Trang trong tổng số 1 trang (5 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Tô Tiến Đạt




 Quí vị và các bạn thân mến! Đoạn trường của Thúy Kiều chấm dứt ở sông Tiện Đường đúng như lời tiên đoán của Đạm Tiên. Đoạn trường  , hay "bạc mệnh" là một sáng tác Kiều làm ra từ "những ngày còn thơ ngây", nó là một tuyệt phẩm của đàn hồ cầm:  "cung thương lầu bậc ngũ âm / nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương " Tác phẩm của Thúy Kiều mang nhiều màu sắc chứ không chỉ là một "tiếng kêu thương" từ đầu tới cuối; lúc buồn nó nghe ai oán, lúc vui nghe như muốn làm cho người nghe hát theo; nó không chỉ" nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào như lời phê bình của Kim Trong khi nghe nàng đàn cho chàng nghe lần đầu tiên; Kiều đàn cho gia đình Hoạn Thư nghe, cho Hồ Tôn Hiến, cho buổi đoàn viên với Kim Trọng sau 15 năm.Lúc ban đầu chưa đau thương thì tiếng đàn cũng đã mang màu sắc u uẩn, như đang biết trước cái tại hoa sắp đến cho mình:

Rằng: Hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!

"Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi vò chín khúc khi cháu đôi mày.


  Với Họan Thư và Hồ Tôn Hiến thì cái khổ đau đứt ruột kia lan từ ở trong lòng nghe rung lên cả trên mười đầu ngón tay ngà; Ta thấy rằng cái tai họa của Kiều trong 15 năm chính đã được báo trước qua cái tựa đề"bạc mệnh" hồ cầm. Tất cả những cư xử, phản ứng, đối với  chuỗi nghịch cảnh dồn dập; một con người sáng suốt không bị ám ảnh bởi cái giấc mộng Đạm Tiên kia, sẽ không làm như Kiều đã làm. Cái bài ca " bạc mệnh" là của Kiều làm ra, định mệnh có sẵn ở trong cô, không thể tránh được; ba lần tự tử, chỉ có lần thứ ba là thành công. Số cô bắt vậy, Cái thông mình, hiếu, nghĩa của Kiều không giúp được nàng. Cái giúp nàng ra khỏi đoạn trường chính là cái tâm. Thúc Sinh, Từ hải không giúp hết được cô, chính cô đã tự giải thoát cho mình.

  Truyện Kiều không đáng làm gương cho phụ nữ? Tùy theo gương gì mới được! Kiều xứng đáng làm gưong cho sự trung trinh tiết hạnh của đàn bà,của con người nói chung. Cái hoàn cảnh đã tạo ra Kiều, do yếu đuối, bị ám ảnh bởi luật tài mệnh tương đố:  "để cho con tạo xoay vần đến đâu" Cái họa gây ra là ngẫu nhiên hay định mệnh đã sắp sẵn? Ở đây theo tâm lý của Nguyễn Du, ông coi những gì sảy ra cho Kiều là do nghiệp,  "tài mệnh ghét nhau" cô không tránh khỏi, nó ở trong nghiệp rồi, khúc"bạc mệnh"  Ông tự coi mình là "đồng hội đồng thuyền:  "lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung""  là nói chung cho hồng nhan, cho đám tài hoa, má hồng, mà lại không chỉ riêng có đàn bà thôi, Nguyễn Du ám chị luôn ông,"chung" của con người, không chỉ riêng ở phụ nữ,bạc mệnh cũng hàm nghỉa cho bất cứ ai. Bạc mệnh tức là bất hạnh ở con người.


     "Cùng trong một tiếng tơ đồng, người ngoài cười nụ người trong khóc thầm" là cái cảnh khó cõi của Kiều "hoa no"phải gắn cười để đàn mua vui trước mặt Hoạn Thư và gia đình qua cái khúc nhac bạc mệnh kia. Khúc "bạc mệnh"hay khúc tơ đồng, diễn tả cái nhìn của Nguyễn Đủ về hoàn cảnh của Thúy Kiều;  ND hóa mình vô với bất hạnh, ông là hiện thân của phật tính.  "một tiếng tơ đồng" thế nhưng có người sẽ không ưa Kiều, có người lại yêu cô, ông đã khóc cho cô Kiều này cho dầu cô đã có làm gì sai,, cái hay của ND ở chổ ông lại thấy những cái khó coi của Kiều thật đẹp; ông đã "khóc"cho cô;  "cũng là một tiếng to đồng"người chê cô nhưng ND lại thấy cái bất hạnh này đáng thương, khóc không chị thương không mà khóc, ông khóc Kiều bởi vì ông khâm phục nàng nữa. Chúng ta không chấp nhận Kiều hai ba chồng bởi ta không có cái ánh mắt nhân sinh quan, thế giới quan và cả vũ trụ quan như ông

   Có nhiều cách giải thích sao Kieu lại nhiều chồng; cái số của cô, số thì không thể cái được, ai bảo chúng ta có thể cãi số được, cái mà mình một vợ một chồng cũng là do số ta nó cho vậy, Kiều thì không được cái may mắn đó; cái lý thứ hai là như TTD đã có nói, hoàn cảnh của Kiều o thế làm khác hơn cách phải cưới lấy Thúc Sinh và Từ Hải. Cái phản ứng để sinh tồn của người. Nó là cái quyền biến, là cái khôn ngoan, sáng suốt của Kiều. Kiều là người đa đoan, đa tình, nó là cái bản chất của cô; cô đa cảm, qua mả Đạm Tiên không hương khói đã mủi lòng thương, cha mẹ gặp nạn, bán mình, Kim Trọng mới gặp đã say mê, tiếng đàn buồn đến  hãm nào.  Kiều là con thiêu thân, chính cái tâm của cô nó bắt thế, thân bắt thế, tức là nghiệp,; bây giờ chúng ta, khoa học, cũng chưa chứng minh được là có nghiệp hay không hoàn toàn, coi như nghiệp đang là một phần hồn bí ẩn ở trong phần xát thịt đầy mà lực sai khiến, dẫn dắt con người trên cuộc đời này. Chúa dạy có một thế giới sau thế giới này, Phật nói thêm là đã có một kiếp trước, ta cũng nghĩ thế; Kiều cũng biết vậy.

