Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

"Trung Quốc sáp nhập quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào phủ huyện Tam Sa của họ. Học sinh, sinh viên Hà Nội liền mang cờ Tổ quốc, mang băng chữ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam tập hợp đông đảo nhưng ôn hòa và trật tự trước sứ quán Trung Quốc. Ngày 9.1.2008 có mặt ở Hà Nội, tôi đã được chứng kiến cuộc tập hợp của lòng yêu nước đó. Tôi đã được nghe tiếng hô Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Đó là tiếng nói của lịch sử dựng nước Việt Nam, tiếng nói của những người Việt Nam ở những thế kỉ xa xưa đã dong buồm cánh dơi ra nhận đất Hoàng Sa, Trường Sa, tiếng nói của Lê Quý Đôn, nhà bác học Việt Nam từ thế kỉ 18 đã vẽ chuỗi đảo cát vàng Hoàng Sa, Trường Sa trong bản đồ Việt Nam, tiếng nói của đội binh Hoàng Sa được triều đình nhà Nguyễn phái ra giữ đất Hoàng Sa, tiếng nói của những người lính Việt Nam đã bỏ mình ngoài biển Đông trong cuộc chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Đó là tiếng nói của ý chí mọi thế hệ người Việt Nam khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ với mảnh đất đã thấm đẫm máu xương tổ tiên người Việt, là tiếng nói vô cùng  cần thiết trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Nhưng một lực lượng công an hùng hậu được huy động đến quyết liệt và nhanh chóng giải tán cuộc tập hợp của lòng yêu nước, bắt đi những người nồng nhiệt bộc lộ lòng yêu nước. Nhìn sắc áo xanh, áo vàng công an giăng kín che chở sứ quán Trung Quốc và sát khí đằng đằng xua đuổi, giằng kéo bắt bớ thanh niên ta, giật xé băng chữ Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, trong lòng tôi nghẹn một nỗi đau xót, tủi nhục!"
Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng
Nguồn: http://bauxitev...fo/c/19423.html
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Dân tộc Việt Nam không hèn. Có một bộ phận hèn nhưng không vì thế mà nói dân tộc ta hèn.

Nhưng người lính đã ngã xuống trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc (17/2-18/3/1979), ở Hoàng Sa (17-19/1/1974), ở Trường Sa (14/3/1988)cần được tôn vinh, không phân biệt quân đội thuộc chính thể nào. Quân đội có thiên chức cao cả và thiêng liêng là bảo vệ Tổ Quốc chứ không phải bảo vệ quyền lợi cho một nhóm người nào.

Tổ quốc ơi, tôi yêu đến vô cùng
Một thước đất cũng một phần Tổ quốc


Nguyễn Tường Thuỵ cựu chiến binh
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Biển Đông hòa bình hay nổi sóng?
Nguyễn Trung

Hà Nội, Việt Nam

Tham luận đọc tại hội thảo “South China Sea in the Vietnamese Context”, Yale University, 18 tháng 11 năm 2009

Tranh chấp hiện có giữa các quốc gia trong vùng là:

·       Tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan.

·       Tranh chấp chủ quyền toàn bộ hay một phần Trường Sa giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.

·       Tranh chấp các vùng biển giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia.

·       Liên quan đến những tranh chấp kể trên là tranh chấp trên hàng loạt vấn đề hệ trọng khác giữa các quốc gia trong vùng về lãnh thổ, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, không phận và không gian trên Biển Đông…

Trong quá trình xảy ra những tranh chấp kể trên, với các bằng chứng lịch sử không thể tranh cãi, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh hải Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địạ nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam theo đúng Công ước về Luật biển năm 1982 (UNCLOS – sau đây gọi tắt là Luật biển Quốc tế năm 1982). Ngày 06-05-2009 Việt Nam đã đệ trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc để khẳng định lập trường nói trên của mình.

