Quê Ngoại với đầy ắp những kỷ niệm tuổi thơ yêu dấu Nhà Ông Bà Ngoại và nhà tôi ở cách nhau làng trên làng dưới. Mẹ tôi ngày ấy thường có những thời gian khi thì vài ngày khi thì nửa tháng về bên Ngoại để tham gia công việc trong những dịp ngày mùa cấy hái, thu hoạch. . . Nhà Ông Bà tôi có nhiều ruộng vườn, đông vui, có nhiều người ở đi làm. Ông Bà tôi hiền lành, phúc hậu, những người ở rất quý, họ thấy rất hạnh phúc khi ở và làm việc cho Ông Bà. Đa số họ còn rất trẻ ở độ mười chín đôi mươi. Cái thời ấy thanh niên nông thôn có ai biết học hành là gì đâu. Đất nước chìm trong đêm đen nô lệ, những người trẻ tuổi lớn lên họ chẳng biết làm gì ngoài công việc đồng áng. Nhưng cũng không phải nhà ai cũng có đủ ruộng đất mà làm. Họ còn trẻ, nam có, nữ có, có sức khoẻ, họ đi làm để lấy công nuôi thân, cưu mang người nhà. Sức trẻ của họ đã làm ra bao của cải, lương thực. Gặp được nhà chủ giầu lòng bác ái như ông bà ngoại tôi thì thật là may mắn, ngoài cái vô tư của tuổi trẻ, họ còn thấy hạnh phúc nữa, bởi còn có những câu chuyện tình xung quanh cuộc sống lao động của họ. Có chuyện thì buồn cười, có chuyện thì nghiêm túc. Có những cặp nên vợ nên chồng vì được ông bà tôi luôn tác thành, cưới xin , cho đất ở riêng. . .Với con cái trong gia đình, những người như Mẹ tôi và các Gì, Cậu , đối với những người ở thật chẳng có một khoảng cách nào. Ngày ngày đi làm cùng, ăn uống cùng, sinh hoạt cùng, những buồn vui đều được chia sẻ. Họ thân mật như anh em ruột … Có một đêm khoảng cuối mùa xuân, dịp sau tết, cấy hái đã xong, mọi người đều nghe thấy tiếng nổ ình ình ở phía đông, hướng Hà nội , Phùng. Họ kéo nhau ra ngoài rìa xóm để xem và ai cũng nhìn thấy ánh hồng rực ở phía ấy. Không ai biết là chuyện gì . . . Mâý hôm sau mọi người nghe và truyền cho nhau hay tin : - Tiếng nổ ấy là do quân Nhật đảo chính quân Pháp đấy. - Đảo chính là thế nào nhỉ ? - Là đánh nhau chứ còn là thế nào . . . - Chắc là nay mai quân Nhật sẽ kéo về đây . . . Còn cụ thể ra sao thì chẳng biết thế nào nữa . . . Thời gian lẳng lặng trôi . . . Thế rồi chỉ một thời gian ngắn sau, cả làng tôi ai cũng thấy những toán lính Tây từng đơn vị nhỏ đi qua làng. Chúng chỉ đi qua, không ghé vào làm việc gì với chức sắc trong làng . Mỗi toán chỉ chừng nhiều nhất là ba chục tên. Trông dáng điệu của chúng người ta hiểu được chúng là những kẻ thất trận. Cái tin đồn quân Nhật đã hất cẳng quân Pháp đã được minh chứng rõ ràng.Trong tốp binh lính đi đầu bao giờ cũng có một tên chỉ huy. Tên sĩ quan Pháp cao to , mặt đỏ như gấc, đầu đội chiếc mũ có lưỡi, vai đeo ngù màu vàng choé, tay hắn cầm chiếc gậy có tay cầm nạm vàng rất đẹp. Chúng đi bộ với dáng rã rượi thất thểu, lặng lẽ, chỉ nghe thấy tiếng bước chân ràn rạt đều đặn, không có tiếng hò hét nào, có đôi ba con ngựa được dắt theo. Những con ngựa thường đi ở cuối hàng quân và được những tên lính không mang súng đẫn dắt. Có đôi lần khi đi qua ngọn tre nào ngả xuống thấp, tên lính dắt ngựa dừng lại. Hắn trèo đứng lên lưng ngựa, tay bám cành tre đu người vít cành tre xuống để lấy lá cho ngựa ăn. Bị tên lính Pháp nặng hàng tạ đu người kéo xuống. Những thân cây tre mảnh mai đơn độc đau đớn rời khỏi bụi bờ và chịu để cho những tên lính mắt xanh mũi khoằm cướp đi những tàu lá xanh quý giá, những chân tay rứt ruột của mình để dành cho con ngựa của những kẻ không ai mời mà kéo đến đây . . . Chúng là những đơn vị quân Pháp đồn trú ở Hà nội vừa bị quân Nhật đẩy lên đây. Có đơn vị thì bị tấn công vào giữa trại, tên nào còn sống sót thì kéo nhau chạy thành tốp . Có đơn vị thì được lệnh của chỉ huy nhanh chóng tập hợp rút chạy nhanh chóng ra khỏi khu vực trước khi những làn đạn của quân Nhật bắn tới . . . Tan tác, náo loạn không thể nào tập hợp được đội hình để chống trả được nữa. Chúng hè nhau tháo chạy về hướng Tây Hà nội để dần rút về biên giới sang đất rừng núi của nước Lào. Những tên lính Pháp mệt mỏi, vũ khí còn nguyên vẹn, đầu đội mũ sắt, mình vận bộ quần áo nhà binh màu vàng xám. Những đôi giầy xăng đá không còn nện gót mạnh cồm cộp xuống nền đường nữa, những đôi mắt đờ đẫn chăm chú nhìn đường, đầu cúi gằm bước đi . . . Một thời gian sau, dễ đến hơn một tháng có dư, vào một buổi giữa trưa, dưới cái ánh chang chang của cái nắng đầu hè, khi cả nhà đang ăn cơm thì nghe tiếng chó sủa rộ ngoài sân. Ông tôi bảo người nhà ra xem sao . . . Một người cao lớn đã bước vào trong sân, thấy người lạ mấy con chó càng sủa dữ. Sau khi chỉ chỉ hai bàn tay ra ý bảo người nhà dẹp chó đi và đàn chó đã được xích lại. Cái sân thì rộng, người ấy đứng ở giữa sân mà trông vẫn cao lênh khênh. Hai tay người ấy để trước ngực, dáng hơi còng còng. Người ấy bước lại gần. Mọi người nhìn ra, ai cũng ngạc nhiên sửng sốt : Đó là một thằng lính Tây . Chao ôi! Một thằng Tây thực sự. Trông hắn thì. . . như một con. . .