    Phụ nữ không nên làm theo những gì Kiều đã làm nhưng Kiều đồng thời cũng là một mẩu mực của con người mà ta phải soi vào; hiểu Kiều và thương Kiều tức thương chúng ta chính chúng ta; cái khổ đầu của Kiều ta hiểu được, nó có thể xảy đến với ta, đến với bất cứ ai. Cô Kiều chính là thân phận con người, con người có bất hạnh và hạnh phúc, có phước và vô phước. Khi chúng ta có người được phuoc"thanh cao" ta cũng phải thương cho người không may rơi vào"phong trần" Con người ai cũng muốn được sóng yên gió lặng; trong một gia đình thôi, Thúy Vân, Vương Quan đã may mắn được hưởng cái phước kia, mắc gì Thúy Kiều phải khổ thế?  


  Thưa qúi vi, không có tình thương cho tha nhân thì không có gì có thể có giá trị. Ta trách Kiều, cũng đúng thôi, nhưng ta không thể chê bỏ cô, ngay cả cái chê bỏ  ở những cái khó coi của Kiều.

    Không nhờ có tính nhân bản thì ND không được chúng ta ưu ái đến ngày hôm nay, một đam mê văn chương và thơ lục bác đơn thuần không thể làm ra một Truyện Kiều như là Truyện Kiều; Truyện Kiều được sinh ra bởi cái tâm chất trong con người Nguyễn Du. Kiều chính là cái biểu hiện chữ tâm kia, không có tâm tất cả chúng ta không ai có thể là một người theo nghĩa toàn vẹn, nó không thuyết phục được; đây là cái đẹp nhất của nhân loại. Kiều toàn vẹn ở khía cạnh nầy.


      Kiều tức là bài học nhân tâm cho con người, Kiều chính là tấm gương, mẫu mực cho chữ tâm, có tâm, có tất cả, có tất cả nhưng không tâm, không một cái gì ra cái gì cả, nó chỉ là một sự hoàn thiện nữa vời, cá nhân chủ nghỉa, đấy cũng chính là cốt lỗi của tính nhân bản trong câu chuyện. Cái làm cho chúng ta tồn tại đến hôm nay và mãi mãi về sau là cái chất người này. Không phải nho học, hay bất kỳ một chủ nghĩa nào của con người tạo đặt ra; mà chính là ở trong mỗi con người.

    Nho giáo không thể dạy chúng ta hết được, kỷ cương trật tự xã hội loài người là một mớ giáo điều mang tích chất trung gian và tương đối, nó là cái đám sói canh một bầy cừu hoang trên cánh đồng, nó là kết tinh của những kinh nghiệm sống mà ra; không ai dạy ta cả; cô Kieu làm theo tất cả những gì xã hội đã dạy cô, nhưng nó không giúp gì cô được, nó càng làm cho cái cảnh khổ của cô kéo dài ra, chú tâm không ại dạy cả và không thể dạy được.


      Đây chính là cái khó làm trong chúng tà khi nhận xét về Truyện Kiều của Nguyễn Du; cũng vì dựa trên mực thước đạo đức và phong hoá, chúng ta khó có thể chấp nhận Kiều vì những gì cô làm; nhưng cũng vì để bảo vệ những giá trị này , chúng ta phải xem cô tấm gương của đạo đức; có.. luẩn quẩn không? Kiều bảo vệ những giá trị đạo đức của nho giáo, bị bán vô thanh lâu, khởi đầu một tuồng trò băng hoại đạo đức, làm tan nát cả một đời người, gây đau khổ cho bao thân quyến, gây phương hại về giá trị đạo đức cho cả một chế độ phong kiến; chúng ta lại khinh rẻ cô, đồng nghĩa với từ chối những khuôn thước lề lối mà ta đã bày đặt ra. Kiều đã làm gì sai dấu? Quị vi có thể cho TTD biết cô đã làm gì sai để chúng ta không thể chấp nhận cô được? cô  làm đúng hết chứ không sai.

   Kiều có mặt ở chế độ phong kiến quân chủ cũng có thể hiện hữu ở bất cứ xã hội loải người nào.Nếu ta không nhận ra cái nguyên nhân dẫn đến bi kịch, cái khúc mắc trong mực thước đo giá trị đạo đúc và luận lý, ta không thể nhận đâu là thật, giả, khuyết điểm, ta vô tình tố cáo nạn nhân của chính chúng ta..


    Đạo đức tức là nhân, con người đạo đức là phải có nhân tánh, ta không thể không tôn trọng Kiêu vì trước sau cô vẫn là Kiều có nhận tánh và tiết hạnh. Bởi vậy, bằng một cái nhìn lại thì chúng ta thấy rằng cô Kiều lăng loàn chính là do ta đã ..xuôi khiến cô vô cảnh này. Cô có làm đĩ, có hư hỏng, lấy chồng người, đây là 2 cái xâm phạm nội qui của nho giáo , của đạo đức, nhưng cũng là do để giữ gìn đạo đức mới ra nông nỗi này, cái nguyên nhân của bi kịch Kiều. Thế cô làm gương cũng không quá đáng. Một người hy sinh nhân phẫm của mình vì đạo đức không đáng làm gương, vậy ai làm đây?. Kiều là một chiến sỹ của  đạo lý và đồng thời cũng là nạn nhân


    Có ba quan điểm khác nhau về một cô Kiều: thành phần chê bai Truyện Kiều ....theo phe Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng, các nhà cách mạng yêu nước chống ách đô hộ Pháp; tức những người khinh bỉ Kiểu không thèm nhận mặt một cô giang hồ bị vức trên trên đường; nhóm thứ hai gồm những người thấy cô Kieu nầy nằm lăng lóc ở trên vỉa hè lại đem về cho ở ...am các, nhưng lại không cho tiếp súc với con cái trong gia đình, sợ nó bắt chước, nhóm...cô An Nguyen; nhóm thứ ba mà đại diện gồm....TTD, phe với Nguyễn Du! cụ Phạm Quỳnh, cu Trần Trọng Kim và gần đây có bác Bùi Giáng. Nhóm nào cũng ...gờm cái nhóm kia!

   Chúng ta không trách các bậc chí sỹ đã bài trừ Kiều; trong giai đoạn chống pháp, chống chế độ mị dân và đô hộ, các ông cần một khi thế; cái tính cách tế nhị và tranh luận của Kiều không có lợi cho phòng trào bài trừ thực dân. Cái bài trừ Kiều của các vị không sai. Cô An cũng không sai; một người phụ nữ có tư cách; chúng ta cũng không thể xem thường thuần phong mỹ tục và Kiều không làm gương cho một thuần phong mỹ tục; Kiều là tấm gương cho đạo lý làm người, không phải mỹ tục nhưng cũng là cái đẹp trong nết na để ta nói theo. Không ai muốn mình, con cháu mình vô hoàn cảnh này, cả cô Kieu cũng thế; nhưng bất hạnh có thể xảy ra đến bất cứ ai, nó xảy ra với cô cũng cho thế sảy ra cho ta."bat phong trần phải phổng trần , cho thanh cao mới được phần thanh cao" Có phong trần hay thanh cao gì cũng là số phận con người hết. Có ai biết chuyện gì xảy ra ngày mai cho mình đâu


   Trong họa có phúc, trong xấu có cái đẹp tiềm ẩn; tận cùng của bất hạnh chính là bắt đầu một thái lai nếu ta có tâm; ngọn giáo cũa tử thần ở sâu thẳm đen ngòm dưới đáy sông Tiền Đường thế kia cuối cùng đã không nhanh bằng một bàn tay ơn phước của sư Giác Duyên. Thiện sẽ thắng ác ở trận cuối một đấu trường; con người vốn thiện và yêu con người, yêu cuộc đời; ánh mắt cuối cùng của một tử tội giết người sẽ là một ánh mắt thương yêu và đầy luyến tiếc; ánh mắt cuối cùng của một đời người bao trùm cả thế giới, cả vũ tru, đầy chan hòa và ý nghĩa nhất trong suốt kiếp người vừa qua, đau buồn hay vui. Chúng ta phải thông cảm.


   Chúng ta chưa ai thật sự hạnh phúc, cã TTD và các quí vị. Đúng thế thôi; Thế giới chúng ta đang sống đây, chưa ai thật sự hạnh phúc cả, khi nào chúng ta chưa..chấp nhận cho Kiều là một cái...mẫu mực để làm theo thì chúng ta chưa thật sự có cái nụ cười thật ngọt ngào ở từ trong bụng chúng ta. Hạnh phúc thật sự chỉ có cho đi bởi yêu thương đầy đủ là cho ra thêm bên ngoài chứ không phải chỉ trong gia đình quí vị. Bởi không yêu thương tha nhân cuộc sống của chúng ta vô nghĩa, hạnh phúc ta cho là có, chinh ra là hạnh phúc hẹp hòi và thiếu chứ không có đủ, không ý nghĩa. TTD nghe có vẻ hơi ...phật phải không? Tất cả chúng ta đều có tánh phật hết, ta không nhìn thấy thôi, chúng ta bị thành kiến, cái tôi nó làm cho mờ đấy thôi. Nếu thế giới này ai cũng yêu thương cô Kieu và cho cô là một cái gương để nói theo thì chúng ta đã có một thế giới đại đồng, không có thù ghét và chia rẻ.

    Mọi người tưởng là thế giới này không thể đại đồng được, không được bởi vì chỉ thiếu hai chữ : tình thương mà ra hết. Thế nhưng thương cho cô Kieu chưa đủ; không thể thương hại....không không được!; phải là cô Kiều thì mới hiểu hết tất cả, ta phải là cô thì mới thông cảm; hiểu, thông cảm tức là ta phải công nhân cô  là một ...mẫu mực. Cô An lại ...tức nữa rồi!

(còn tiếp)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tô Tiến Đạt


....Chúng ta gặp một anh ăn mày chúng ta thương hại cho chút tiền; nhưng thật sự ra chúng ta chưa thỏa mãn cái đang thật sự cần giúp của anh là làm sao cho thoát khõi kiếp ăn mày nầy, cho giống chúng ta vậy; qua lại cũng có vài người từ tâm bố cho anh kẻ 5 người 10 ngàn; ngày qua tháng lại quí vì biết nó cũng không giúp gì cho anh với những đồng xu lót dạ nầy; thế cũng đủ là nhân tâm rồi, còn hơn khách qua đường làm ngơ; thế một hôm có người chịu bỏ thời gian đứng lai hỏi han tình hình làm sao mà ra nông nỗi này rồi quyết định cho anh một món tiền khá giả để anh khởi đầu một cái nghề, anh lại được đổi đời.



    Cái cảnh khó coi đã được dẹp đi, người được sống bình thường, được hồi phục cái giá trị làm người ai cũng khác khao kia, tất mình cũng vui. Thế là mới thật giúp người mà lại tạo cái phúc cho mình. Niềm thương chưa đủ, phải thông cảm và coi cảnh ăn mày là một cái cảnh không thể để tái diễn nữa; một người làm thế, cả một xã hội làm  thế, có làm thế thì vấn nạn ăn mày mới có thể hết được. Nếu không thì khó coi qua! Cái cảnh người "thanh cao" bỏ người "phong trần" coi sao ra? Chúng ta nói chung nhìn Thúy Kiều chị bằng thương hại vì chúng ta có lòng nhân đạo; thấy người bất hạnh thì ta động lòng nhưng nếu chưa thấy được trong cô Kiều có con người của ta trong đó, chỉ cho cô lời thương xót để an ủi thì xã hội sẽ còn mọc lên thêm những cái lầu xanh, những cô Kieu còn lang thang đánh mất cuộc đời, khóc than rên rỉ xa cha xa mẹ tôi nghiệp kia,lại làm cho gia đình hoạn thư khó xử, Từ Hải phải tức chết đứng ! rồi ta lại trách cô; ta trách cô, ta làm phiền cái bụng dạ về đêm của ta.




   Thế em mới nói với cô An là thế giới nầy...không thể là nơi để cho Kiều và Kim trọng hả hê từ đầu tới cuối được! Bởi phải qua lầu xanh,Thúc Sinh, Từ Hải, rồi mới được tái hợp; Truyện Kiều đã cho chúng ta biết rằng cái tâm có thể biến một thế giới nhiễu nhương thành một nơi tốt để ở. Tiết, trinh, hiếu, hạnh và tâm đã đem bán Kiều vào lầu xanh mà cũng chính những cái này đã cứu cô.


   Kiều sống một cuộc đời thật lớn,thật đầy đủ, hơn cả đũ nữa; cô là niềm kiêu hãnh và ước mơ của người phụ nữ:Từ tận cùng của kiếp người đến chót vót của danh vọng và hạnh phúc, từ"phong trần" lại ra "thanh cao".  Nếu không sống tốt và có tâm cô không được phúc như vậy.

   Ta không để Kieu lên trên....bàn thờ để bái lạy, không phải vì thân xát nàng đã dơ bẩn, mà phần lớn vì chính nàng là đàn bà; nhưng trong thâm tâm của chúng ta ở đây ai cũng ngưỡng mộ nàng. Chắc vậy rồi, cả cô An kia luôn! Ta ngưỡng mộ Kiều chứ! nhưng ta còn thành kiến với cô, giống như ND ngưỡng mộ Từ Hải như điếu đổ nhưng lại không thể chấp nhận Từ Hai là một đấng anh minh quân tử, bởi vì nó đi ngược với quan niệm của ta,với thế giới quan, với bản thước, lề lối,  sao mà làm khác được? Như thế là ..luẩn quẩn rồi! Từ Hải phải lên ngôi vua thay thế vua nhà Minh, "đồng bọn" với Ưng Khuyển Tú Bà kia, mới xứng đáng; đem con cái của vua Minh này ra bán ở lầu xanh gác tía coi thử thế nào? Nhưng ông Nguyen Du không....dám làm vậy, vi ta không thể trách ông được, ta không thể trách ta không  chấp nhận Kiều được; thế là luẩn quẩn rồi còn gi?Chính chúng ta đã ..lừa cả chúng ta, giống như Nguyễn Du luẩn quẩn kia!

    Cái thật ở đâu? cái thật ở trong chính con tim chúng ta, chứ không phải ở một cái bản thước đo bởi nho giáo hay bất cứ ai rập khuôn sẳn. Có cả hai phe đem cô Kiều này ra phân tán, kẻ bênh người chê, chịu thôi, cô Kieu là người ,người thì phải có sai, TTD không hẳn bên vực Kiều hoàn toàn, TTD thấy được cái phạm lỗi của cô, ông Nguyễn Du bênh vụ cho Kiều ,TTD không bênh vực như một người..cuồng mê Thuy Kieu mù quáng! mình chỉ chấm điểm  xét trên tất cả các phương diện một cách tổng thể; bỏ Nguyên Du ra một bên. TTD cho rằng ND hoàn toàn dựa vào thiện ý của mình, ông muốn biến cô Kieu theo ý ông nhưng câu chuyện trong Thanh Tâm Tài Nhân với một cô Kiều đặc biệt hơn cô Kieu Vietnam vẫn như không theo được hết cái nét bút hiền từ của mình hoàn toàn cho được; một cô Kieu quá ...hở hang và làm cho khó ưa, phải không qui vi? Cô Kieu Viet nam là một cô Kieu xuất thân từ Trung Quốc, lại tái sinh từ ở trong bụng của Nguyễn Du, một Kiều được tái tạo; cái nét Tàu vẫn còn, bên cạnh cái nét đẹp của Kiều Vietnam. Kiều Viêt Nam đẹp hơn  Kiều  tàu nhiều! Cái nào của ta không đẹp hơn cùa người?!!

    Truyện Kiều không đơn thuần là một áng văn học bất hủ, giúp mua vui và làm ta say mê do cái độc đáo của âm ngữ tiếng Việt vốn đã có sẵn. Vần điệu của thơ lúc bát nổi bật nhất trong mọi thể loại thơ, dể nghe, dễ nhớ, đọc lên như ca dao, như lời mẹ ru, gần gũi, dễ hiểu, dể làm theo, đươc lột tã và xử dụng thật nhuần nhiễn và thâm thúy dưới ngòi bút hoa mỹ của ND.  Nguyễn Du đạt được thành công ở mặt này không thôi cũng đủ để lưu danh muôn thuở, cũng đủ làm cho Truyện Kiều bất tử theo thời gian. NHững câu thơ Kiều chính nó cũng đã thấm vô theo cảm xúc của ta khi đọc lên; những cái tên Hoạn Thư, Thúc Sinh, Từ hải, Ửng, Khuyên, Tú Bà, Giác Duyên gợi lên những hình anh đời thường, tốt, xấu quanh ta. Truyện Kiều là sự nhắc nhở, ở đây nó vừa thành công ở mặt văn chương bóng bẫy lại cũng vừa là tâm sự của mỗi con người, thành công ở mặt nhân văn.

     Truyện Kiều không ngẫu nhiên trở thành một kiệt tác vì tính dân gian của nó, hai trăm năm qua, truyện Kiều tồn tại và được mến mộ bởi nó đã qua sàn lọc và được chấp nhận; dù muốn dù không, du chê bai, ta không thể phủ nhận cái giá trị nhân bản của Kiều và ảnh hưởng xâu đậm trong đời sống tinh thần & văn hóa nước nhà. Giá tri văn hoc  của Truyên Kiều vượt cả biên giới, nó đă đươc cộng đồng văn học thế giới tuyên dương, một vinh dự cho Nguyễn Du và cho dân tộc Vỉet Nam. Ông Nguyễn Du xứng đáng được như thế.

  Ta chê Kiều nhưng âm thầm chúng ta lại ngưỡng mộ cô,  ghét cô mà lại ban đêm ngủ mơ thấy cô và muốn được như cô. Thế là ông Nguyễn Du cũng mỉm cười được rồi. Đó cũng bởi vì Kiều là một phần thiện trong cái tinh rất người của ta, ta thấy được; ta chỉ ...làm ngơ thôi! tính con người. Cái thiện bao giờ cũng được tôn bái và sẽ mãi mãi được trân trọng nếu như con người muốn tiếp tục sinh tồn. Con người tiếp tục sẽ còn tồn tại. Thế hệ chúng ta truyền đến con cháu, mãi mãi sẽ được vun bồi bằng chính cái thiện và tình yêu đồng loại . Đó cũng do là ta đã luôn luôn biết nhìn lại chính mình.Truyện Kiều là một sự nhìn lại chính chúng ta; nhìn chung mà cũng chính là nhìn riêng; Kiều không thể được xét đoán mà không có một cái nhìn lại. Kiều không tuyệt đối, nó là sự tương đối; con người mang tất cả những tính chất tương đối.

    Cô Kiều mang tính người; tức là ta rồi; Không có một bản thước chung để noí theo, không thể ra một xã hội, không thể thành một con người; thế giới tất sẽ loạn; lại không thể có một cô Kiều hư hỏng nếu không có một xã hội vô đạo đức, nhiễu nhương, bất công, một bản thuốc còn có chỗ hẹp hòi, và mâu thuẫn, hai mặt, tức là cái xấu ở trong cái thiện của người, đầu mối cho bất hành của Kiều. Thế nhưng không có cái thiện ở con người lại không thể đem cô Kiều hư hỏng về lại với đời sống bình thường. Chấp nhận Kiều tức là ta chấp nhận lỗi lầm mà chính ta gây ra. Kiều tức là thử thách của con người trước cái mực  thước đạo đức của chính ta đặt để . Trong cái tốt có xấu, cái xấu chưa phải là xấu thật, biết sửa xấu, xấu sẽ thành tốt; tốt xấu đều có trong mỗi một con người, nó là thành phần tạo dựng nên ta.

   TTD thiết nghĩ rằng là ở thời đại chúng ta đây,hơn bao giờ hết, cái mà đang dẫn chúng ta vào cái cảnh bế tắt bây giờ đây giữa những nghiêng ngả đổ nát về mọi mặt  phần lớn bởi vì chính chúng ta không nhìn lại; cái xung đột ở ngay trong bản ngã của mình., mầm móng của khổ đau, bất an. Chúng ta chưa hoàn thiện và có lẽ sẽ không bao giờ hoàn thiện nếu không nhìn lại. May mà chúng ta còn có hai bật đại đức hạnh là ngài Giê Su và Bổn Sư Thích Ca, một mực thước chân thật để ta nhìn lại. Kiều là sự suy ngẫm, nhìn lại. Truyện Kiều giúp chúng ta cãi thiện mình.

  Và tựa đề "Đoạn trường tân thanh" có nghĩa là một tiếng kêu mới, một thức tỉnh ở trong lương tâm và đánh thức lương tâm nhân loại. Thưa quí vị và các bạn,55 năm của Nguyễn Du trên thế gian, theo thứ thập có được, 250 bài thơ Chữ Hán của ông, Đoạn Trường Tân Thành, tức Truyện Kiều, và Văn Chiêu Hồn và các tập thơ khác để lại cho văn học chúng ta không những một tài sản về văn chương của bật đại thì hào mà lại thêm một tấm lòng của nhà nhân bản, một tâm hồn cao thượng; Nguyễn Du cũng là một cái mực thước nhìn lại; cái tâm niệm và trăn trối của ông "mai sau có ai khóc cho ta không"thì bây giờ ít nhất cũng có TTD đang khóc cho ông , cũng như ông đã khóc cô Kiều, ông đã khóc cho Khuất Nguyên, Đổ Phủ, Nguyễn Trãi, cô Tiểu Thanh, và chắc cũng đã rơi nước mắt cho cô công chúa Chiêm nếu như ông biết được.


    Khóc cho Nguyễn Du, hơn hết mọi thứ lý do, vì mình thấy ông nầy tội nghiệp quá, ông khóc cho Khuất Nguyên, cùng một hình ảnh Kiều khóc bên mả Đạm Tiên, cũng hai cái mộ hoang. TTD có..lẩn thẩn hay không vây quí vị? Lại buồn nữa rồi cô An ơi!

  TTD có phải là ...Kiều thời mở cửa hay không đây! Ôi kinh quá! Mình ghét..cái con mụ Tú Bà kia, ôi Mả Giám Sinh , ghê quá! Đem em ra khỏi đây cái nào!

TTD
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyên An_



Bạn ạ, tôi không dám tranh luận với bạn hoài đâu, nhưng ở đây bạn đã viết tên tôi, nên xin có chút ý kiến bạn nhé !

Bạn hiểu lầm tôi rồi, nhìn người tôi đâu có nhìn trên nghề nghiệp đâu !

nhớ nội tôi kể lại thời xưa, có một người đàn ông hiền lành trong xóm, ngày làm mướn không đủ nuôi đàn con, nên đêm đêm đi trộm cá ( người ta đặt lờ, ông nào lén trút cá )để nuôi đàn con nhỏ, nhiều đêm vậy rủi ông chủ cá giận quá, rình đập chết, bỏ lại đàn con, ông tôi nhắc lại , thương xót xa cho ông chứ tôi đâu có nghĩ ông sai khi đi trộm cá đâu, thậm chí còn có ý bênh vực cho việc trộm nữa là  ! rồi cái tích Bạch viên trộm đào cho mẹ ngày xưa…

Nghề thanh lâu, bạn ơi không chối là tôi có cái nhìn tổng quát với họ, ở trong nước,  nhưng là nhìn chung kia, và cũng bởi nhiều người trong số họ đã có những thể hiện không tốt, không chịu khó chịu khổ, thích hưởng thụ vật chất...nhưng trước một cá nhân làm nghề này, bạn hãy nhìn vào mắt họ, lắng nghe nhiều nhiều lắm mới dám nhận xét về họ, bởi có khi đó là một nhân cách rất tốt kia, họ bất kể hình thức, chịu khổ nhục cho cái lí tưởng xứng đáng nào ư, chưa biết thì không dám bàn, cũng có trường hợp những cô gái nhỏ, bán mình vì cha mẹ nghèo, vì em dại...

Huống hồ ở nhiều nước trên thế giới, tôi có nghe nghề này được công nhận hẳn hoi,

Đặt vào mắt ta ngày nay, cuộc đời thanh lâu của kiều  không đến trầm trọng như bạn nói đâu nào !

Trở lại nàng Kiều. Trong mắt tôi đặt cô kiều là một người bình thường, có năng khiếu về nghệ thuật,  có một cuộc sống bình thường như bao người, nổi bật là cái số phận bất hạnh của cô, tự lúc quan binh đến nhà gỏ cửa, rồi dòng trôi cuộc sống, Kiều tỏ ra nhiều tình cảm, nhưng kém phần chí khí đấy bạn !

Kém vì sao thì tôi đã nêu ở bài trước rồi, từ làm chủ bản thân, cho đến đối phó “ cường địch” bên ngoài;

dù rằng kiều có lúc đã chứng minh sự hy sinh, bán mình trong gia biến, nhưng cũng có những việc, như tôi đã nêu trước đây, chứng tỏ kiều rất mềm yếu, sống xuôi theo tình cảm;

con người mà ai cũng có lúc hay, dở, đúng sai, nhìn tổng cục thì tội nghiệp cho một thân phận con người, nhiều khắc nghiệt;


Bạn nói Kiều là nạn nhân của chế độ phong kiến quân chủ ư, cũng đúng, cái phận nữ nhi lúc đó, ngọn cỏ gió đùa !

Nhưng kìa, vẫn có những mạnh mẽ kia, khi xã hội làm người ta khổ, bất công, không có nghĩa ta hoàn toàn khuất phục yếu mềm rồi đổ hoàn toàn tại xã hội nên ta mới vậy đâu, dù là hành động tự phát, cũng nói lên khí tiết cá nhân đó !

Đúng Kiều là bài học chữ tâm, bởi khi nhìn kiều, tác phẩm kiều người ta sinh lòng bênh vực cho cái thiện, ghét cái ác, như rất rất nhiều tác phẩm khác, ta biết thương một thân phận lương dân yếu đuối, bất khả kháng, bị xoay trong guồng kẻ xấu ác.


Và truyện kiều cũng phản ánh quan điểm họa- phước, thiện ác của người.


Trong khi thương người, trân trọng cái thế giới đại đồng, hay hoàn thiện mình còn cần cái chí khí, “ đại hùng, đại lực, đại từ bi” ở nhà chùa Phật đạo còn có mà, huống hồ ngoài đời ,

Thương cảm một nhân vật chưa hẳn là đồng ý làm theo , phản ứng mọi việc giống như nhân vật đó,

Mà chỉ là yêu cái thiện, ghét cái ác ở đó,

Cái thiện ác có ở kiều, ở Mã giám sinh, ở xã hội, ở bản thân ta,

Bạn ví dụ coi, nếu kiều thành ác bạn có tán đồng với kiều lúc đó chăng, Mã giám sinh thành thiện thì sao, ghét thiện ác chính như ghét cái thiện ác từ cái ta, cũng là hoàn thiện cái ta theo hướng phát triển đó mà,

Bạn nói đúng: cái thật chính trong tim ta, không do bản thước, đạo giáo nào rập khung,

Một người tự bé thơ không hề quy y đạo nào, thì trong người ấy vẫn có cái khí tiết của tinh thần nho học, có cái vị tha của Phật đạo…v..v …và ..v…v…
Nho học hay quy tắc chi chi tôi hiểu là chính tâm tư, nguyện vọng tín ngưởng của con người.

Nên nếu bỏ qua cái ràng buộc hình thức, thì trong tận cùng tâm tư tình cảm của ta vốn có đạo nho, Phật, …cũng là cái chuẩn đạo đức xã hội mà số đông nhìn nhận bạn ạ !

Nên chớ trách sao người ta lại nhận xét kiều với một ít nho giáo như vậy !

Nói sao đây để bạn hiểu cái tâm tư tôi về chữ khí tiết, cái "mạnh"  của một người phụ nữ ở đây !

vầy đi, Kiều có thể bán mình, nhưng nàng công chúa Chiêm  không phải chập bì tiên ra tay là có thể điều khiển nàng rước khách theo ý mình được, "chút lòng trinh bạch" là đúng thì không có chuyện "từ nay xin chừa" được !

bà Trưng Trắc không thể là vợ bé của ai đó nếu chỉ để theo dòng tình cảm, nếu chỉ vì cái sống còn hiện tại cho chỉ cá nhân mình, trong cái khép nép để rồi sau " cuối đầu nép xuống sân mai một chiều" được !

bà Trưng Nhị không thể mất Từ Hãi rồi tiếp tục bị kẻ phản bội ấy bắt nhặt bắt khoan được, thậm chí còn mở lời chuyện tâm sự , không dám giận kẻ thù được...

Không cần phải là công chúa, bà tướng quân chi đâu, trong vô số cô gái tay yếu chân mềm Việt Nam khi gặp bão táp cũng không hiếm gương vậy đâu bạn ạ !

Nhưng tôi cũng rất hiểu rằng không phải người nào cũng có được cái khí tiết đó đâu, hoặc có ở mức độ dám đấu tranh đâu, nên trước kiều tôi vẫn cảm thông được kia mà, nhưng cái gương tôn phục  của tôi là ở hướng khác !

Đó vậy đó bạn, thương kiều tôi không là thương hại,  thương xót xa cho cái phận người, cái tình thanh tao và đẹp bị vùi nát trong bão tố cuộc đời, truyện Kiều của ND thành công chổ đó,  nhưng trong phản ứng tôi không lấy kiều làm thần tượng của tôi ...

Nên bạn nói oan cho tôi rồi, về ngưỡng mộ và mơ kiều ấy !


Bạn thân mến !
Tôi đi tản mạn nhiều quá rồi, câu chuyện ta chẳng bao giờ hết đâu, bởi cuộc đời muôn màu muôn vẽ kia, và ta cũng muôn màu muôn vẽ như vậy bạn ơi,

qua ý kiến, tôi nhận thấy bạn có nhiều trăn trở suy tư, và tình đại đồng của bạn thật hay,

nhiều tình cảm, thương người thương vật từ trái tim là nhân tính, những người này trước sau gì cũng nhận phúc báo như phần thưởng xứng đáng, và cuộc đời đẹp biết bao nếu có tình này !

thế nhưng trong tình đại đồng đó vẫn cần cái chí khí trước thiện ác, như tôi mơ hồ thấy rằng không chỉ đối mặt với mọi việc bằng dòng tình cảm được đâu, có trái tim nhưng cần cả khối óc, có hiện diện của lý trí nữa mà !

Ai mà không kinh sợ Mã giám sinh, tú bà...chứ; nhưng trước hắn không là khuất phục được ta đâu, dù cả chết, ta là ta, có chính kiến của cái thiện thì- can chi sợ hãi cái xấu ác như vậy,

hãy sống hết mình với điều tốt đẹp, ta không đương đầu nổi hắn ư, ta sẽ đấu tranh với hắn bằng hơi thở cuối cùng, và nếu về đường chết ta cũng chấp nhận thanh thản !

Và bạn khóc ư? đúng rồi những tâm tình kia hẳn đã khóc rất nhiều, đau rất nhiều, khóc thầm hay gào khóc, những giọt nước mắt và niềm đau chính đáng này đã trãi từ cổ chí kim bạn ạ, và bao ngọn cỏ gió đã đùa !

Nhưng bạn này, có đắng cay mới đủ cuộc đời mà, sao tôi lại nhớ về hình ảnh 1 em bé đi thi nhỉ, qua bao rèn luyện, trăn trở em sẽ nhận được con điểm của mình, và ngày em nhận điểm tốt thật quý giá biết bao, nhờ cái khốn khổ rèn luyện kia mới có cái hạnh phúc này !


Đôi dòng tâm sự , chúc bạn khỏe, nhiều may mắn , niềm vui bạn nhé !