Do các cuộc lấn chiếm đảo bằng vũ lực và nhiều tranh chấp quyết liệt của Trung Quốc, đặc biệt là do yêu sách của Trung Quốc về cái gọi là “vùng lưỡi bò” chiếm khoảng 80% diện tích toàn Biển Đông, tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay là nhạy cảm nhất, nóng bỏng nhất. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt – Trung năm 1990, quan hệ giữa hai nước vẫn từng thời kỳ lại nổi lên những tranh chấp căng thẳng trên biển đảo, kể cả sau khi đã hoàn thành việc phân định vịnh Bắc Bộ (25-12-2000).

Đọc thêm: http://bauxitev...fo/c/19881.html
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://www.rfi.fr/actuvi/images/119/Image_BD_traffic_432.jpg
Nếu Biển Đông bị Trung Quốc kiểm soát, tàu bè không được phép đi qua sẽ phải đánh một đường vòng rất xa.
Nguồn: http://bauxitev...fo/c/19947.html
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hướng về biển đảo
Dương Dang Dy
http://bauxitev...fo/c/20255.html

Hiện nay nước ta có rất nhiều ngày kỷ niệm, ngoài các ngày lễ lớn như Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngày Quốc Khánh, Ngày sinh Bác Hồ, Ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam… và một số ngày lễ quốc tế ra, gần đây thấy trên báo chí đã xuất hiện Ngày doanh nhân Việt Nam, Ngày người cao tuổi, v.v. và sát ngay đây là Ngày bảo vệ rừng 28/11. Với tầm quan trọng của biển đảo, chúng ta hoàn toàn có thể thêm một ngày dành cho biển đảo Việt Nam với tên gọi ví dụ như “Ngày toàn dân bảo vệ và xây dựng biển đảo”.

Có ngày đó, ít nhất trong một năm mỗi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài sẽ có một lần tưởng nhớ tới những chiến sĩ, liệt sĩ của chúng ta đã bỏ mình vì sự nghiệp cao cả trên cũng như không quên cống hiến của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, và anh chị em các dân tộc đang ngày đêm chịu đựng mọi gian lao vất vả nguy hiểm để bảo vệ xây dựng vùng lãnh thổ thiêng liêng này. Có ngày đó, mỗi người Việt Nam sẽ không quên trách nhiệm của mình và nhất định sẽ có những hành động thiết thực cụ thể như đóng góp cho “Quỹ bảo vệ xây dựng biển đảo” để tiếp tục ước mơ “xuống biển” mà tổ tiên ta đã từng ý thức từ thủa Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Trung Quốc lại xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, sao không thấy cơ quan chức năng lên tiếng phản đối? http://bauxitev...fo/c/20949.html
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hai bài phỏng vấn Luật sư Trần Lâm: Đối ngoại và đối nội và Để Việt Nam dân chủ http://bauxitev...fo/c/20825.html

Luật Sư Trần Lâm, nguyên Thẩm phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh và Hiệu trưởng trường Đảng trong nhiều chục năm.

Luật Sư Trần Lâm: Nếu nói hợp tác thì phải thế này: Điều thứ nhất là phải có nhiều tiền. Bởi vì tôi với ông hợp tác với nhau để làm ăn thì vốn của hai người phải bằng nhau chứ! Không có vốn thì làm sao được? Thứ hai là phải có kỹ thuật. Người ta giỏi hơn mình còn mình thì kém hơn thì làm sao làm ăn? Thứ ba nữa là họ thông qua người cầm đầu của mình, họ chi phối. Điều này chỉ là cái vỏ thôi, còn bên trong thì người ta lấy hết rồi.

Thí dụ như đánh cá ở ngoài biển thì nó nguy hiểm như thế này: Ngay chính bây giờ tàu đánh cá của mình còn mang bán cá cho Trung Quốc cơ mà! Và ở ngoài bể thì biết đâu mà chia? Còn dầu khí thì nó bí mật lắm, mình biết được ngày hôm nay là bao nhiêu, nói ra bằng ấy thôi nhưng vì họ đã chi phối được mình rồi thì họ công khai 10 mà họ lấy 20 thì làm sao mình biết? Tình hình như thế cho nên cùng kinh doanh thì chỉ là hình thức mà thôi vì người ta đã nắm người cầm đầu của mình rồi thì mặc sức mà tung hoành!
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Cái bọn "khựa" bẩn "láng giềng khốn nạn"  lại bắt ngư dân Việt Nam