“ma trơi”: Đầu không mũ, tay không, râu ria xồm xoàm, bộ mặt hốc hác trông thật vô cùng thảm hại. Trên người còn nguyên bộ quần áo lính rách rưới, lấm lem, bẩn thỉu. Hắn bước đi chầm chậm về phía mọi người với dáng điệu rất dè dặt (Chắc hẳn là rất khác với khi mới đến, súng lăm lăm trong tay cùng đồng bọn tràn lên một nơi nào đó trên đất Việt).. Chưa thể hiện lời nói nào, hai tay hắn buông xuống chuẩn bị làm một động tác ra hiệu nào đó và chắc hẳn hắn càng chưa thể mường tượng tình huống sắp tới sẽ ra sao đối với tấm thân tàn tạ heó hắt của mình : May hay rủi , lành hay dữ . . . Ta thật đồng cảm ở mức độ cao với hắn ở lòng vị tha của Chúa. Chắc là sáng sớm nay hắn đã kịp cầu nguyện “Đấng tối cao lòng thành phù hộ” . . . Số là , khi ấy Bác tôi (Bác là cả, mẹ tôi là thứ hai sau đó là hai gì và một cậu út) đang dạy học ở nhà cũng đang ngồi cùng cả nhà ăn cơm . Ông nguyên là học sinh trường Bưởi, lúc bấy giờ được là học sinh của trường Bưởi thật là khó khăn và giá trị lắm bởi vì phải qua kì thi công cua toàn phần thì mới được vào học trường Bưởi. Sở dĩ Bác đang ở nhà dạo này vì một lí do mà toàn bộ số học sinh trí thức như Bác vì lí do ấy đã đứng trong hàng ngũ những nhà trí thức yêu nước và bị buộc thôi học. Sự kiện ấy đã diễn ra cụ thể như sau: Khi học tập ở trường Bưởi, giới thanh niên, học sinh trí thức thường có những hoạt động đoàn thể rất tích cực : Như cắt tóc ngắn (nam giới không búi tóc, nhuộm răng đen nữa), không du nhập các phong tục văn hoá Tây phương và đặc biệt là phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh sau khi cụ mất đã làm nhà trường thuộc Pháp nổi giận. Họ lập danh sách và buộc số học sinh này phải thôi học. Bác tôi trở về quê mở lớp dạy học. Quãng thời gian ấy Bác tôi lại là những người đầu tiên của vùng được một chiến sĩ cách mạng vừa thoát khỏi nhà tù Sơn la của Pháp trở về quê hương giác ngộ Cách mạng. Là những người đầu tiên tham gia các hoạt động tuyên truyền vận động, tổ chức các nhóm cán bộ hoạt động để nhân rộng ra các tổ chức cách mạng. Bác vào Đảng cộng sản Việt nam từ những ngày đầu ấy, là cán bộ chủ chốt của vùng. Rồi đến những năm sau, cuộc Cách mạng Tháng Tám long trời lở đất đã diễn ra. Ông là những nhà Cách mạng đầu tiên của quê hưong đứng lên dũng cảm tổ chức nhân dân giành chính quyền từ tay giặc. Là những người đầu tiên lãnh đạo chính quyền mới, những người đầu tiên thành lập chi bộ Đảng cộng sản Việt nam ở xã nhà. Rồi sau đó cuộc Kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp bùng nổ . Bác lại ra đi, xông pha vào cuộc chiến đấu trường kỳ gian lao cho đến ngày thắng lợi . . . Còn Ông Bà tôi sau những ngày đầu thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã một lòng thể hiện lòng yêu nước qua sự nhiệt tâm ủng hộ cách mạng, ủng hộ hính quyền mới. Sau những đợt vẫn động quyên góp vàng, quyên góp tiền để ủng hộ chính phủ mới, ủng hộ nhà nước non trẻ. Ông Bà Ngoại đã ủng hộ không biết bao nhiêu lần , tổng con số là bao nhiêu, không có ai thống kê . . . Chỉ có một sự kiện đã diễn ra mà ai ai cũng biết rằng Gia đình Ông Bà Ngoại tôi hồi đó đã được Chính phủ và Bác Hồ trao tặng một tấm bằng có công với nước và một đồng tiền vàng . Trở lại câu chuyện về người lính Pháp. Hắn đứng giữa sân như trời trồng. Ngập ngừng chưa giám bước tiếp, hắn như đang chờ một cái gì đó sắp đến . . . Bác tôi bỏ đũa đứng lên đi ra đứng trước mặt anh ta. Hai người bắt đầu đối thoại. Trình độ tiếng Pháp của một cựu học sinh trường Bưởi thật quả là một vận may đem lại điều sung sướng vô cùng cho kẻ sa cơ trong lúc này. Mọi người vẫn ngồi ăn cơm vì đang giữa bữa, nghe hai người xì xồ nói với nhau những gì không ai biết. Chỉ thấy trên gương mặt người lính Pháp đã lộ rõ vẻ rạng rỡ, tia hy vọng cứ rạng lên, nhìn động tác của hắn lúc thì cúi xúống như đang bò, lúc thì xoa xoa hai bàn tay lên mặt để diễn tả một điều gì đó . . . Tiếp xúc một