Thân mến .
NA.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tô Tiến Đạt



Tính thuyết phục cô An vô nhóm ủng hộ ND nhưng chẳng được, tức quá!  
Thưa Cô An
Tâm sự với cô đây, bỏ Kiều qua một bên đi
Em thấy cũng rất ...ngưỡng mộ cô đấy! thế mới ra một phụ nữ trung trinh: có chết cũng không thể để bị nhục; thế em lại có thêm người phụ nữ để ngưỡng mộ nữa rồi! em hiểu những trình bày của cô; bây giờ có đem Kiều ra bàn đến sang năm giờ này cũng chưa hết chuyện nói; cô không thể sai đuoc; đó là cái quan niệm. TTD phải trân trọng thôi; người phải có lập trường vững như cô mới được; không thể nghe theo người khác; văn hóa, truyền thống dạy ta thế nhưng mọi người có một cái nhìn riêng ; xin lỗi cô nhé! bàn luận cho vui, lấy truyện kiều ra để trao đổi tâm niệm của mình.


Cô  hiểu  TD thế cũng cảm ơn cô! quan điểm không thể đổi được , cô nhất quyết thế thì TD mới thấy hay. Em thích thế! em không muốn cô..theo cô Kieu kia đâu. Không thể nghe người ta nói thấy hay mà tin; ngã lòng, cô rất khó thuyết phục mà chính cái này làm ra mỗi một con người: giữ vững lập truong ai nói gì nói, cô Kieu thiếu cái mặt này, bây giờ nói ra nữa thì sẽ thêm nhiều trang giấy rồi cũng không tới đâu, bản chất thơ văn, bình luận tất nhiên là tranh luận rồi. Cô có lập trường, TD không nói là cô có tánh bảo thủ , mà đúng là tánh cương trực, cứng rắn có..chết cũng không thay đổi!. Bảo vệ những giá trị về đàn bà, như thế TD nào dám có thể nói cô sai đuoc? Làm người không thể không có một lập trường, một quan điểm sống.
Truyện Kiều mang tích cách tranh luận cao như cô đã biết.


Bây giờ nói qua sang năm cũng chưa hết đâu.
Tính của thảo luận là tranh luận, tranh luận thì phải sôi nổi , sôi nổi chứ không sôi sục, soi bùng!  

Hình ảnh công chúa Chiem nhảy sông không phải ai cũng làm được; Kiều bán mình chuột cha xưa nay cũng hiếm, cũng ít người làm; Hai tiết hanh trong con người, trong phụ nữ. Bên kiên trinh bên hiếu liệt, dũng cảm và vĩ đại, nó cần một một ý chí phí thường, đức hy sinh; sức mạnh nầy vượt trên sức của người; thế nhưng con người làm được. Cái đẹp ở con người ta phải ca ngợi. Cảm ơn cô ăn tham gia bàn luận về Kiều, cũng là lý đó TD đem nó vô diễn đàn này;  ""Kieu" xưa giờ vẫn thế, một đề tài bàn dai dẳng như cuộc đời của chinh nhân vật. Cũng hay! Có vài đoạn em chưa hiểu ý cô  muốn nói gì, nhung TD hiểu được ý chung của cô An.
Ngưỡng mộ!
Để coi có chuyện gì hay nói thêm nhé cô.
Chúc cô giáo An vui, sức khỏe! Chức qui vị  mạnh khỏe!
TTD
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyên An_


Bạn ạ, tôi nhận thấy khi ta bàn về nhân vật này thì mổi chúng ta có chịu sự ảnh hưởng của "hoàn cảnh" riêng của chúng ta đấy, tôi muốn nói rằng một người Nam trước một cô gái yếu đuối, lưu lạc như thân phận kiều thì ...phải thương mới được, như bạn là không sai,

bất kể xét điều tiểu tiết, vụn vặt, chỉ mong cho kiều đến được bến bình yên, thêm vào đó với tài với sắc ở kiều làm người ta chạnh thêm lòng thương xót,

bởi chi bạn có thể hiểu được cái hồn của người nghệ sĩ khi đối diện với gập gềnh trong cuộc sống đời thường kia mà,

 tất cả tâm tư của bạn về kiều chính là thể hiện lòng độ lượng và nhân ái của 1 nam, trước 1 nữ, cũng như tình của người với người nói chung.

Còn tôi, ngoài cái tình người tôi còn chú ý đến một hình tượng phụ nữ mà tôi ngưỡng mộ, cũng là cái hướng mà tôi  sẽ chọn theo,

nên tôi mới tranh với bạn ấy! nên việc xét chi tiết trên kiều có thể  bạn sẽ hiểu rằng tôi chấp nhất, nhỏ nhặt, trước một kiều tội nghiệp, tôi có sa vào lổi này không ? !

Đúng là khi bình văn , người nhận xét hoàn toàn chịu ảnh hưởng rất rất nhiều về các yều tố hoàn cảnh của mình, mới có thể đúc kết ra quan niệm ấy,

mà quan niệm của ai cũng...đúng thật với người ấy cả !

nhưng ta cũng có học hỏi đựợc nhau đấy, vì khi nghe bạn ..."cải" dữ quá tôi coi lại coi mình có đúng không ! hì..hì..

Quê tôi, mùa gió bấc sắp về, hơi lạnh thôi, và tôi đang gặp mùa thi nên cũng bận nhiều bạn ạ ! nên bạn mà đưa bài lúc này tôi chỉ đọc được thôi, mà không cải chi đâu, mà chưa chắc là tôi công nhận ý bạn nhé! hi..hì..

Chúc bạn vui.
NA.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (5 bài viết)
[1]