Chính quyền VN yêu cầu không được tiếp diễn trò chơi bẩn đó

Liên tục mấy năm gần đây, bọn "khựa" bẩn hết đâm chìm tàu cá, giết hại ngư dân, bắt dữ đòi tiền chuộc, cướp của đánh đập ngư dân Việt Nam tránh bão trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Những chuyện như vậy nhẽ ra phải đưa tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì "bọn họ" lại cứ ỉm đi, không những thế lại còn liên tục rêu rao 16 chữ vàng. Thật là vô liêm sỉ hết mức.
Giận giặc 10, nhưng giận bọn nhu nhược bán nước cả nghìn lần.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Giáp Văn Dương đã viết:
Mời đối

Năm 2010 (Canh Dần) dự báo sẽ có những diễn biến phức tạp ngoài biển Đông. Các nước ĐNA cần hợp sức để chống lại sự bành trướng của TQ thông qua đàm phán đa phương thay vì song phương. Nếu thấy cần thiết, hãy đồng tâm nhất trí đưa vấn đề tranh chấp ra Tòa quốc tế.

Nay năm hết Tết đến, Giáp Văn tôi xin ra một vế đối Tết để vui xuân, như sau:

Đông Hải phong ba, Sửu qua Dần tới, quyết lập thế quần Ngưu đả Hổ.

(Năm Canh Dần có thể có những diễn biến phức tạp trong tranh chấp biển Đông, nên các nước ĐNA cần hợp sức để đương đầu với TQ)

Mời khách quan và bạn hữu đối chơi.
Vế đối hay sẽ nhận được một món quà do Giáp Văn gửi từ Anh quốc. Xin vui lòng để lại vế đối ở phần comment, Giáp Văn tôi sẽ cập nhật thường xuyên.

Vế đối có thể gửi ở đây: http://www.giap.../01/moi-oi.html

Vế đối:

1.Tây Thiên cung kiếm, Tỵ nối Thìn đi, cộng đãi thời trảm Mãng thành Long. (Lê Vĩnh Trương)

2.Nam Bang an định, Mùi đợi Tuất về, không dung lũ treo Dê bán Chó. (Lê Vĩnh Trương)

3.Tây Sơn quật khởi, Dậu tiếp Thân sang, đã có thời giết Gà dọa Khỉ. (Lê Vĩnh Trương)

4.Nam Bang sóng dậy, Ngoại bại Nội tồn, lo chi mưu kế Ngoài bài Trong. (Đoàn Đình Sáng)

5.Lòng người dậy sóng, tính thú ác tính người, khôi phục nhân tâm thú không còn. (Mr.Nguyễn)

6. Trường Sơn nổi lửa, Kỷ hết Canh sang, cần kết đoàn để Mốc phải Thay. (Chu Nam Cuong)

7. Tây Sơn địa chấn, Đông tàn Xuân thịnh, quyết một phen tế thế kinh bang. (Rongreu)

8. Cao nguyên lộng gió, đạp thác vượt ghềnh, ráng sức mọn diệt hung trừ bạo. (Nguyễn Chí Hiếu)


Tây Nguyên nổi gió, Trâu húc Hổ gầm, đánh chết bà bè lũ Chiêu Thống.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi


Vận động đổi tên Biển Nam Trung Hoa




Phạm Cao Dương


Gửi cho BBCVietnamese.com từ California
Cập nhật: 14:08 GMT - thứ ba, 6 tháng 4, 2010

Bài này được viết sau khi vụ Hội Địa Lý Quốc Gia (National Geographic Society) của người Mỹ ghi chú không đúng về quần đảo Hoàng Sa đã tạm thời được giải quyết với sự đồng ý sửa lại của tổ chức này.

Đây là một thành công quan trọng mà người Việt Nam nói chung đã đạt nhờ sự lên tiếng và tranh đấu của các giáo sư, học giả, các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu chuyên môn và của những người Việt yêu nước bình thường cả trong lẫn ngoài nước. Có điều đây mới chỉ là bước mở đầu vì National Geogaphic Society không phải là cơ quan hay nhà xuất bản duy nhất sản xuất và phát hành bản đồ ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Còn rất nhiều cơ quan và nhà xuất bản khác cũng làm những công việc tương tự. Việc làm sáng tỏ và tranh đấu để có sự điều chỉnh cho đúng sự thực do đó cần phải được tiếp nối.