lúc sau Bác tôi quay vào mâm cơm nói với mọi người: “Lấy cho nó bát cơm và thức ăn cho nó ăn”. Mấy người con gái trẻ xúc cơm và thức ăn vào một cái bát to, lấy một đôi đũa, nhưng không ai dám mang lại gần “thằng Tây” vì sợ. Bác tôi cầm cốc nước, tô cơm và đôi đũa đưa cho nó. Tên lính Pháp cầm tô cơm và đôi đũa. Động tác của hắn rất trịnh trọng nhưng hắn cứ xoay bên phải lại xoay bên trái, loay hoay mãi không biết làm thế nào bằng đôi đũa để đưa được mấy hạt cơm và miếng thịt vào cái bụng đã lép kẹp của hắn. Mọi người nhìn nhau bấm bụng mà cười. Ông tôi lại lệnh cho ai đó kiếm cái thìa đưa cho hắn và . . . Hắn đã được ngồi xuống chiếc ghế dài có chân cao (Gọi là chân mễ để kê bồ thóc) được đặt ở dưới mái hiên nhà tránh nắng. Động tác vẫn dè dặt, trịnh trọng . . . Khỏi phải bàn về những điều gì hiện đang diễn ra trong lòng người lính Pháp đang ở cái tình cảnh bi ai như thế này. Trước hết là cái đói, cái khát đã được đáp ứng. Hắn ăn như thể chưa bao giờ được ăn, thỉnh thoảng có ngước lên , đôi mắt thì liến loắng nhìn vào mọi người ra ý hàm ơn . Hắn say sưa giải quyết vấn đề trước mắt mà chắc hẳn hắn không muốn, không giám nghĩ lại những giây phút kinh hoàng những ngày vừa qua. . . Anh ta là lính của một đơn vị thường trực đồn trú tại làng Ngọc Hà, Hà nội. Cái đêm khủng khiếp ấy làm sao mà quên được. Hai giờ sáng, hắn vừa thiu thiu ngủ sau ca thay gác thì những tiếng nổ oành oành của đủ các thứ đạn to đạn nhỏ đã thức hắn dậy. Ông trung uý quan hai Morant chưa kịp rúc còi tập hợp quân lính thì đã nghe thấy thêm nhiều tiếng súng trường nổ đọp đọp, tiếng kêu rú ở đầu dãy và tiếng hò hét của bọn lính Nhật. Chúng đã tràn vào các dãy nhà lính bắn súng uy hiếp vào các phòng ở, chúng sẵn sàng tiêu diệt kẻ nào chống cự, có lẽ trong đám lính đồng đội của hắn có kẻ đã trúng đạn, bị thương. . . và hắn, cái người lính Pháp khốn khổ ấy không chạy ra để đứng trước mũi súng của bọn Nhật mà lợi dụng lúc nhốn nháo đã tìm một xó tối và nấp vào đó. Khi bọn lính Nhật chạy tới chạy lui qua khỏi, chọn thời điểm vắng không còn tên nào, hắn đã lẩn ra khỏi dãy nhà chạy thục mạng ra phía hàng rào, chạy hẳn ra ngoài dễ dàng bởi hàng rào chỉ là một vài sợi thép gai thưa, đóng quân ở đây đã lâu, sâu trong làng, dân chúng nơm nớp lo sợ, bọn lính Pháp đã làm mưa làm gió ở đây. Chúng rất chủ quan vì cho rằng chẳng có khi nào chúng lại bị tấn công cả , chẳng hề thấy một lực lượng bạo lực nào chống đối đứng trước mũi súng của quân đội Pháp ngoài đám dân chúng nghèo nàn khổ sở hèn mọn kia. Ra khỏi trại lính, hắn, Phơranxoa tạt ngay vào khu nhà dân cạnh đó, súng ống, thức ăn thức uống bỏ lại hết chẳng hề nghĩ đến. Hắn chẳng thể nào cầm mang theo bất cứ một cái gì khác ngoài bộ quần áo đang mặc trên người. Khu nhà dân này dường như cũng đã vắng hẳn người ở từ khi đơn vị hắn đến đóng ở đây, nhièu người , nhiều gia đình đã bỏ đi tản cư nơi khác, vì vậy hắn tương đối ung dung khi ra khỏi khu trại lính . Nhưng hắn biết đi đâu bây giờ. Không thể ở lại khu dân cư này được vì bọn Nhật chỉ ngày mai sẽ sục đến . Hắn chỉ biết trước mắt hãy thật nhanh ra khỏi cái đám ùng oằng chiến sự . Cứ nhằm thẳng đêm đen phía trước, hãy để lại sau gáy đám lửa đỏ rợp trời kia càng xa càng tốt và hắn cứ lùi lũi mò mẫm mà bước đi . . . Ra khỏi cái làng dân vắng vẻ ấy là gặp ngay cánh đồng. Đồng lúa vừa sau vụ cấy hãy còn non, cứ lọp xọp mà lội. Đôi giày xăng đá được thít dây lại cho thật chặt . Hãy cứ lội đi cái đã, bên tai vẫn còn văng vẳng tiếng hò hét, tiếng nổ ầm ầm và ánh hồng của lửa đỏ vẫn hằn đến đây. Vẫn phải lội, lội nữa, hai cẳng chân, cổ chân, bắp đùi mỏi dừ như rụng ra khỏi cơ thể hắn. Ngã dúi ngã dụi, lại đứng lên mà lội. Hắn không thể dừng và ngủ thiếp trên quãng đồng này bởi hắn thừa biết chỉ ngày mai thôi bọn Nhật vốn xông xáo sẽ đi lùng sục. Việc hất cẳng người Pháp chắc chắn là xong xuôi rồi. . . Hắn phải tránh được những đụng độ trước mắt ấy và phải tiếp tục bước đi cho xa hơn cho dù phía trước chỉ là đêm đen mịt mùng và chẳng có một điều gì chờ đợi. Chẳng có một niềm hy vọng cho hắn dù chỉ mong manh như sợi chỉ . . .
