Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [71] [72] [73] [74] [75] [76] [77] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

khitieu

hoan2182 đã viết:
Cụ Bảng nói, nhiều nhà báo, hướng dẫn viên du lịch đều lầm tưởng bến Yến, nơi du khách bắt đầu xuống thuyền trẩy hội là bến Đục. Trên thực tế, cái tên bến Đục có nguồn gốc khác.
Xưa kia, dòng suối nhỏ bắt nguồn từ chân núi Hương Tích, chảy qua làng Yến Vĩ gọi là Tiểu Khê. Có một con suối nối từ Tiểu Khê ra sông Đáy, chảy qua địa phận làng Độc Khê (vì làng này chỉ có một con suối). Sau do phương ngữ địa phương nên người ta gọi chệch thành làng Đục Khê.
Nhiều cụ cao niên trong làng Yến Vĩ tiếc nuối, lễ hội chùa Hương đang trở nên thương mại hóa và xa lạ.
Trước kia, du khách đến trẩy hội thường ngồi trên thuyền trải chiếu hoa, nhâm nhi chén rượu mơ, nghe hát, phải như thế mới “thấm” hết phong vị đặc trưng riêng có ở nơi đây. Khi gặp nhau trên suối, đôi bên thường chắp tay chào: Nam mô a di đà.
Do sự tiện lợi của cáp treo, du khách ngày nay thường chỉ đến động Hương Tích rồi quay ra, bỏ quên nhiều thắng cảnh thú vị khác. Đơn cử như hang Ngưu Cốc, nơi từng được chúa Trịnh Sâm khi về thăm chùa Hương năm Canh Dần (1770) khắc lên cửa hang bốn chữ: Sơn thủy hữu tình. Lòng hang rất rộng, có nhiều nhũ đá đẹp.
Ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng Ban quản lý di tích Hương Sơn tự hào giới thiệu, rau sắng là thứ đặc sản chỉ có ở trong rừng Hương Tích, mọc hoang trên núi. Nhiều người đã thất bại trong việc di thực ra nơi khác. Tuy gọi là rau sắng, nhưng thực ra là những búp non mọc trên cây sắng, một loài thân gỗ thuộc họ thầu dầu.
Một số người “ăn theo” sự nổi tiếng của rau sắng đã lấy lá nhãn non, lá ổ gà để lừa bán cho du khách. Ngoài rau sắng, ở chùa Hương còn có thứ rượu mơ đậm đà.
Anh Nguyễn Tiến Duy, một người nổi tiếng sành rượu ở đây cho biết: “Sở dĩ không rửa mơ bởi phải giữ lớp phấn mơ mỏng bao ngoài, chính nó góp phần mang lại vị rượu mơ Hương Tích đặc trưng”.
Anh Duy bảo, rượu mơ càng ngâm lâu càng ngon, nhất là ngâm trong chum sành, cất trong hang núi.
Sưu tầm

Sự tích Bến Đục


Lần đầu đi chùa hương
Khi vừa đến Bến Đục
Thấy  chen chúc toàn người
Đò đầy cắn nối đuôi
Chèo khua nước cuộn xoáy
Sục bùn lên từ đáy
Ngầu đục cả bến đò
Đứng ngó từ trên bờ
Hỏi bến gì đây nhỉ
Có người cười nắc nẻ
Bến Đục chứ bến gì
Và từ đó trở đi
Ai cũng gọi Bến Đục
       KT 22.2.11

Các Bạn hãy tìm thêm các KHẢO DỊ và cho biết "sự tích bến Đục" của hoan2182 và của Khitieu, ai đúng ai sai ?   :))  :))  
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

NÓI VỚI ANH

Em đi thăm bến Đục
Mắt càng thêm trong veo
Bởi anh ơi trời đất
Nâng hồn em vượt đèo
Và một điều rất thật:
Gặp ai cũng đáng yêu!
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chaochang