Trong bài này người viết xin được đưa ra hai gợi ý cần phải làm vào lúc này. Thứ nhất là người Việt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước lớn như Pháp, Anh, Úc, Nhật, Đức, Canada và các nước Bắc Âu… cần phải duyệt lại tất cả những tài liệu đã được phổ biến liên hệ tới không riêng Quần Đảo Hoàng Sa mà luôn cả Quần Đảo Trường Sa và nếu cần, phải vận động để điều chỉnh. Thứ hai là phải xét lại danh xưng South China Sea (Biển Nam Trung Hoa) hay Mer de Chine (Biển Trung Hoa) và đổi thành Southeat Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est(Biển Đông Nam Á). Cả hai gợi ý này đều có những lý do riêng và đều có thể thực hiện được nếu mọi người Việt Nam nhất là các nhà cầm quyền ở trong nước đều muốn làm vì chúng ta đang ở vào những vị thế và thời điểm vô cùng thuận lợi, có thể làm được.

Duyệt xét lại bản đồ

Lý do của việc làm này là bản đồ có thể được phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau: trên mạng, in rời từng bản để treo tường hay in trong sách hay thành tập gọi là atlas dưới nhiều khổ lớn nhỏ, dầy mỏng khác nhau, có tỷ lệ khác nhau, từ đó chi tiết được trình bày hay ghi chú khác nhau, đồng thời cũng có thể là những cầu đồ  (globes). Gợi ý để mọi người cùng làm ở đây là người Việt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước lớn như Mỷ, Pháp, Anh, Úc, Nhật, Đức và các nước Bắc Âu… cần phải duyệt lại tất cả những tài liệu đã được phổ biến này và nếu cần, có thể vận động để điều chỉnh. Hoa Kỳ là một trường hợp điển hình. Chúng ta thử bắt đầu một chút bằng quốc gia có nhiều liên hệ với Việt Nam này. Điều nên nhớ là công việc duyệt xét này, vói một kiến thức không cần thật cao về các ngôn ngữ liên hệ, ai cũng có thể làm được, nhất là các thanh thiếu niên thuộc thế hệ trẻ ở các học đường, chưa nói tới các người làm ở các thư viện.

Ở Hoa Kỳ, ngoài National Geographic, còn có những nhà xuất bản khác không kém quen thuộc đối với học giới nói chung, các nhà địa lý học hay các thầy dạy sử địa nói riêng, như Hammond, Rand McNally, DK, Oxford University Press, Merriam-Webster, Random House, Snithsonian, Harper Collins…Các tài liệu này vì được ấn hành bằng tiếng Anh nên cùng lúc được xuất bản và phổ biến ở các nước nói tiếng Anh như Canada, Úc, Anh…Các bản đồ của các nhà xuất bản này phần lớn dùng các tên Paracel hay Spratly, những tên quốc tế, rồi đã hoặc là để trống (Oxford Atlas of the World, 2005; Oxford New Concise World Atlas, 2009; Random House Compact World Atlas, 2006; Smithsonian Handy World Atlas, 2004) hoặc đề sovereignty disputed hay disputed - chủ quyển tranh chấp hay tranh chấp (Hammond World Atlas,2009; Hammond Concise World Atlas,(?); DK World Atlas, Digital Mapping for the 21th Century,2007, DK Concise Atlas of the World, 2007) hoặc đề là claimed by (đòi chủ quyền bởi) rồi kể tên các quốc gia (Rand Mcnally, Answer Atlas , the Geography Resource for Students, 2006). Riêng cuốn Merriam-Webster,s Geographic Dictionary, 2007, vì là từ điển nên ngoài tên quốc tế lại ghi thêm các tên Xi-shaQndao (Trung Hoa), Quần Đảo Hoàng Sa (Việt Nam) và Hi-ra-ta gun-tô (Nhật Bản) trước khi ghi các chi tiết khác.