Trời mờ sáng, hắn đã loáng nhìn thấy một màu xanh rờn của lúa, cảm thấy cũng đã xa xa nơi hắn xuất phát, nhưng lại thấy một con đường cái to mà trên đó thấy có những tụm người, súc vật trâu bò, ngựa kéo xe trên đó. Có cả xe nhà binh, hẳn là xe của bọn Nhật. Trong lòng hắn chưa bình tâm chút nào. Hắn cố lia đôi mắt nhằm tìm một bụi cây nào gần đó để núp tạm mà chẳng hề có. Nhưng cuối cùng hắn lại tìm thấy một phên liếp che nắng trong một lò gạch con con. Một chố trú ẩn lí tưởng, hắn nghĩ thầm trong bụng như vậy. Hết đi lom khom lại bị, trườn như con rắn, hắn đã luồn được cái thân hình dai ngoẵng cao gần hai mét xuống cái hố trũng không sâu lắm nhưng khô ráo . Từ đây hắn có thể nghỉ ngơi định thần lại một chút và tiếp tục tính kế . . . Thời tiết lúc này là gần cuối mùa xuân , sáng ra còn hơi sương lạnh lắm. Thế mà từ đêm qua đến giờ hắn chẳng hề thấy lạnh là gì. Trong lúc hoảng loạn và những cú chạy thục mạng đã cho hắn qua được cảm giác rét mướt, ngay cả khi đang lội trên ruộng lúa đầy bùn nước, thậm chí còn nóng nữa là khác vì trong người hắn luôn có cảm giác nhơm nhớp, hầm hập. Hắn còn có giây phút nào để nghĩ về đồng đội của hắn nữa? Từng tên một, bọn chúng chạy đi đâu ? Những thàng nào còn sống như hắn hay chết hết cả rồi? Thôi! Không giám nghĩ nữa, lúc này chỉ có tính làm sao cho những đoạn tiếp theo của hắn được trôi chảy mà không phải lâm vào tình cảnh tồi tệ hơn . . . Hơi ấm của tiết cuối xuân làm cho hắn tỉnh táo hơn,đã thấy loang loáng mặt trời dưói tấm cót che nắng, sau khi nghỉ được một chập, hắn đã thấy lại sức và bắt đầu thấy đói, mới hôm qua, lúc thời gian này hắn đã có thể chuẩn bị lôi một khúc dăm bông để ăn với mấy lát mì gối ngon lành, trước khi ăn thì thằng Robbert lại thường hay thổi Ac-mo-ni-ca nữa chứ. Nghe giai điệu bài dân ca vùng Oocleđant qua tiếng kèn của thằng Robbert thì nhớ quê hương quá chừng. Quê hắn cũng ở vùng trồng nhiều nho, điệu dân ca miêu tả cảnh các cô gái khoác vai nhau tay vung vẩy chiếc làn vừa đi hái nho vừa hát. Hắn đã có những ngày sống êm ả thanh bình đẹp đẽ ở quê hương. Thân trai khoẻ mạnh, được thoả chí căng sức ra mà dồn hết cho những vụ nho bội thu của quê nhà. Những đêm thanh cùng đám thanh niên trai gái nhẩy nhót, hát ca đến tận khuya rồi lăn trên đệm ca bin máy kéo mà ngủ. Thế mà loáng một cái, bây giờ hắn đã phải ở tận cái nơi xa tít tắp tận cùng biển Đông. Trở thành một kẻ nghèo xơ xác, cô đơn nhất, khốn khổ nhất trên thế gian này . . . Bao nhiêu câu hỏi đòi hắn phải giải đáp trong lúc này nên hắn chẳng còn thời gian mà than thân trách phận. Tiến lên! Tiến lên phía trước, phải tiến lên thì mới giải toả được mọi vấn đề. Nguy hiểm nhất là nằm chết gí ở đây. Trước hết là chết đói, thứ hai là sẽ gặp người đi qua đây để đi làm đồng. Họ sẽ sẵn sàng báo cho quân Nhật để tiêu diệt hắn. Bởi vì dân xứ này qua bao nhiêu năm dưới ách đô hộ, họ rất căm thù quân Pháp. Hắn cũng biết vậy nên mọi sự cảnh giác của hắn là rất phù hợp, rất đúng đắn và đã giúp hắn thoát chết trong lúc này. Nhưng hắn cũng không thể đứng thẳng lên mà đi bình thường giữa ban ngày được. Trên người hắn còn bộ đồ lính, người thì cao lênh khênh so với đám dân Việt kia, còn bộ mặt nữa . .ôi chao, không thể , không thể , phải chờ đến tối thôi. Nhưng mà đi hướng nào ? Hãy cứ chiếu thẳng hướng vừa đi, nó sẽ xa dần nơi cũ, xa hẳn nơi có bọn “chó” Nhật bản. Đó là điều trước nhất. Thứ hai là tình cảnh này hắn phải tạm gạm gác lại cái khoảng cách vốn sẵn có với người dân bản xứ. Phải cầu xin họ tha thứ, che chở, cho ăn uống thì mới sống được để có chăng tìm thấy toán lính Pháp nào trôi dạt mà nhập bọn. . . Đó là điều duy nhất mà hắn không cần suy tính nhiều đã thấy rõ và ngay lập tức định hướng làm theo. Dù là ban ngày, giữa đồng không mông quạnh nhưng vì hắn cũng đã tránh xa được hướng đường cái to nên lúc này hắn đã có thể thẳng người mà đi trên những bờ ruộng lúa. Những cây lúa vừa bén rễ, mới chớm màu xanh xanh, thấp lè tè chẳng có thể che chở được hắn. Hắn cảm giác những khóm lúa non xanh kia như có nói gì với hắn, khóm nào cũng như khóm nào, chúng reo vui, vẫy vẫy chòm lá mỏng manh vừa nhú. Chúng vô tư quá, chúng ung dung thanh thản quá. Sao ta là người, là con người hẳn hoi mà không được như chúng . . . Trong đầu hắn miên man mà chân vẫn cứ chầm chậm bước những bước đều. Đói, khổ, mệt quá chừng, mắt hoa lên mà không biết nghỉ ở chỗ nào, nắng gắt, nóng quá, hắn đã cởi áo lót ra che lên đầu. Tốt, vừa đỡ nắng, vừa đỡ mặc hai áo nóng vã mồ hôi, mặt trời đã lên đỉnh đầu, hắn đã đi xa chỗ hắn xuất phát ước tính độ 5 hay 6 cây số. Hắn đã bình tâm hoàn