Đức Tin  cao cả

Hồi còn nhỏ Tôi được theo gia đình cùng hành hương về cửa Phật chùa động Hương Tích .
Tôi còn nhớ khi ấy đường lên chùa còn hoang sơ và trơn trượt khó leo lắm ,thế mà các cụ già vẫn leo phăng phăng khoẻ lạ kỳ ,khác hẳn những ngày thường ở nhà Ông Bà của Tôi có vẻ yếu và mệt mỏi lắm .
Một thói quen rất hay là mọi người dù là ai đều đưa tay ra giúp đỡ người khác vượt qua những chỗ khó leo .
Một nét đẹp nữa là khi gặp những người đi ngược chiều với mình thì ai cũng chắp tay và lầm rầm " Nam Mô A Di Dà Phật..." ngay cả những người nước ngoài cũng cố học cho thuộc mấy câu khấn Phật nhưng họ nói thành  "Mô Phệt .." và tụi nhỏ chúng Tôi được một trận cười ngả nghiêng xua đi cái mệt và ngồt phệt xuống đất đá ven dốc núi mà nghỉ, có một anh lớn tuổi hơn ở đoàn khác vè thêm " ai đi thì mệt ,ai không đi cũng mệt m..ê tj '"
Thói quen chào nhau bằng câu " Nam Mô A Di Đà Phật " bây giờ tôi thấy còn rất ít ngườidùng khi đi lễ chùa .
Trên đường núi rừng đi lên chùa Hinh Bồng ,Các cụ vừa thoăn thoắt bộ hành vừa lầm rầm cùng nhau đọc những bài Kinh Phật ,còn tụi nhỏ chúng tôi chỉ ô ,ê chỉ nhau xem những con bướm lạ hay đằng kia có mấy con gà rừng đang gáy và các loài chim rừng, sóc cũng nhiều lắm , nhưng bây giờ chả còn gì cả, thật là tiếc vì không còn những cảnh đẹp và những con chim thú để chỉ cho các con cháu mình được thấy nữa .Bây giờ tất cả  thú rừng từ to tới nhỏ đã bị săn bắt hết và treo lủng lẳng ở các hàng ăn ngoài bến nước Thiên TRù rồi . Thật là buồn phải không các Bạn !vì đi lễ Phật thì nên ăn chay thì ngay khi ta mới tới bến nhà Phật lại nhìn thấy mọi loài thú bị giết thịt treo lủng lẳng rất nhiều như ta đang đến thăm một lò mổ vậy ! thật là tội lỗi ! .
Mùa xuân đi lễ Phật cầu may và chỉ muốn lòng mình luôn vui nhưng cũng có một số cảm nhận như vậy dù vui dù chưa vui nhưng cũng muốn cùng chia sẻ cùng các Bạn !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

hoan2182 đã viết:
khitieu đã viết:
hoan2182 đã viết:
Bến Đục nước vẫn trong
Sợ lòng người vẩn đục

Lo gì

Bến Đục nước đục mới lo
Em còn chở đò ai gạn nước trong
Dù anh vẩn đục trong lòng
Có Em đục tự lọc trong lo gì
              KT 21.2.11
Cụ Bảng nói, nhiều nhà báo, hướng dẫn viên du lịch đều lầm tưởng bến Yến, nơi du khách bắt đầu xuống thuyền trẩy hội là bến Đục. Trên thực tế, cái tên bến Đục có nguồn gốc khác.
Xưa kia, dòng suối nhỏ bắt nguồn từ chân núi Hương Tích, chảy qua làng Yến Vĩ gọi là Tiểu Khê. Có một con suối nối từ Tiểu Khê ra sông Đáy, chảy qua địa phận làng Độc Khê (vì làng này chỉ có một con suối). Sau do phương ngữ địa phương nên người ta gọi chệch thành làng Đục Khê.
Nhiều cụ cao niên trong làng Yến Vĩ tiếc nuối, lễ hội chùa Hương đang trở nên thương mại hóa và xa lạ.
Trước kia, du khách đến trẩy hội thường ngồi trên thuyền trải chiếu hoa, nhâm nhi chén rượu mơ, nghe hát, phải như thế mới “thấm” hết phong vị đặc trưng riêng có ở nơi đây. Khi gặp nhau trên suối, đôi bên thường chắp tay chào: Nam mô a di đà.
Do sự tiện lợi của cáp treo, du khách ngày nay thường chỉ đến động Hương Tích rồi quay ra, bỏ quên nhiều thắng cảnh thú vị khác. Đơn cử như hang Ngưu Cốc, nơi từng được chúa Trịnh Sâm khi về thăm chùa Hương năm Canh Dần (1770) khắc lên cửa hang bốn chữ: Sơn thủy hữu tình. Lòng hang rất rộng, có nhiều nhũ đá đẹp.
Ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng Ban quản lý di tích Hương Sơn tự hào giới thiệu, rau sắng là thứ đặc sản chỉ có ở trong rừng Hương Tích, mọc hoang trên núi. Nhiều người đã thất bại trong việc di thực ra nơi khác. Tuy gọi là rau sắng, nhưng thực ra là những búp non mọc trên cây sắng, một loài thân gỗ thuộc họ thầu dầu.
Một số người “ăn theo” sự nổi tiếng của rau sắng đã lấy lá nhãn non, lá ổ gà để lừa bán cho du khách. Ngoài rau sắng, ở chùa Hương còn có thứ rượu mơ đậm đà.
Anh Nguyễn Tiến Duy, một người nổi tiếng sành rượu ở đây cho biết: “Sở dĩ không rửa mơ bởi phải giữ lớp phấn mơ mỏng bao ngoài, chính nó góp phần mang lại vị rượu mơ Hương Tích đặc trưng”.
Anh Duy bảo, rượu mơ càng ngâm lâu càng ngon, nhất là ngâm trong chum sành, cất trong hang núi.
Sưu tầm
Rau Sắng mình được ăn cách đây ít nhất cũng vài chuc năm rồi. Xưa Bố mình hay lấy về từ rừng Cúc Phương, rất nhiều là đằng khác, và người mường cũng vẫn thường mang ra chợ bán. nói chỉ có ở chùa Hương là không đúng, còn bây giờ rừng Cúc Phương có còn rau sắng nữa không, hôm nào về quê mình sẽ tìm hiểu ...:D
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Anh Phương

CÓ MÀ

Phú Thọ có RAU SẮNG
ĐẮNG CẨY cũng có luôn
TÀU BAY mọc bìa rừng
Vào sâu là lá NGÓN
CẢI RỪNG nhiều lắm đó
SƯƠNG CÁ vụ cuối đông
BÀI NGÀI chẳng ai trồng
Mà vẫn xanh vẫn tốt
Dân quê thì không thích
Nhưng đãi tiếp khách sang
Nhất là những Tây Quan
Bờ Lem phi chính phủ
Họ vô cùng thích thú
Sản thực vật Trung Du
hi hi hi
****riêng lá ngón ăn chết người nhưng làm thuốc thì được
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

khitieu

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/8-3.gif
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

khitieu


Hoa 8.3


Hôm nay mồng tám tháng ba (8/3)
Sáng ra lồ lộ bông hoa nhà mình
Càng nhìn càng đẹp càng xinh
Hoa chợ so với hoa mình còn thua
Sao phải lặn lội đi mua
Hoa...
    KT 8.3.11
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mây langthang

khitieu đã viết:

Hoa 8.3


Hôm nay mồng tám tháng ba (8/3)
Sáng ra lồ lộ bông hoa nhà mình
Càng nhìn càng đẹp càng xinh
Hoa chợ so với hoa mình còn thua
Sao phải lặn lội đi mua
Hoa...
    KT 8.3.11
Bông hoa"lồ lộ" nhà mình
Một năm anh mới thấy xinh một ngày
Thì ra mới biết anh này
"Ba trăm sáu bốn" hồn bay nơi nào....:D

Em đùa chút nhé.Chúc anh hôm nay trọn vẹn niềm vui với chị........
Chỉ còn mây lang thang
Về đâu ,về đâu nhỉ ?
Trái đất này rộng mở
Sao chẳng chốn dừng chân !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

khitieu

@ Vân Nhi


Lý lẽ


Một năm một ngày mồng tám tháng ba (8/3)
Chỉ có ngày này mới lo mua hoa
Mới ngắm lại xem hoa nào đẹp
Hoa nhà mình với hoa người ta

“Ba trăm sáu bốn” ngày ở nhà
Mải mê chỉ ngắm hoa người ta
Hoa mình âu yếm nhưng không ngắm
Giờ ngắm mới hay...
Đẹp nhất nhà

Lý lẽ của các ông chồng để khỏi phải mua hoa
          KT 9.3.11
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Quế Hằng

Hoa  Dại đã viết:
khitieu đã viết:

Hoa 8.3


Hôm nay mồng tám tháng ba (8/3)
Sáng ra lồ lộ bông hoa nhà mình
Càng nhìn càng đẹp càng xinh
Hoa chợ so với hoa mình còn thua
Sao phải lặn lội đi mua
Hoa...
    KT 8.3.11
Bông hoa"lồ lộ" nhà mình
Một năm anh mới thấy xinh một ngày
Thì ra mới biết anh này
"Ba trăm sáu bốn" hồn bay nơi nào....:D

Em đùa chút nhé.Chúc anh hôm nay trọn vẹn niềm vui với chị........

Anh tặng chị cả cuộc đời
Cần chi tặng đoá  hoa trời hở anh
Chẳng qua là là cảnh mong manh
Thì mong có chút mộng tình là hoa.
Tình anh đẹp như giấc mơ thi sỹ
Em ngỡ ngàng tưởng mình sống trong thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [71] [72] [73] [74] [75] [76] [77] ... ›Trang sau »Trang cuối