National Geographic có lẽ là một trường hợp cá biệt. Các bản đồ in của hội này cũng đã ghi chú y như họ đã ghi chú trên mạng (National Geographic Family Reference Atlas of the World, 2010; National Geographic Visual of the World Atlas,2009; National Geographic Collegiate Atlas of the World (?). Cần để ý là trong thời gian chiến tranh Việt Nam, ngay từ những ngày đầu, National Geographic Society đã chú ý rất nhiều đến cuộc chiến đấu chống Cộng của người Việt. Họ đã viết và đã phổ biến rất nhiều bài về đề tài này một cách có cảm tình với phía ngưòi Việt Quốc Gia. Vậy tại sao với tư cách là một hội khoa học họ lại thay đổi thái độ một cách vội vã, thiếu vô tư và thiếu thận trọng so với những nhà xuất bản khác nặng về kinh doanh thương mại hơn như vậy?

Việt Nam (miền Bắc) cũng dùng các danh xưng Tây Sa và Nam Sa

Trở về với Việt Nam, việc dùng các danh xưng Tây Sa và Nam Sa, gốc của người Tàu, thay vì Hoàng Sa và Trường Sa trong tiếng Việt, không phải là không có.

Bài viết nhan đề “Xisha and Nansha Islands belong to China” (Tây Sa và Nam Sa thuộc Trung Quốc) đăng trên tờ Beijing Review, cơ quan ngôn luậnchính thức của chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh bằng Anh ngữ, số 21, ra ngày 25 tháng 5 năm 1979 cho người ta thấy điều đó. Bài này không ghi tên tác giả mà chỉ ghi là một bài bình luận của ký giả Tân Hoa Xã, có lẽ để tránh không bị coi là chính thức, nhưng ai cũng biết Tân Hoa Xã là cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước Trung Hoa Cộng Sản. Trong bài bình luận này, ngoài những lập luận và chứng cớ bằng ngôn từ, tác giả đã viện dẫn tới các bản đồ chính thức của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (miền Bắc) ấn hành trước năm 1975. Các bản đồ này đã gọi các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng tên Trung Hoa đọc theo tiếng Việt là Tây Sa và Nam Sa của chúng kèm theo những ghi chú chứng tỏ các quần đảo này là thuộc Trung Hoa. Tác giả bài báo đã nêu lên một số trường hợp làm thí dụ:

Thí dụ thứ nhất:Bản đồ thế giới vẽ và ấn hành bởi Cục Bản Đồ (?) của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam năm 1960 đã ghi rõ bằng tiếng Việt “Quần Đảo Tây Sa (Trung Hoa)” và “Quần Đảo Nam Sa (Trung Hoa)”. Nguyên bản tiếng Anh để chữ China (Trung Hoa) trong ngoặc đơn rồi tất cả trong ngoặc kép “ the Xisha Islands (China)”, “the Nansha Islands (China)” thành người viết bài này (PCD) không rõ chữ China này là ghi đúng như trên bản đồ của Việt Nam hay do tác giả bài viết trên tờ Beijing Review thêm vô.

Thí dụ thứ hai: Những bản đồ Việt Nam xuất bản bởi Cục Địa Đồ vào tháng 5 năm 1964 và những bản đồ thế giới ấn hành tháng 5 năm 1972 cùng những bản đồ chính trị thế giới do Cục Đo Đạc và Bản Đồ Quốc Gia ấn hành tháng 3 năm 1974 ghi các quần đảo này bằng tên Trung hoa viết bằng tiếng Việt Nam. Không bao giờ các quần đảo này được ghi bằng tên tiếng Việt là “Quần Đảo Hoàng Sa” và “Quần Đảo Trường Sa” như sau này, theo tác giả bài báo.

Thí dụ thứ ba: Một bài học về Trung Quốc dành cho lớp 9 trong một cuốn sách giáo khoa về địa lý do Nhà Xuất Bản Giáo Dục ấn hành năm 1974 có câu “ Vòng cung hợp bởi các quần đảo Nam Sa và Tây Sa, đảo Hải Nam, Đài Loan, Quần Đảo Bành Hồ… tạo thành một bức “trường thành” che chở cho Trung Hoa Lục Địa.” Có nhiều diễn tả tương tự đã được thấy trong các sách giáo khoa của Việt Nam.