hồn nhìn lại phía sau. Chỉ còn nhìn thấy một vệ xanh xanh màu đậm của làng mạc va nơi dân cư đông đúc của đô thành Hà nội. Tạm yên rồi, có thể nghĩ rằng thế là thoát được cái nguy nan đe doạ sinh mạng trước mũi súng của bọn Nhật rồi. Làm cái thân lính, làm sao mà hắn biết được tai sao bọn Nhật lại tấn công tiêu diệt chúng. Dạo trước cũng có một hay hai lần đám binh lính Pháp cũng được các sĩ quan chỉ huy cho biết bọn Nhật đã vào Đông dương, vào nước An nam và Bộ chỉ huy Pháp ở Đông dương đã có một số đối sách trước tình hình này. Nhưng tuyệt nhiên, toàn đơn vị hắn không hề được thông báo gì và không hề có sự chuẩn bị nào cho chiến sự kiểu như thế này… Từ trước đến nay, hắn chỉ thấy quân Pháp đi đến đâu là đóng đồn đóng bốt đến đó như đi vào chỗ không người. Đất nước này đã quy phục nước Pháp hoàn toàn . . . Hắn thầm trách bọn chỉ huy không nắm được mối nguy từ quân đội Nhật để đơn vị hắn và đồng bọn lâm vào cảnh khốn cùng. Vừa đi vừa nghĩ, hắn vẫn đảm bảo cho hành trình đúng hướng và lúc này ở phía trước mặt hắn đã thấy xanh xanh ró nét rặng tre của một ngôi làng. Cái làng này cách biệt với những dãy làng khác, mặt trời đã xế bóng, từ đây hắn đã suy nghĩ và thấy an lòng để tính những việc tiếp theo. Hắn cho rằng bọn Nhật chưa thể nào đi đến đây . . . Nhứng việc tiếp theo, trước hết là làm sao để có cái gì cho vào bụng, như thế là hắn đã chạy để thoát thân bắt đầu từ nửa đêm hôm qua mà bây giờ là nửa buổi chiều hôm sau. Đã bao giờ hắn chịu nhịn lâu như thế này đâu, làm thế nào đây nhỉ, bây giờ chắc hẳn hắn không thể có ý nghĩ rằng như đã có lần trước đây hắn đã cùng đồng bọn giở bản tính thực dân ăn cướp ra với dân chúng để giải quyết vấn đề đói. .Nhưng cũng không thể còn cách nào khác là vẫn phải kiếm cái ăn trong dân chúng. Chỉ có ở đó mới có cái để mà ăn và đương nhiên là phải bằng một phương thức khác: Cầu xin họ tha thứ, cứu vớt kẻ đang đói khát có nguy cơ sắp phải lìa đời này. . . Tay chân hắn đã rời rã đến mức không còn cảm giác, hắn chỉ còn cảm thấy tê tê. Hắn hiểu nếu bây giờ hắn tìm một gờ đất nào có bóng để nằm xuống nghỉ là hắn sẽ nằm mãi mãi nằm ở đó và không thể dậy được nữa. Thể chất như vậy, tay chân đã như vậy nhưng đầu óc hắn vẫn tỉnh táo làm sao. Mọi ý nghĩ của hẵn vẫn bật ra. Hắn vẫn suy tính từng chi tiết nhỏ, sắp xếp có trình tự . . . Phải chăng, trong gian nguy, sức trỗi dậy của một tráng niên đã dồn vào một bộ phận cơ thể của hắn. Đó là trí não, trong toàn bộ cơ thể hắn bây giờ có lẽ chỉ có một cơ quan làm việc hiệu quả chất lượng nhất, đó là bộ não, và cũng chính vì vậy đã cho phép hắn tồn tại. Hắn liếc nhìn bóng của hắn trên mặt bờ cỏ, bóng đã ngả dài hơn thân hắn, như vậy chẳng bao lâu nữa mặt trời sẽ lặn và trời sẽ tối. Y nghĩ vào dân chúng xin ăn đã được quyết định và khiến hắn phải ngay lập tức hướng bước chân mình về phía ngôi làng. Sự suy tính lúc này có hai nhẽ, một là khi tiếp xúc người ta sẽ trói hắn lại xử lí theo kiểu của họ hoặc giam hắn lại để vài hôm sau khi bọn Nhật đến sẽ trao cho chúng. Hai là người ta sẽ cho hắn ăn và để hắn tiếp tục đi . . . Tình huống thứ hai sẽ là một đặc ân đối với hắn. Hắn lại vừa đi vừa suy tính và chẳng mấy chốc hắn đã nhìn thấy một con đường đất nho nhỏ dẫn vào ngôi làng. Con đường đất dẫn vào làng ấy có màu vàng oạch nên từ xa non 100 mét hắn đã nhìn rõ. Nó không thẳng tắp mà hơi ngoằn nghèo một chút. Phranxoa ngắm con đường, cảm giác hơi là lạ, vì sao nó không thẳng, mà màu vàng của nó nổi lên trên nền xanh của những thửa ruộng lúa được soi dưới ánh nắng chiều trông cứ như trên một bức tranh vậy. Đất nước này đẹp là vậy mà người ta mang súng đạn, chiến tranh đến đây làm gì nhỉ. Để cho hắn phải từ biệt quê hương và cô vợ chưa cưới vượt muôn trùng đaị dương đến đây, những cuộc bắn phá ở đây đã mang lại gì cho nước Pháp? Bao giờ thì đến một kết cục và cái kết cục đó là gì vậy ? Mấy câu hỏi ấy lại cùng một lúc vụt thoáng qua trong đầu người lính của quân đội thực dân . . . Anh ta không thể nào trả lời được, đã có bao giờ và đã có ai nói cho anh ta nghe bao giờ đâu. Thuở còn trẻ đi học, khi được nghe các linh mục giảng giải trong trường giòng, họ chỉ nói những vấn đề về giáo phái của họ. Khi nghe các triết gia của giới quý tộc nói chuyện, Phơranxoa hiểu thêm về địa lý, hiểu về những ai đã làm phát triển rực rỡ những vùng miền rộng lớn đó, những ai có quyền thượng đẳng trong một nền văn minh mà họ đã tạo nên . . . Còn những chuyện súng đạn ở nơi đây thì . . . tuyệt nhiên không, không có ai nói đến một câu nào. Phoranxoa không suy nghĩ câu trả lời, và cúng không suy nghĩ điều gì thêm nữa, một vật thể có hình ảnh là một mảnh vuông có màu bàng bạc dội về ánh mắt của anh ta. Cái mảnh vuông ấy ở dưới chân rặng cây xanh. Cái gì vậy? Phoranxoa lấy bàn tay che ánh nắng chièu, chớp chớp đôi mắt mệt mỏi, anh ta thu gọn hình ảnh ấy vào đôi mắt, tư duy ngắn ngủi mấy giây và đã rút ra một xác định: Đó là một mái lều, con đường đất đỏ dẫn lối vào sẽ gặp mái lều ấy trước khi bước vào làng. Dừng lại một chút, lấy thêm một chút bình tĩnh, Phranxoa mạnh dạn bước lên con đường đất đỏ. Tương đối kĩ càng khi dự tính các tình huống sẽ đến sắp tới, anh ta lấy cái áo lót trùm lên đầu, che mồm, mũi và chỉ để hở đôi mắt và cứ thế bước lên phía trước. Tuy trời đã về chiều nhưng mặt trời còn non con sào, trời còn sáng nên Phoranxoa đã nhìn thấy trong túp lều ấy có người . . . Căn lều ấy chưa phải là nhà ở của một gia đình mà chỉlà một quán bán hàng ở đầu làng và người đang ngồi bán hàng là một phụ nữ đã luống tuổi . . . Người chủ quán bán hàng nhìn thấy từ xa một người dáng cao lớn đang đi về phía mình. Quán đang vắng, chị thấy vui vui khi có khách đến. Khi đi vào đến bóng dâm của ngọn tre. Người khách dừng lại. Người ấy lấy tay sửa lại cổ áo và cái “khăn” màu trắng trùm đầu. Chị chủ quán cứ nghĩ người ấy sẽ bỏ cái “khăn” trùm đầu để tránh nắng ra, nhưng không. Người ấy hình như còn quấn lại “cái khăn” cho thêm kín mặt và dừng lại nhìn chị chằm chằm, hai tay người ấy để trước ngực dáng vẻ khúm núm chứ không đàng hoàng. - Bác vào hàng em uống nước bác ơi! Chủ quán lớn tiếng gọi mà chưa để ý đến dáng điệu của “người khách” Người kia không đáp lại câu gì, bước chậm rãi lên một hai bước rồi lại dừng lại và vẫn cứ nhìn người chủ quán chằm chằm. - Bác vào uống nước cái đã ..., chiều rồi còn định đi đâu? Chỉ cách “người khách” độ non 20 thước, đã hai lần lên tiếng và đoán biết “người khách “ có thể đã nghe thấy, khi mời gọi cùng động tác vẫy vẫy bàn tay thì hẳn anh ta đã lĩnh hội được ý của chị . Những tưởng “khách” sẽ vui vẻ vào quán uống nước, nhưng chị chủ quán ngạc nhiên khi thấy người lạ không biết mặt mũi ra sao, hai mắt cứ thô lố lên mà nhìn. Anh ta tiến lên một vài bước nữa vẫn không nói câu gì. Không cởi đồ che mặt ra rồi bất thình lình anh ta quỳ mọp xuống đất, hai tay chắp trước ngực, đầu cúi xuống hướng về chị gật lia lịa. Chị chủ quán xiét đỗi ngạc nhiên, cũng chưa biết trao đổi với ai xung quanh vì chẳng có ai ở gần đây cả . . . Hai người cứ như vậy nhìn nhau. Chẳng ai nói thêm câu nào, kẻ đang quỳ thì vừa cúi đầu xuống lại vừa chờ thái độ của người đang ngồi trong lều. Còn người chủ quán thì không biết xử sự thế nào tiếp theo.Thế rồi thời gian cũng đã trôi đi được một chập. Rất hay lúc ấy có một người nông dân đi thăm đồng về đến đó với cái nón đội trên đầu , vai vác chiếc cuốc. Bác ta cũng lấy làm lạ khi thấy một người đang quỳ dưới đất cách quán nước độ hơn mươi bước chân. Sao? Anh ta làm gì thế này? Không vào hẳn quán mà uống nước mà lại quỳ ở đây thế này? Chắc hẳn cũng có chuyện gì? Bước lại gần người lạ, bác ta nhận ra cái người mặc đồ lính, vải trắng che mặt nhưng đã lộ ra nhúm tóc rủ xuống trán màu vàng hoe, đôi mắt thì xanh biếc, người dáng to cao… Dù có sững sờ đôi chút nhưng người nông dân ấy cũng nhận ra và xác định đó là một người lính Tây...
CÂU CHUYỆN Ở NHÀ ÔNG BÀ NGOẠI (Phần 3) Song với dáng vẻ của người lính trông rất là yếu thế như thế này, không phải đắn đo gì thêm, người nông dân bước lại trước mặt Phranxoa : - Ông là ai? Đi đâu? Nghe câu hỏi giật, dù không biết tiếng Việt nhưng Phranxoa dường như cũng hiểu là mình phải trả lời câu gì … Hắn ấp úng : - Mour, Mour france (Tôi là người Pháp). Vừa nói hắn vừa đưa tay chỉ về phía hắn vừa ra đi, phía Hà Nội . . . Anh nông dân hiểu ra ngay vấn đề bởi cả vùng quê anh đã rộ lên sự kiện quân Nhật đã hất cẳng quân Pháp để chiếm quyền cai trị. Súng nổ ùng oàng từ tối hôm qua đến tận sáng nay. Người ta nói quân Pháp đã thua chạy tan tác khắp nơi và có lẽ . . . đây là hình ảnh minh chứng. Chị chủ quán quan sát cả hai người và để cho họ “trao đổi” với nhau xong, cùng bước lại gần quán mới hỏi. Chị cũng vô cúng sửng sốt nhận ra kẻ mới đến và cũng đoán người lạ là ai… Có thêm người nông dân, chị vững tâm không sợ - Lính Tây đồn đấy hả bác Đương? Chắc là chạy tan tác cả lũ hôm qua đấy . . Phran xoa làm thêm một vài động tác, một tay hắn ôm vào bụng, một tay hắn chỉ vào mấy cái bánh tẻ trên sạp bán hàng . . . Cả hai người đều hiểu tình cảnh của hắn, hiểu mình phải làm gì là nên trong hoàn cảnh này. Rốt cuộc cũng chẳng có ai là đồng ý chứa chấp hắn cả. Chị chủ quán mời ông Đương (tên người nông dân) uống nước và hai người thống nhất với nhau là cho hắn cái gì để ăn rồi về báo cho các ông chức sắc trong thôn làng . . . Trước mắt trời tối rồi, chủ quán dọn hàng về và để hắn nghỉ đêm tại cái lều này. Đêm ấy, sau những thời khắc kinh hoàng, khổ sở, mỏng manh, Phranxoa tên lính thực dân khốn khổ và tiều tuỵ đã được ăn mấy cái bánh tẻ của người chủ quán. Tuy mùi vị của máy cái bánh có là lạ nhưng cơ bản là đáp ứng được những vấn đề còn thiếu hụt và vô cùng khẩn thiết trong cơ thể con người hắn. Trong đêm đen Phran xoa tựa lưng vào vách lều miên man nghĩ ngợi trong tiếng ran của đàn muỗi . Nhưng củng chỉ được một lúc, quá mệt mỏi, hắn đã thiếp đi không còn biết mọi điều gì xung quanh nữa . . . Tờ mờ sáng, khi nhìn chưa rõ mọi vật, tiếng lao xao, quàng quạc của đàn cò vạc trên ngọn tre đã đánh thức Phran xoa. Thoắt một cái hắn đã tỉnh dậy. Cảm thấy trong người tỉnh táo và khoẻ hẳn ra, Phran xoa nhớ lại hoàn toàn sự việc và tình cảnh của hắn bây giờ, hắn càng thêm tỉnh táo. Hắn quyết định không chờ đợi gì thêm nữa, bởi vì khi nhiều người kéo đến biết hắn là lính Pháp đang trốn chạy thì liệu có hay ho gì không, ở nơi đây cũng chỉ cách nơi hắn ra đi chừng năm sáu cây số và cũng không chờ đợi gì thêm để kiếm thêm miếng ăn nữa mà phải khẩn trương đi ngay. Đi ngay cho xa hơn, càng xa càng tốt cái nơi ùng oàng, khét lẹt chết chóc kia . . . Hắn vụt đứng dậy, vươn vai một cái, xoa xoa hai bàn tay vào mặt rồi bước nhanh ra khỏi căn lều nhỏ. Bước trên con đường sỏi, ra khỏi luỹ tre làng thì trời mới chỉ rạng rạng màu đỏ ở phía đông, Phran xoa cũng nhìn được toàn cảnh khu cánh đồng mà mới chiều hôm qua hắn mới mò đến. Song Phran xoa cũng đã định hướng ra được ngay. Tiết trời sáng sớm có hơi lạnh một chút nhưng càng làm cho Phranxoa tỉnh táo hơn. Quả là có tí lương thực vào bụng, được ngủ mấy giờ đồng hồ say sưa người thấy khoẻ hẳn. Đó là điều mà Phran xoa cảm thấy trong ngày đầu tiên khi thoát ra khỏi cơn hoạn nạn to lớn trong cuộc đời hắn. Chúa đã phù hộ ta có được điều may mắn đó chăng. Trước hết là ta đã thoát được không phải ngã gục trước những viên đạn hung hãn của bọn Nhật. Hắn nhớ lại giây lát: Khi đó vừa mới nghe được một hai tiếng nổ và vừa mới ngửi thấy mùi thuốc đạn khét lẹt, hai người bạn đồng đội của hắn nằm bên cạnh vừa mới nhẩy ra khỏi giường nằm, đang đứng chưa kịp xỏ đôi giầy thì đã trúng đạn, chúng chỉ kịp rên ự lên một tiếng rồi cả hai gục xuống. Phran xoa khi ấy cũng chuẩn bị xỏ đôi giầy thấy vậy hoảng hồn cứ thế xách đôi giầy chạy lao ra khỏi trại . . . Bây giờ hắn đã ở đây, hắn xác định lại hướng đi và lại vừa bước vừa nghĩ. Trong lòng cũng thấy đôi chút ấm cúng. Phrantxoa lại dừng lại một tý chút. Cơn gió đồng thoảng bay, mang cái hơi lạnh phả vào làn da mặt se se của hắn. Ôi, dễ chịu làm sao, Phran xoa mở to đôi làn môi khô, dương cái miệng rộng ra, vươn đôi vai rộng, ưỡn ngực hít hít sâu mấy nhịp. Cải cảm giác khoan khoái dễ chịu làm hắn tạm quên đi mối lo âu của tình cảnh hiện tại. Hai tay hắn nhịp nhàng hạ xuống thì vừa hay bàn tay phải của hắn chạm phải cái cục gì mềm mềm nằng nặng ở trong cái túi áo to ở vạt áo bên phải . . . Ôi chao! Thật không tin nổi. Đó là cặp bánh tẻ! Nhớ ra rồi! Chiều hôm qua sau khi đưa cho Phran xoa cặp bánh tẻ để hắn ăn, chị chủ quán còn dúi nốt cho hắn hai cái còn lại vào túi áo cho hắn. Phran xoa luôn mồm nói “mec xi”, “mec xi” và chắp hai tay ra phía trước mà không biết hắn đã học được ở đâu để cám ơn chị chủ quán. Rồi hắn tập trung vào bữa ăn và cũng đi quên mất một cặp hai chiếc bánh còn nguyên trong túi . . . Ôi chao! Người phụ nữ ân nhân ấy ta sẽ nguyện hàm ơn suốt đời ta, con ta, cháu ta. Phran xoa khoẻ hẳn lên, vui vẻ hắn lên, hăm hở vững tin bước lên phía trước. Ngày đầu tiên của kẻ thất trận sa cơ là như vậy . . . Rồi sau đó không biết bao nhiêu ngày tháng nữa, tên lính lê dương ấy đã đi qua bao nhiêu làng mạc Việt nam? Gặp bao nhiêu người? Được ăn bao nhiêu bữa? Vượt qua bao nỗi hiểm nguy? Chỉ biết rằng cứ mỗi một ngày qua đi là Chúa lại đã trao cho anh ta một ân huệ: Được ăn uống và bình an. Đất nước này, những người dân xứ này thực sự đã cứu sống Phrantxoa . . . Và cũng chính vì vậy mà đến hôm nay, nơi đây, nhà Ông Bà ngoại tôi , như trên đã nói: Hôm nay đây là ngày thứ bao nhiêu, là nơi thứ bao nhiêu Phran xoa lại đến một gia đình của người dân Việt. Như đã thông thuộc về lòng nhân ái của con người ở xứ sở này, như đã giải thích được lòng bao dung của Chúa, Phranxoa không ngần ngại bước vào. Bề ngoài tuy vẫn tỏ ra ngần ngại, dè dặt nhưng trong lòng anh ta bình thản vững tin lạ . . . Sau khi người lính Tây ăn xong tô cơm, uống xong cốc nước, Bác tôi lại bảo ai đó đưa cho anh ta cái khăn mặt đã dấp nước. Bác tôi quả là một người tinh tế và đầy ắp tình nhân ái. Phranxoa nhìn Bác tôi với vẻ mặt ngưỡng vọng của kẻ biết hàm ơn. Hắn luôn mồm nói và hai người tiếp tục nói chuyện trao đổi với nhau hồi lâu . . . Trao đổi xong với người lính Pháp, Bác tôi vào nhà báo cáo lại với Ông tôi và với lòng nhân đạo, với đạo đức truyền thống của gia đình hai người đã thống nhất ý kiến: Chỉ đường cho người lính Pháp này đi đến khu đồn điền trang trại ở cách đây chỉ vẻn vẹn bốn cây số. Đó là trang trại của một chủ người Pháp từ đã lâu đời. Cái đồn điền ấy đã có cái tên đã được người dân quen gọi là đồn Mi-so, tên của chủ người Pháp hoặc được gọi theo địa danh là đồn Đồng tôm . . . Phrantxoa thật may mắn, anh ta đã tạt vào một gia đình như gia đình Ông Bà ngoại tôi để tiếp tục làm cái việc cầu xin thường lệ trong suốt cuộc hành trình của mình. May mắn bởi được gặp ngững người chủ đầy lòng nhân ái, đối xử đầy ắp tình người, may mắn bởi gặp được một người trí thức cách mạng thông thạo tiếng Pháp. Mà do đó những thông tin cần nhận biết để đi đến bước giải quyết cuối cùng quan trọng có tính chất sống còn của cuộc đời người lính lê dương là: Đưa Phran xoa về được với đồng bào của mình nhanh nhất đã được thực hiện . . . Sau này Bác tôi kể lại: Trong khi nói chuyện, có những lúc Phran xoa cúi xuống như đang bò hoặc đưa hai tay xoa lên mặt là miêu tả lại những lúc hắn đang đi trên đường phải tránh bọn Nhật có lúc cũng phải xuống ruộng lúa cùng cúi xuống với người dân đang làm cỏ. Có lúc đi trên chỗ đông người thì phải bôi bùn lên mặt để không ai nhận ra. . . Về đến đây thì không phải như thế nữa, anh ta đội ơn người dân nước này nhiều lắm . . . Càng về sau, lịch sử càng có nhiều sự kiện to lớn hơn về số phận tất yếu của những kẻ đi xâm lược. Nhưng con đường đào tẩu để thoát khỏi địa ngục của chúng sẽ không ngắn hơn, không thuận buồm hơn tên lính lê dương kia . . . Thằng Tây được ăn uống no, được tắm rửa, được cho một cái mũ lá, một cái chăn chiên và được chỉ đường nơi đến với đồng bào của hắn trên một tờ giấy . Với những điều đã được trải nghiệm những ngày qua, Phantxoa có thêm nghị lực mới. Được ăn uống, được nghỉ ngơi chăm chút, được chỉ đường và biết được điểm đến sắp tới có thể gặp đồng bào của mình sẽ không còn xa, trong lòng phấn chấn vô cùng, sải những bước dài, Phrantxoa khoẻ khoắn bước đi . . . Chắc chắn, cùng lắm là non hai tiếng đồng hồ nữa là hắn sẽ đến đồn điền Mi Sô. Sau khi hất cẳng quân Pháp, đúng như mọi người dự đoán, bọn Nhật ngay sau đó kéo về đầy quê hương nơi đây. Khắp nơi trên cả nước chúng đã thực hiện một ách thống trị khắc nghiệt, tàn ác để phục vụ bộ máy chiến tranh của chúng. Chúng đã bắt dân nhổ bỏ lúa để trồng đay và nạn đói to lớn đau thương của đất nước ta đã xảy ra. Cũng sau sự kiện lịch sử này tất cả những người dân Việt nam đều nghe rõ những lời hiệu triệu sáng suốt: Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Trước mắt là công việc cứu đói. Nhân dân dưới sự dẫn dắt của những người Cách mạng đã tập hợp nhau lại làm những việc to lớn động trời: Phá các kho lương thực của bọn Nhật cai trị cứu đói cho đồng loại. Khắp nơi làng trên xóm dưới hò nhau đi phá các đồn điền, trang trại của bọn chủ Nhật Pháp và đồn điền Mi-sô, nơi mà Phrantxoa được chỉ đẫn đi đến để tá túc, trú ngụ khi lâm nạn là một trong những địa điểm đã bị tấn công và đã bị phá vỡ tan tành trong năm đó. Không ai biết được rằng Phran xoa, người lính lê dương ấy thêm một lần nữa có bị làm sao trong cơn biến loạn đó không?