Thí dụ thứ tư: Kinh độ phía đông của Việt Nam. Ngày 15 tháng 5 năm 1975, non một tháng sau ngày quân đội Việt Nam (Cộng Sản) tiến chiếm sáu đảo của Quần Đảo Trường Sa, tờ Quân Đội Nhân Dân cho đăng một bản đồ Việt Nam bao gồm cả Quần Đảo Trường Sa và khẳng định là địa điểm cực đông của lãnh thổ Việt Nam nằm ở 109 độ 29 phút Đông. Điều này (theo bài báo) chứng tỏ Việt Nam đã chiếm đóng lãnh thổ của Trung Quốc. Mặt khác, một tài liệu nhan đề Địa Lý Thiên Nhiên Việt Nam và Các Vùng Thiên Nhiên của Lãnh Thổ Việt Nam (?) do Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam và Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam ấn hành năm 1970 lại xác định điểm cực đông của lãnh thổ Việt Nam nằm ở 109 độ 21 phút Đông thay vì 109 độ 29 Đông, chênh nhau 8 phút. Tác giả bài báo cho rằng dù có tăng thêm 8 phút cho lãnh thổ Việt Nam, Nam Sa vẫn không thuộc Việt Nam vì Nam Sa nằm ở 109 độ 30 phút đông của lãnh thổ Việt Nam (cũng theo bài báo).
Qua những thí dụ kể trên, người ta thấy lập luận của phía Trung Hoa có những điều bất ổn.

Ba thí dụ đầu căn cứ vào những tài liệu được ấn hành từ trước năm 1975, khi Việt Nam còn bị chia đôi và có xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam trong khi các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo Hiệp Định Geneva mà Trung Quốc có tham dự và đóng vai trò tích cực, là do miền Nam quản trị. Lập luận của Trung Quốc trong trường hợp này không có giá trị vì nó cũng giống như lập luận của họ đối với văn thư Phạm Văn Đồng gửi cho Châu Ân Lai. Nói cách khác, những gì miền Bắc làm đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không có giá trị pháp lý căn cứ vào Hiệp Định Geneva.

Một câu hỏi được nêu lên là tại sao các nhà làm sách và làm bản đồ ở miền Bắc thời trước năm 1975 lại dùng những danh xưng của người Tàu thay vì các danh xưng của người Việt để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Câu trả lời có thể là vì thời gian đó là thời gian Việt Nam và Trung Hoa là hai nước Cộng Sản “anh em”, em không giữ được thì đưa cho anh thay vì để người ngoài chiếm mất, đồng thời đó cũng là thời gian chiến tranh, Cộng Sản Việt Nam cần sự giúp đỡ của Cộng Sản Trung Quốc và vai trò của Trung Quốc nói chung và của các cố vấn Trung Quốc nói riêng rất mạnh, không ai có thể chống lại. Do đó, việc dùng ngôn từ của Trung Quốc hay việc chép nguyên văn từ các tài liệu do các cố vấn Trung Quốc đưa cho ở đây cũng chỉ là một điều bình thường giống hệt như trong các cuộc chỉnh huấn trong quân đội hay Cải cách Ruộng đất và việc dùng danh xưng Quân Đội Nhân Dân thay thế cho danh xưng Vệ Quốc Đoàn mang nặng tinh thần quốc gia chủ nghĩa. Khó ai có thể ngờ Trung Quốc trước sau như một khiến cho những gì các nhà làm bàn đồ hay sách giáo khoa về địa lý ở miền Bắc đã làm ở thời đó sau này đã gây ra bất lợi cho cả đất nước Việt Nam.

Ngoài ra người ta cũng phải để ý là tháng 5 năm 1975 miền Bắc mới chiếm được miền Nam và tự coi là có trách nhiệm trên toàn thể lãnh thổ của miền Nam trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Thời gian quá ngắn nên những tài liệu tờ Quân Đội Nhân Dân dùng cho bài viết của họ vẫn là tài liệu cũ của miền Bắc. Họ chưa có đủ thì giờ để cập nhật hóa những gì phải làm.

(xem tiếp bên dưới)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối