Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [44] [45] [46] [47] [48] [49] [50] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Báo Trung Quốc:

Bắc Kinh và Tokyo không còn đường lùi trong vấn đề Điếu Ngư

Bài đăng trên Nghiên cứu Biển Đông Thứ năm, 23/8/2012 00:00

Tiếp theo những diễn biến căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại biển Hoa Đông xung quanh tranh chấp Điếu Ngư (Senkaku), “Thời báo Hoàn cầu” cho rằng Bắc Kinh đã không còn đường lùi và cần chuẩn bị cho trận hải chiến.

http://nghiencuubiendong.vn/images/stories/china-japan-1_2312720b.jpg



Theo nội dung bài báo, cơ quan cảnh sát Nhật Bản ngày 21/8 tuyên bố sẽ kiên quyết khởi tố nếu còn tái diễn tình trạng người dân Trung Quốc đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Tuyên bố này đương nhiên không thể khiến các nhà hoạt động Trung Quốc lo sợ và từ bỏ việc xây dựng các kế hoạch mới để tiếp tục hành trình đến quần đảo tranh chấp. Lời đe dọa trên của cơ quan cảnh sát Nhật Bản đồng nghĩa với việc dự báo nguy cơ căng thẳng mới giữa Bắc Kinh và Tôkiô trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku. Theo đó, “Thời báo Hoàn cầu” khẳng định Bắc Kinh buộc phải làm tốt công tác chuẩn bị để đối phó với tình trạng căng thẳng không thể kiểm soát giữa Trung Quốc với Nhật Bản xung quanh vấn đề Điếu Ngư/Senkaku, trong đó bao gồm cả việc chuẩn bị tốt về lực lượng quân sự.

Dưới sự kích động của lực lượng cánh hữu Nhật Bản, Điếu Ngư/Senkaku hiện trở thành mâu thuẫn cũng như nguy cơ không thể hóa giải giữa Bắc Kinh và Tôkiô. Trong bối cảnh căng thẳng hiện nay, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều không còn đường lùi, tâm lý đối đầu cũng như thù địch trong xã hội đã lên đến cao độ, đẩy sự việc tiếp tục đi đến chỗ mất kiểm soát. “Thời báo Hoàn cầu” nhấn mạnh Chính phủ Trung Quốc hiện không thể tiếp tục đơn phương áp dụng giải pháp kiềm chế trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku vì như vậy sẽ gây tổn thất nặng nề cho tinh thần đoàn kết chung trong xã hội cũng như làm phương hại lớn đến uy tín của nhà cầm quyền. Trung Quốc chỉ có thể thuận theo mong muốn của người dân, từng bước triển khai các hành động tranh chấp, khống chế thực sự đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đây có thể sẽ là sự mạo hiểm chiến lược đối với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh buộc phải đối mặt và điều khiển sự mạo hiểm đó, đặc biệt trong giai đoạn dân chủ hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Theo báo trên, nếu vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trở thành một “cái hố” trên con đường trỗi dậy của Trung Quốc, "chúng ta buộc phải vượt qua trở ngại đó". Xã hội Trung Quốc hoàn toàn không đòi hỏi ngay lập tức phải giành lại toàn bộ quần đảo này vì họ hiểu rõ rằng đây là việc làm rất khó khăn. Tuy nhiên, người dân Trung Quốc không chấp nhận sự hung hăng của Nhật Bản đối với Trung Quốc trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku. Trong vấn đề này, Trung Quốc phải tiến lên phía trước, không được lùi bước hoặt giẫm chân tại chỗ. Đó chính là viễn cảnh mà người dân Trung Quốc mong muốn được chứng kiến.

Nhiều học giả và nhà nghiên cứu chiến lược cho rằng đòi hỏi trên thiếu trí tuệ chiến lược. Trung Quốc nên kiềm chế, tiếp tục lấy việc tăng cường sức mạnh để đối trọng với Nhật Bản và Mỹ nhằm tạo cơ hội thực sự chắc chắn cho việc thu hồi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Tuy nhiên, chủ trương này không thể thực hiện trong bối cảnh chính trị thực tế hiện nay.“Thời báo Hoàn cầu” khẳng định Trung Quốc cần phải dũng cảm và mưu lược trong vấn đề Điếu Ngư/Senkaku để tạo ra cục diện mới đấu tranh với Nhật Bản. Lực lượng chấp pháp của Trung Quốc phải tiến vào khu vực 12 hải lý của quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và đảm bảo khả năng sẵn sàng bắt giữ những người Nhật Bản đặt chân lên đảo. Trước mắt, tất cả những việc làm này sẽ rất khó khăn, nhưng bắt buộc phải trở thành mục tiêu từ nay về sau của Chính phủ Trung Quốc trong việc bảo vệ Điếu Ngư/Senkaku. Điều này có thể sẽ tạo ra cục diện căng thẳng trên biển giữa Bắc Kinh và Tôkiô, nhưng Trung Quốc hoàn toàn không có gì phải lo ngại.

Để hóa giải cục diện căng thẳng đó, cả Bắc Kinh và Tôkiô sẽ phải đồng thời cùng “lùi bước”, chia sẻ trách nhiệm một cách bình đẳng trong việc bảo vệ hòa bình trên biển. Ngay cả trong trường hợp xảy ra va chạm quân sự Trung-Nhật tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Bắc Kinh cũng hoàn toàn không phải lo lắng. Chỉ cần hai bên Trung Quốc và Nhật Bản thực sự không muốn giao chiến thì quy mô cũng như tính chất của va chạm quân sự kể trên sẽ dừng lại ở mức độ nhất định. Nhật Bản là một trong những quốc gia xung quanh có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nên mạnh tay với Tôkiô sẽ tạo ra hiệu ứng có lợi, mở rộng uy lực của Bắc Kinh cả trong vấn đề Biển Đông. Đây không phải là hành động lên kế hoạch chiến tranh với Nhật Bản, mà là sự đáp trả kiên quyết của Bắc Kinh trước chính sách cứng rắn mà Tôkiô đang thực hiện, dùng chính sách xung đột tiền duyên để ép Nhật Bản phải khôi phục thái độ bình tĩnh đối với Trung Quốc. “Thời báo Hoàn cầu” kết luận: điều này có thể không phải là giải pháp tốt nhất đối với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh rất có thể sẽ buộc phải lựa chọn. Trong bối cảnh vấn đề Điếu Ngư/Senkaku đang phức tạp như hiện nay, một sự “lựa chọn hoàn hảo” cho Bắc Kinh cơ bản không tồn tại.

Lê Sơn (gt)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://nguyenphutrong.net...ma-thang-toi-hau-thu.html


Sách lược “không đánh mà thắng” hay tối hậu thư Biển Đông?
Biển đảo | Ban Biên Tập | 23/08/2012 3:57 am

Sách lược “Không đánh mà thắng” của Trung Quốc trên biển Đông là tạo ra một thế trận với một áp lực cực lớn, cố ép đối phương triệt tiêu ý chí phản kháng, nếu phản kháng là sẽ đối đầu quân sự, mà đối đầu quân sự thì… kẻ nào dám?

Một thực tế, cho đến bây giờ, khả năng Trung Quốc đối đầu quân sự với Mỹ, giành phần thắng để soán ngôi là không thể.

Trung Quốc chưa đủ lực, mà bất cứ điều gì cũng phải có sự bắt đầu, cho nên, Trung Quốc bắt buộc phải “chọn trận mà chơi, chọn sân mà đấu”.

Biển Đông là lựa chọn đầu tiên.

Đó là, chiếm trọn biển Đông mà không cần đánh.
Việc Nga sẽ bàn giao tàu ngầm Kilo sớm hơn dự kiến cho Việt Nam khiến Trung Quốc phải để tâm.

Việc Nga sẽ bàn giao tàu ngầm Kilo sớm hơn dự kiến cho Việt Nam khiến Trung Quốc phải để tâm.

Nấc thang cuối cùng của hành động tranh chấp trong mưu đồ độc chiếm biển Đông, cụ thể hóa “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền, quân đội nhằm “sẵn sàng bảo vệ chủ quyền” (đã, đang và sẽ chiếm đoạt trên biển Đông).

Đồng thời tổ chức hàng ngàn tàu đánh cá được sự “bảo kê” của lực lượng tàu bán quân sự, khiêu khích, tràn vào khu vực EEZ của Việt Nam.

Lực lượng Hải quân với trang bị vũ khí hiện đại, vượt trội thì diễu võ, dương oai, hết cuộc tập trận này đến cuộc tập trận khác.

Báo chí truyền thông mở hết công suất xuyên tạc, kích động chủ nghĩa dân tộc, đe dọa dùng vũ lực, quân khu này, quân khu kia đợi lệnh…

Trung Quốc nhằm mục đích gì?

Trước hết, Trung Quốc đã cố tình dồn ép, gây áp lực rất lớn vào Việt Nam, không cho Việt Nam “khoảng trống để xử lý kỹ thuật”. Nghĩa là, các tình thế mà Trung Quốc bày ra như trên đã dẫn thì bất kỳ hành động phản kháng nào của Việt Nam cũng đều là nguyên nhân bắt đầu của sự xung đột.

Mà xung đột, chiến tranh trên biển nếu xảy ra, thì với khả năng hiện tại của Trung Quốc, Việt Nam liệu có đủ sức đương đầu hay không? Việt Nam có dám làm điều gì đó mà điều đó sẽ là nguyên nhân gây ra xung đột quân sự hay không?

Không có gì ngạc nhiên khi có nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài vội vàng, lo lắng, khuyên Việt Nam cảnh giác, không mắc mưu Trung Quốc, tránh gây cớ cho Trung Quốc sử dụng vũ lực…

Chiến tranh trên biển Đông hay xung đột quân sự với Trung Quốc như một vật nặng hàng ngàn cân được Trung Quốc đem treo lơ lửng trên đầu dân tộc Việt Nam buộc Việt Nam chỉ có một sự lựa chọn duy nhất, hoặc là phản kháng, tức là chấp nhận đối đầu về quân sự với Trung Quốc, hoặc là im lặng, ngậm đắng chịu mất biển, mất đảo.

Đây chính là thông điệp mang tính “tối hậu thư” mà Trung Quốc gửi đến dân tộc Việt Nam.

Và trong cách nhìn nhận, phán đoán của giới lãnh đạo hiếu chiến Trung Quốc thì Việt Nam chỉ có thể là thúc thủ. Trung Quốc không cần “ra tay” cũng có cái mình cần.

Tại sao Trung Quốc thực hiện sách lược này? Có 2 lý do.

Lý do thứ nhất là: “Không đánh mà thắng” là nghệ thuật quân sự siêu đẳng nhất, là chiến thắng tuyệt đối nhất trong chiến tranh mà binh pháp Tôn Tử truyền dạy.

“Không đánh mà thắng” là nghệ thuật chủ yếu dùng mưu lược, ngoại giao, sức mạnh để áp chế và thậm chí khi cần sẵn sàng hy sinh một cái giá rẻ mạt để đạt mục tiêu chiến thắng.

Xem ra trên biển Đông, Trung Quốc có lợi thế đó là sức mạnh Hải quân để áp chế và lực lượng ngư dân tàu cá để thỏa sức hy sinh với giá rẻ mạt.

Lý do thứ hai là: Cái lợi lộc từ thế “tọa sơn quan hổ đấu” không ai được nhiều và hiểu bằng Trung Quốc. Trung Quốc được như hôm nay cũng nhờ Mỹ hết sa lầy ở Việt Nam rồi đến chiến tranh vùng Vịnh, Irắc, Apganixtan…và Nga thì mới đứng vững sau tai họa Liên Xô sụp đổ.

Muốn bá chủ thế giới thì trước hết phải bá chủ khu vực. Nhưng khuất phục các nước nhỏ trong khu vực bằng quân sự là điều kiêng kị, bởi lẽ, rốt cuộc Trung Quốc cũng chỉ là 1 trong 2 hoặc 3 con hổ đấu nhau cho các quốc gia khác “tọa sơn quan hổ đấu” mà thôi.
Việt Nam chuẩn bị nhận thêm hai tàu tên lửa để củng cố thêm sức mạnh cho lực lượng Hải quân Việt Nam.

Việt Nam chuẩn bị nhận thêm hai tàu tên lửa để củng cố thêm sức mạnh cho lực lượng Hải quân Việt Nam.

Điều mà Trung Quốc không thể chấp nhận là “mua vui” cho các đối thủ tiềm tàng khác như Nga, Ấn, Nhật…và càng không thể chấp nhận khi các đối thủ đó lại hỗ trợ trang bị vũ khí cho các nước nhỏ gây khó cho mình.

Đương nhiên là vậy, vì họ không thể chỉ “tọa sơn quan…” khi mà lợi ích quốc gia của họ gắn chặt trong đó được, họ còn hành động, thậm chí ráo riết.

Sa lầy để cho Nga, Nhật, Ấn…vượt lên là hạ sách, trong khi đối thủ nặng ký nhất là Mỹ nhởn nhơ là vỡ mộng bá chủ thế giới.

Bởi vậy, sách lược “không đánh mà thắng” trên biển Đông là sáng suốt, là sự lựa chọn khả thi của Trung Quốc trong tình hình hiện nay.

Nhà tư tưởng, quân sự Tôn Tử cũng dạy rằng: “Biết địch, biết ta trăm trận, trăm thắng”.

Nhưng “biết địch” bằng cách suy từ “ta” ra, lấy “ta” làm mọi chuẩn mực là thiếu khoa học và khách quan tức là hoàn toàn mang tính chủ quan, thì 5 ăn, 5 thua mà thôi. Đây là điều rất nguy hiểm và mạo hiểm khi tiến hành các chiến dịch quân sự.

Thực chất cốt lõi của sách lược “Không đánh mà thắng” là tạo ra một thế trận với một áp lực cực lớn, buộc đối phương triệt tiêu ý chí phản kháng, nếu phản kháng là sẽ đối đầu quân sự, mà đối đầu quân sự lthì…kẻ nào dám?.

Vậy, Trung Quốc có quá chủ quan hay không?

Giới quan sát và nhân dân Trung Quốc còn nhớ đã có 3 lần “khủng hoảng eo biền Đài Loan”. Không rõ, việc giải phóng Đài Loan, thống nhất Trung Hoa có là nguyện vọng thiết tha cháy bỏng, cấp bách của Trung Quốc hay không, nhưng lần nào Mỹ can thiệp là y như rằng Trung Quốc lùi bước.

Đặc biệt mới đây, lần “khủng hoảng” thứ 3 năm 1996. Trung Quốc tiến hành tập trận quanh đảo Đài Loan và phóng tên lửa bay qua hòn đảo này. Lập tức Mỹ điều 2 nhóm tàu sân bay chiến đấu đi vào eo biển Đài Loan khiến Trung Quốc lùi bước xuống thang để “tránh xung đột với Mỹ”.

Với Việt Nam. 50 vạn quân Mỹ và phương tiện chiến tranh hiện đại nhất thế kỷ 20 tràn vào miền Nam Việt Nam. Trung Quốc can đừng đánh, đụng đến Mỹ anh chết, tôi chết lây. Việt Nam vẫn quyết đánh.

Hai nhóm tàu sân bay chưa là gì, Mỹ, ngoài hạm đội 7, còn điều gần nửa Hạm đội 6 sang Việt Nam tham chiến, rồi trên trời B52 mà mới nghe tên thôi, nhiều quốc gia đã run như cầy sấy, thì vần vũ…nhưng Việt Nam vẫn đánh.

Khi đất nước bị xâm lăng, hai miền chưa thống nhất thì “chiến tranh có thể kéo dài, 5 năm, 10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa. Hà nội, Hải Phòng và một số thành phố khác có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ…”

Xem ra Trung Quốc và Việt Nam quá khác nhau về sự cảm giác sức mạnh, cảm giác về nỗi sợ và đặc biệt khác nhau về quyết tâm thống nhất đất nước.

Xâm lược đến chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc là Việt Nam không sợ ai hết, dù kẻ đó có hùng mạnh đến đâu, đến như Mỹ là cùng.

Hành động của Trung Quốc trên biển Đông gần đây là buộc Việt Nam phải triệt tiêu ý chí phản kháng vì sợ phải đối đầu với lực lượng quân sự hùng mạnh là điều không thể, nhưng kích hoạt tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam – một làn sóng vô cùng to lớn và mạnh mẽ, sẵn sàng nhấn chìm bè lũ xâm lược trên biển Đông lại là điều có thể.

Lê Ngọc Thống (Theo Phụ nữ Today)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Biển Đông:

Ngoại trưởng Indonesia không tin Trung Quốc "nhúng tay vào" ASEAN?

Bài đăng trên Giáo dục Việt Nam Chủ nhật 26/08/2012 19:00

(GDVN) - “Nguy cơ ở đây là một tính toán sai lầm hoặc nhận thức không đúng đắn dẫn tới hành động tạo ra phản ứng ngược và sau đó là hiệu ứng dây chuyền.”

Hôm thứ Năm 23/8,  Ngoại trưởng Indonesia phát biểu rằng những chia rẽ giữa các quốc gia Đông Nam Á và Bắc Kinh có thể ngày càng sâu sắc hơn nếu các nước không nỗ lực hơn nữa trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.


Sau chuyến công du Trung Quốc, Ngoại trưởng Indonesia phát biểu
"không tin rằng Trung Quốc nhúng tay (chia rẽ - PV) ASEAN?


Ngoại trưởng Marty Natagegawa khẳng định Jakarta sẽ nỗ lực cứu vãn tình hình sau những tranh cãi chưa từng có từ trước tới nay về vấn đề Biển Đông khiến cho lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm thành lập của mình, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á không ra được thông cáo chung tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi tháng trước.

Phát biểu với phóng viên Reuters trong chuyên công du tới Canada, Ngoại trưởng Indonesia cho hay: “Điều đó là không hay… Chúng tôi sẽ nỗ lực hơn trong lần tới.”

Theo ông Marty Natagegawa, chia rẽ bắt nguồn từ cái mà một số thành viên Asean coi là ảnh hưởng bành trướng nhanh chóng của Trung Quốc đối với khu vực. Bắc Kinh có quan hệ mật thiết với một số thành viên Asean như Campuchia và Myanmar nhưng lại phát sinh căng thẳng với một số quốc gia khác như Việt Nam và Philippines.


Không phải ngẫu nhiên các quốc gia ASEAN có tranh chấp trên Biển Đông
với Trung Quốc lo lắng khi hàng ngàn tàu cá Trung Quốc đã và đang tràn xuống
Biển Đông, tàu công vụ Hải giám, Ngư chính đi theo hộ tống và sẵn sàng gây hấn
với bất kỳ bên nào như những gì đã xảy ra tại Scarborough hôm 8/4 vừa qua.


Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả những khu vực mà Việt Nam và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Được mất ở đây chính là những mỏ dầu tiềm năng ở ngoài khơi - Reuters.   

Khu vực này đã trở thành ngòi nổ xung đột quân sự tiềm tàng lớn nhất của Đông Nam Á. Trung Quốc và Philippines đã nhiều lần đối đầu trên các vùng biển tranh chấp.

Ngoại trưởng Natalegawa nói rằng ông không tin là có bất kỳ quốc gia nào ở Đông Nam Á hay Đông Á “cố tình với chủ tâm hung hăng” muốn phá hoại quan hệ quốc tế hòa hiếu trong khu vực.

“Nguy cơ ở đây là một tính toán sai lầm hoặc nhận thức không đúng đắn dẫn tới hành động tạo ra phản ứng ngược và sau đó là hiệu ứng dây chuyền.”

Là một thành viên có ảnh hưởng rất lớn trong Asean, Indonesia đang xây dựng một bộ quy tắc ứng xử bắt buộc dành cho Đông Nam Á để đảm bảo rằng khi một quốc gia liên quan đến vấn đề bất đồng thể hiện sự kiềm chế thì các thành viên khác cũng phải làm như vậy.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/baothanh/2012_08_25/ngoai_truong_indonesia_2.jpg
Thái độ của Ngoại trưởng Indonesia trong vấn đề tranh chấp Biển Đông
đã trở nên "rõ ràng" hơn sau chuyến công du Bắc Kinh


“Chúng ta phải giữ mình để không lúc nào cũng khăng khăng người khác có ý xấu để rồi tự dẫn mình vào vòng luẩn quẩn. Đó là điều mà Indonesia hiện đang cố gắng.”

Theo Ngoại trưởng Marty Natagegawa, Indonesia đang tìm cách can ngăn các bên, kêu gọi sự bình tĩnh và thận trọng, tránh đi vào con đường mà tất cả đều không mong muốn - Chiến tranh Lạnh về tâm lý như thể đang có những hố sâu ngăn cách.

Trung Quốc hiện vẫn chưa thực hiện ý tưởng về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), và các chi tiết của bộ quy tắc này vẫn chưa rõ ràng. Trong buổi gặp gỡ Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa qua, ông Natelegawa đã thảo luận về vấn đề này và “không nhận được bất cứ phản hồi tiêu cực nào khi bàn về những gì sẽ xảy ra.”

Ông Natelegawa nói rằng ông không đồng ý với ý kiến cho rằng Trung Quốc đang nhúng bàn tay của mình sâu hơn vào Asean. Ngoại trưởng Marty Natagegawa cho biết.

“Tôi đã hỏi (với các quan chức Trung Quốc - Reuters) rằng cái gì đang diễn ra và Trung Quốc giữ vai trò gì trong chuyện này. Khi tôi nghe quan điểm của họ, thế giới quan của họ, họ có cơ sở và nhận thức của riêng mình, phía Trung Quốc tỏ ra họ cũng bất ngờ với những gì đã diễn ra (tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tháng trước - Reuters).

Những tranh cãi về Biển Đông là trở ngại không mong muốn đối với Asean trong việc tạo lập một cộng đồng kinh tế kiểu Liên minh Châu Âu vào năm 2015. Natalegawa nói rằng ông vui mừng trước những cải cách dân chủ gần đây ở Myanmar, nước sẽ đảm nhiệm cương vị chủ tịch Asean vào năm 2014.

Bảo Thành (Nguồn: The Jakarta Global)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Ăn phải bả Tàu chánh hiệu rồi ngoại trưởng Natalegawa ơi! Lão này có quyền lợi gì ở Biển Đông đâu mà sốt ruột!
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trung Quốc tiếp tục mời thầu dầu khí ở Biển Đông

Bài đăng trên Dân Trí Thứ Tư, 29/08/2012 - 06:38

(Dân trí) - Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) lại tiếp tục mời thầu quốc tế ở 26 lô dầu khí ở ngoài khơi, trong đó có 22 lô trên Biển Đông. Tổng diện tích mời thầu lần này lên tới 73.754 km2.

http://dantri4.vcmedia.vn/87f1qPhjcalNI3wAqb6p/Image/2012/08/CNOOC%20moi%20thau%20cac%20cong%20ty%20khai%20thac%20dau%20khi-c004b.jpg
Các chấm đỏ xác định vị trí 26 lô dầu khí đang được CNOOC mời thầu quốc tế.


Đây là đợt mời thầu lớn nhất của CNOOC ở Biển Đông và biển Hoa Đông kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước.

Thông báo về đợt mời thầu này được đưa ra 2 tháng sau khi CNOOC mời các công ty nước ngoài tham gia khai thác ở 9 lô dầu khí trên tổng diện tích 160.012,39 km2 thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, buộc Việt Nam phải lên tiếng phản đối.

“Trong số 26 lô được mời thầu có 1 lô nằm ở vịnh Bột Hải, 3 lô ở biển Hoa Đông, 18 lô ở mạn phía đông của Biển Đông và 4 lô còn lại ở phía tây Biển Đông”, thông cáo của CNOOC cho biết.

Trong 18 lô thuộc phần phía đông Biển Đông có 5 lô ở tầng sâu trung bình, 3 lô thuộc vùng nước sâu và 5 lô vùng nước nông.     

Hãng tin Bloomberg cho biết một trong các lô gọi thầu lần này là lô 65/12 nằm cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 50 km, ngay gần lô 65/24 mà trước đó Việt Nam đã phản đối Trung Quốc gọi thầu.

Một lô khác, lô 41/08, nằm gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản mà hai bên lần lượt gọi là Điếu Ngư và Senkaku.

Trước đó, vào tháng 6, CNOOC cũng thông báo chào thầu quốc tế trái phép đối với 9 lô dầu khí thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, khiến Bộ Ngoại giao Việt Nam cực lực bác bỏ.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, khu vực thông báo mở thầu quốc tế của Trung Quốc “hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982” và “hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp".

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn ngang nhiên cho rằng đợt mời thầu này tuân thủ luật Trung Quốc và quốc tế, bất chấp phản ứng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Đức Vũ
Theo Bloomberg, AFP
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nhật ký từ nhà giàn giữa biển Đông

Bài đăng trên VNExpress Thứ tư, 5/9/2012, 14:35 GMT+7

"Chào, chúng tôi đi đây", bức điện tín cuối cùng trước khi nhà giàn DK1/6 đổ sập, đã ám ảnh ông Phạm Ngọc Nam nhiều năm liền. Vượt qua khắc nghiệt của biển cả, những người thiết kế, thi công đã hoàn thành nhà giàn thế hệ mới, vững chãi như "khách sạn" giữa biển Đông.

Những chuyến đi dài ngày trên biển của đơn vị thiết kế, thi công công trình nhà giàn DK1 không phải lúc nào cũng sóng êm bể lặng. Hình như để thử sức người, biển có lúc nổi sóng khủng khiếp cùng với dông bão bất thường. Trong "Nhật ký đời biển - DK1" của mình, chủ nhiệm thiết kế Phạm Ngọc Nam có lần phải thốt lên:

Gió cấp chín tàu lắc đảo đưa
Sóng nhồi liên tục cực cùng chưa
Ọe, nôn, lảo đảo say bạc mặt
Hành hạ chưa thôi còn thụi mưa.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/b8/7b/ong-Nam.jpg
Chủ nhiệm thiết kế nhà giàn nghẹn ngào khi nhắc đến những cán bộ,
chiến sĩ làm nhiệm vụ trên nhà giàn đã hi sinh. Ảnh: Hoàng Thùy.


Có những hành trình bị say sóng, ông Nam và đồng đội ba, bốn ngày nằm liệt không ăn, chỉ nôn thốc nôn tháo. Khi nhìn thấy ngọn hải đăng Vũng Tàu, tất cả mọi người mừng "như sống lại giữa đêm thâu". Không chỉ có sóng biển, gió biển, bão biển, kẻ thù cũng luôn rình rập đơn vị thi công. Sau khi lao thẳng vào công trình ta đang thi công DK1/5,6 trước đó, đến đêm ngày 18, rạng 19/8/1993, một tàu nước ngoài không có cờ hiệu, không có đèn lại đâm vào DK1/6 làm công trình hư hại nặng. Sáu năm sau, ngày 21/12/1998 nhà giàn DK1/6 bị đổ.

Xúc động về dòng hồi ức những đồng đội đã hi sinh khi đang công tác trên nhà giàn, người chủ nhiệm thiết kế "mắt thần trên biển Đông" bùi ngùi cho biết, chính ở DK1/6, khi nhà giàn chao đảo rồi đổ, đồng chí Đỗ Quang Chương đã quấn cờ tổ quốc quanh mình, bám theo nhà giàn và hi sinh.

Tổng tham mưu Phùng Quang Thanh khi ấy biết tin đã rất cảm động và nói với các nhà thiết kế rằng, một người hi sinh cũng là mất mát to lớn, bởi gia đình họ mất con, và có thể đó là đứa con duy nhất, là niềm hi vọng của cả nhà.

Có những ngày biển động, tàu hoạt động trên biển đã vào nơi neo đậu an toàn, nhưng cán bộ làm việc ở nhà giàn DK1 vẫn kiên trì bám trụ. Từng đợt sóng dữ quăng quật, dồn lực vào chân nhà giàn như muốn nhổ cái "ngôi nhà" đang đơn độc giữa muôn trùng sóng nước. Nhà giàn nghiêng ngả, rung lắc, và có nơi không chống chọi nổi đã đổ vào lòng biển khơi.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/b8/7b/ong-nam-3.jpg
Ông Nam trước công trình DK1 do mình làm chủ nhiệm thiết kế.


Ông Nam bồi hồi kể, ông bị ám ảnh bởi bức điện tín cuối cùng của nhân viên thông tin Hoàng Văn Thủy từ DK1/6 về Sở chỉ huy Lữ đoàn 171 Hải quân lúc 3h45 phút ngày 13/12/1998. Anh chỉ nói vỏn vẹn một câu: "Chào! Chúng tôi đi đây!" khi nhà giàn đã chống chọi với sóng thần nhiều giờ và chuẩn bị đổ.

"Anh Thủy lênh đênh trên mặt biển và may mắn được tàu hải quân cứu sống, nhưng cũng có đồng chí đã mãi mãi nằm lại với biển khơi", vị chủ nhiệm thiết kế nghẹn ngào.

Tuy nhiên, vượt qua những khắc nghiệt, các chiến sĩ của đơn vị thi công tìm cho mình những giây phút vui vẻ, đầm ấm giữa mênh mông biển nước. Khi sóng cấp 4 không thi công được, tàu thả neo câu cá. Giữa biển Đông bốn bề là nước, chỉ có tiếng reo hò của đồng đội khi câu được nhiều vô kể các loại cá mú, thu, bò... Có những đêm rằm ở nhà giàn DK1, tất cả những người đang chinh phục biển khơi cùng nhau chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "biển mượt êm dát bạc, ánh trăng dát ngà".

Ông Nam nhớ, sau những ngày làm việc vất vả, DK1 lại mở tiệc ăn mừng để xua tan đi nỗi nhớ đất liền. Tiệc ở DK toàn hải sản với gỏi, chả, nem, cá nướng, hấp, chiên, sốt, mắm nêm. Ở DK còn có rượu bào ngư, hải sâm, cá ngựa…đều là những thứ thu hoạch được từ biển. Thế nên: “Tiệc DK ai chẳng say mèm”.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/b8/7b/dk1.15.JPG
Nhà giàn DK1 thế hệ mới được cải tiến so với thế hệ cũ và được gọi là
"khách sạn giữa biển Đông". Ảnh: Hoàng Thùy.


Ông Nam cười: "Cán bộ ở DK còn khác đời bởi không tiêu tiền, ở chốn không dân, không đi tu mà hóa sư thần". Ở đây, cứ ba đến năm tháng tàu từ đất liền mới ra cấp nước ngọt, lương thực, thực phẩm, thư, báo một lần. Những lúc đó, cán bộ, chiến sĩ mới thấy được sự gần gũi, thân thương của người dân đất liền với biển đảo".

Ở DK1, nơi đầu sóng, “mùa đông thét gào gió Đông Bắc, mùa hè hầm hập gió Tây rang, sóng thần, giặc dữ luôn rình rập” đòi hỏi lính DK phải dạ sắt gan vàng. Còn những người thiết kế và thi công, suốt năm cứ bồng bềnh trên biển, đi xây và giữ DK chỉ nguyện cầu cho trời yên biển lặng, để được góp công giữ toàn vẹn biển đảo nước nhà.

Mải miết với nhà giàn, với việc nước làm ông Nam quên đi việc nhà, việc của người chồng, người trụ cột gia đình. Những chuyến đi hàng tháng trời triền miên trên biển không một tin tức báo về, mọi việc trong nhà đều do bàn tay tảo tần của vợ ông, bà Vỹ - vừa chăm việc nhà vừa lo việc nước.

Chính vợ, con đã giúp sức cho ông thêm nghị lực, bền bỉ gần ¼ thế kỷ vì sự nghiệp công trình DK1, xây dựng thêm nhiều “khách sạn giữa biển Đông”, để hôm nay như ông đã viết:

Từ DK ngắm Trường Sa
Thấy đất Việt, biển Đông ta trập trùng
Mỏ Rồng, Bạch Hổ, Đại Hùng
Đông Sơn, Lan Đỏ, Lan Hồng - Dầu lên...


Hoàng Thùy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trung Quốc cảm ơn Campuchia bằng nửa tỉ USD

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 04.09.2012, 18:42 (GMT+7)

SGTT.VN - Nhiều thỏa thuận đã được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen vào cuối tuần qua.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=182748
Ông Ôn Gia Bảo (phải) tiếp ông Hun Sen tại Trung Quốc cuối tuần qua.
Ảnh: Tân Hoa Xã


Thông tin do bộ trưởng tài chính Campuchia, ông Aun Porn Moniroth công bố trong cuộc họp báo cuối ngày 3.9 cho biết trong chuyến công du của ông Hun Sen đến thành phố Ô Lỗ Mộc Tề, thủ phủ khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc, đã có bốn thỏa thuận giữa hai nước được ký kết về việc Trung Quốc cung cấp 420 triệu USD vốn vay với lãi suất ưu đãi cho một số dự án của Campuchia.

Cũng theo ông Moniroth, thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc đã hứa sẽ cung cấp một khoản viện trợ trị giá 24 triệu USD như “một món quà” cho Campuchia, và ba thỏa thuận khác về vốn vay ưu đãi trị giá khoảng 80 triệu USD dự kiến sẽ được ký kết trong năm nay. Ông Ôn Gia Bảo cũng đã cân nhắc đề xuất của ông Hun Sen về việc Trung Quốc cung cấp cho Campuchia các khoản vay mới ở mức 300-500 triệu USD mỗi năm trong vòng năm năm tới. Trong khi đó, một công ty Trung Quốc đang có kế hoạch đầu tư 2 tỉ USD để xây dựng một nhà máy thép và sử dụng 10.000 lao động ở Campuchia để sản xuất 3 triệu tấn thép mỗi năm.

Đưa tin về chuyến thăm cuối tuần của ông Hun Sen đến Trung Quốc, hãng tin Tân Hoa Xã của chính phủ Trung Quốc cho biết ông Hồ Cẩm Đào đã cảm ơn Campuchia vì “vai trò quan trọng của nước này trong việc duy trì được tình trạng chung của mối quan hệ thân thiện giữa Trung Quốc và ASEAN”. Các phát biểu từ hai phía cho thấy khoản cam kết vốn vay ưu đãi và viện trợ vừa được ký kết là một cách Trung Quốc trả ơn cho những gì mà Campuchia đã làm trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN tổ chức hồi tháng 7.2012. Do Campuchia – nước đang nắm ghế chủ tịch luân phiên ASEAN - chủ trì, hội nghị này được cho là đã thất bại vì đã không đưa ra được tuyên bố chung nào vì các bất đồng liên quan đến các tranh chấp trên biển Đông.

Tân Hoa Xã cũng cho biết ông Ôn Gia Bảo đã cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với Campuchia và ủng hộ nước này để tổ chức thành công các chuỗi cuộc gặp sắp tới của các nhà lãnh đạo châu Á. Những cuộc gặp này sẽ được tổ chức ở Campuchia vào tháng 11 tới. Trong những năm qua Trung Quốc và Campuchia đã tăng cường mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Hai nước này đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lực toàn diện từ năm 2010. Thương mại song phương giữa hai bên đã tăng từ mức 1,4 tỉ USD trong năm 2010 lên mức 2,5 tỉ USD trong năm 2011. Con số này được dự đoán sẽ tăng gấp đôi đến năm 2017.

Hùng Khương (tổng hợp)


Trung Quốc hối thúc Mỹ tôn trọng các lợi ích cốt lõi

Bài đăng trên Vietnam+ 06/09/2012 | 06:05:00

http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=160984&at=0&ts=300&lm=634825099852200000
Ngoại trưởng Mỹ và Thủ tướng Trung Quốc (Anh: Kyodo)


Trung Quốc ngày 5/9 đã hối thúc Mỹ nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước này, cũng như tính đến các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và tình cảm của người dân quốc gia Châu Á này.

Theo THX, lời kêu gọi trên được Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đưa ra trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang ở thăm Bắc Kinh.

Ông Ôn Gia Bảo đã hối thúc Mỹ đóng vai trò tích cực trong tiến trình đối thoại và hợp tác trong các vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương để duy trì hòa bình và ổn định tổng thể trong khu vực.

Ông lưu ý rằng quan hệ Trung-Mỹ có ảnh hưởng lớn trên thế giới và mối quan hệ này chỉ có thể đi đúng quỹ đạo thông qua các nỗ lực từ cả hai phía. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đồng thời kêu gọi hai nước khởi động một kế hoạch hợp tác cả gói nhằm mở rộng hợp tác về thương mại, đầu tư và tài chính, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty hai nước đẩy mạnh kinh doanh.

Về phần mình, bà Clinton nhất trí với quan điểm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo về tầm quan trọng của mối quan hệ Trung-Mỹ, đồng thời khẳng định bất chấp những bất đồng, hai nước vẫn có nhiều quan điểm chung và hợp tác chặt chẽ để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, góp phần thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi.

Bà đánh giá cao vai trò quan trọng của Trung Quốc trong giải quyết suy thoái kinh tế toàn cầu, lưu ý rằng hai nước hiện đang đối mặt với những cơ hội và thách mới trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng có lợi. Mỹ sẽ tăng cường hoạt động giao lưu ở cả cấp cao và nhân dân với Trung Quốc, đồng thời tận dụng triệt để các cơ chế đối thoại khác nhau với hy vọng tăng cường hiểu biết lẫn nhau và hợp tác song phương và góp phần thúc đẩy quan hệ Mỹ-Trung lên tầm cao mới.

Tối cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ đã rời Bắc Kinh, kết thúc chuyến thăm Trung Quốc hai ngày./.

(Vietnam+)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trung Quốc tăng mua gạo Việt Nam

Bài đăng trên Tuổi Trẻ Thứ Sáu, 07/09/2012, 08:01 (GMT+7)

TT - Thị trường Trung Quốc (Trung Quốc) đã trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam từ đầu năm đến nay với số lượng kỷ lục.

Dù khẳng định Trung Quốc đã góp phần tiêu thụ gạo của Việt Nam nhưng các doanh nghiệp đều thận trọng khi kỳ vọng vào thị trường này.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=587262
Vận chuyển gạo xuất khẩu tại Cái Bè, Tiền Giang - Ảnh: H.T.V.


Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết không biết thương nhân Trung Quốc tiếp tục mua bao nhiêu trong thời gian tới và khi nào thì họ ngưng mua. Do đó, VFA đề nghị các doanh nghiệp vẫn nên thận trọng khi xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt là vấn đề thanh toán.

Tăng đột biến

"Đến thời điểm này cũng đã có những vướng mắc về thanh toán nhưng không phổ biến. Tuy nhiên VFA vẫn giữ quan điểm khuyến cáo các thành viên thận trọng trong khâu thanh toán với đối tác Trung Quốc"

Ông Phạm Văn Bảy
(phó chủ tịch VFA)


Trước đây khách hàng châu Á mua gạo của Công ty Vinh Phát (TP.HCM) chủ yếu là Philippines, Malaysia, Iraq, còn lại là khách hàng từ châu Phi, châu Âu. Thế nhưng hơn một năm trở lại đây, xuất khẩu gạo của đơn vị này sang Trung Quốc đã tăng mạnh. Dù không tiết lộ thị trường Trung Quốc đang chiếm bao nhiêu phần trăm tổng lượng gạo xuất của Vinh Phát, nhưng ông Trần Ngọc Trung - tổng giám đốc công ty - cho biết Trung Quốc đã trở thành thị trường nhập khẩu gạo hàng đầu.

Những năm trước đây Trung Quốc cũng mua gạo của Việt Nam nhưng số lượng rất nhỏ, chỉ vài ba trăm ngàn tấn mỗi năm. Tuy nhiên, năm nay đơn đặt hàng của nước này đã tăng đột biến, kéo dài liên tục từ đầu năm đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong bảy tháng đầu năm nay Việt Nam đã xuất khẩu được 4,73 triệu tấn gạo, đạt hơn 2,1 tỉ USD. Trong đó, riêng thị trường Trung Quốc mua 1,34 triệu tấn với giá trị trên 570 triệu USD, bằng 28,3% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Với số lượng nhập khẩu gạo như trên (chưa kể xuất khẩu tiểu ngạch), Trung Quốc vượt qua các nhà nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam những năm trước đây như Philippines, Indonesia, Malaysia... để trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Còn nếu so với cùng kỳ năm ngoái, lượng gạo xuất sang Trung Quốc đã tăng gấp 5,2 lần (bảy tháng đầu năm 2011 chỉ khoảng 257.000 tấn).

Lý giải hiện tượng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng đột biến, ông Phạm Văn Bảy, phó chủ tịch VFA, cho hay do nước này thật sự có nhu cầu nhập khẩu lương thực vì tác động xấu của thời tiết tại nhiều vùng khác nhau. Trung Quốc nhập khẩu nhiều chủng loại gạo của Việt Nam từ gạo 5% tấm, gạo thơm đến cả gạo chất lượng thấp, và khách hàng Trung Quốc thích gạo đóng vào các container để họ vận chuyển sâu vào nội địa hơn là đóng bao rời 50kg. Cũng theo VFA, việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc theo cơ chế thị trường tự do, tức các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo nếu có khách hàng Trung Quốc thì được xuất khẩu. Ngoài các khách hàng từ Trung Quốc mua trực tiếp, gạo Việt Nam còn được các công ty đa quốc gia mua gom rồi mới bán lại sang thị trường này.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Bích, Viện Nghiên cứu thị trường của Bộ Thương mại, phân tích việc Trung Quốc mua nhiều gạo của Việt Nam là do giá lúa gạo trong nước của họ tăng rất mạnh trong năm 2012. Cụ thể là giá mua lúa của nông dân nội địa mà nhà nước Trung Quốc quy định đã tăng 7-19% so với năm 2011. “Với mức giá mới này, giá lúa nội địa Trung Quốc tăng lên trên 400 USD/tấn, trong khi giá lúa tại Việt Nam bán chỉ có 260 USD/tấn nên việc các thương nhân Trung Quốc mua gạo từ Việt Nam là chuyện dễ hiểu” - ông Bích cho biết.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=587264
Các thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam trong bảy tháng đầu năm 2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan, VFA


Thận trọng

Dù Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn nhất nhưng đến nay các doanh nhân cũng như cơ quan quản lý Việt Nam vẫn bó tay trước nhu cầu thật sự của Trung Quốc. “Họ rất kín tiếng về nhu cầu mua hàng nên các doanh nghiệp trong nước không thể biết để lên kế hoạch kinh doanh” - ông Phạm Văn Bảy cho biết.

Trước đó, ông Trương Thanh Phong, chủ tịch VFA, đã cảnh báo các doanh nghiệp phải cực kỳ thận trọng khi ký hợp đồng với khách hàng Trung Quốc, trong đó phải chặt chẽ trong khâu thanh toán. Theo ông Phong, Trung Quốc là thị trường tiềm năng nhưng phải lưu ý “các trò hề” của các nhà nhập khẩu. Hồi đầu năm, một số thương nhân Trung Quốc đã liên hệ với các nhà xuất khẩu của Việt Nam đề nghị trộn gạo 5% tấm vào gạo thơm rồi bán cho họ với giá xuất khẩu gạo thơm để hai bên cùng kiếm lời. Theo VFA, đây là một hành động nguy hiểm nhằm phá hoại thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nếu không ngăn chặn kịp thời có thể dẫn đến mất thị trường gạo thơm Hong Kong và Trung Quốc sau rất nhiều công sức các doanh nghiệp mới thâm nhập và phát triển được.

Hơn nữa, các doanh nghiệp cần cảnh giác về vấn đề thanh toán và khâu giao nhận hàng. “Nếu chưa nhận được tiền, chưa nhận được bộ chứng từ thì hàng hóa phải còn ở Việt Nam, tránh trường hợp hàng sang đến Trung Quốc nhưng tiền vẫn chưa nhận được” - ông Phong nói. Theo ông Phong, nhiều nhà nhập khẩu dùng các xảo thuật trong thanh toán, móc ngoặc với chủ tàu để chậm nhận hàng... gây khó cho doanh nghiệp xuất khẩu, khi xảy ra tranh chấp thì các doanh nghiệp Việt Nam thường thua kiện. “Rủi ro với Trung Quốc thì vô phương kiện” - ông Phong nhấn mạnh.

TRẦN MẠNH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi, Việt Nam ơi!

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/bat-tu1-4d2ed.jpg



Đất nước của bốn ngàn năm không nghỉ, của thơ ca... Đất nước của những dòng sông gọi tên nghe mát rượi tâm hồn, của những người mẹ mặc áo thay vai và của những người con gái, con trai. Đất nước bốn ngàn năm biến thành bão lửa

                      Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi


                      Đường dài đi giữa Trường Sơn
                      nghe vọng bài ca đất nước

                      Đất nước
                      Bốn ngàn năm không nghỉ
                      Những đạo quân song song cùng lịch sử
                      Đi suốt thời gian, đi suốt không gian
                      Sừng sững dưới trời, anh dũng hiên ngang

                      Đất nước
                      Của những câu chuyện đều làm ta rưng rưng nước mắt
                      Đã trở thành những bài ca không bao giờ tắt
                      Trên mỗi con đường, mỗi thôn xóm ta qua
                      Từ non ngàn cho tới biển xa

                      Đất nước
                      Của thơ ca
                      Của bốn mùa hoa nở
                      Đọc trang Kiều tưởng câu hát dân gian
                      Nghe xôn xao trong gió nội mây ngàn.

                      Đất nước
                      Của những dòng sông
                      Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn
                      Ngọt lịm, những giọng hò xứ sở
                      Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa

                      Đất nước
                      Của những người mẹ
                      Mặc áo thay vai
                      Hạt lúa củ khoai
                      Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu.  

                      Đất nước
                      Của những người con gái, con trai
                      Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép
                      Xa nhau không hề rơi nước mắt
                      Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt

                      Đất nước
                      Của Bác Hồ
                      Của óc thông minh và lòng dũng cảm
                      Của những đèn pha cách mạng
                      Soi sáng chân trời, xuyên suốt đại dương

                      Ôi tuổi thanh xuân
                      Mang bốn nghìn năm lịch sử trong tim
                      Ta sung sướng được làm người con đất nước
                      Ta băng tới trước quân thù như triều như thác
                      Ta làm bão làm giông
                      Ta lay chuyển trời đất
                      Ta trút hờn căm để làm nên những vinh quang bất diệt
                      Giáng xuống quân thù
                      Như sấm sét không nguôi
                      Sức mạnh bốn ngàn năm đã biến thành bão lửa ngút trời.

                      Đất nước
                      Ta hát mãi bài ca đất nước
                      Cho tuổi thanh xuân sáng bừng lên như ngọc
                      Cho mắt ta nhìn tận cùng trời
                      Và cho chân ta đi tới cuối đất
                      Ôi Tổ quốc mà ta yêu quý nhất
                      Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi,
                      Việt Nam ơi!

                      Nam Hà
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Báo Quân giải phóng Trung Quốc: Nhật Bản đang đùa với lửa

Bài đăng trên Giáo Dục Việt Nam Thứ tư 12/09/2012 13:20

(GDVN) - Nhật báo Quân Giải phóng Trung Quốc cho biết trong một bài bình luận hôm qua 11/9 rằng Nhật Bản đang đùa với lửa và gọi việc mua các đảo là "sự thách thức trắng trợn nhất đối với chủ quyền của Trung Quốc kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II."

Ngày 11/9, sau thông báo của Nhật Bản về việc sẽ mua các đảo thuộc nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư từ chủ sở hữu tư nhân, hai tàu Hải giám Trung Quốc (CMS) đã được điều đến các hòn đảo ở Biển Hoa Đông "nhằm khẳng định chủ quyền" của Trung Quốc.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/nguyenhuyen/2012_09_12/tau-trung-quoc-giaoduc.net.vn_copy.jpg
Tàu Hải giám 46 Trung Quốc được cho là đang ở gần nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư.


Tân Hoa Xã cho biết, các tàu đã đến vùng biển quanh nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư và sẽ có những biện pháp cần thiết để đối phó với tình hình.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố: "Chính phủ và lực lượng vũ trang sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền trên các vùng lãnh thổ của quốc gia." Bắc Kinh đang theo dõi chặt chẽ tình hình và thực hiện các biện pháp thích hợp.

Theo các quan chức Nhật Bản, họ không chắc rằng các tàu của Trung Quốc đã đến trong bán kính 12 hải lý của các hòn đảo đó và xâm phạm lãnh hải của Nhật Bản.

Cuối ngày 10/9, Bắc Kinh đã triệu tập Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc để phản đối động thái của Nhật Bản mua 3 trong 5 hòn đảo ở Senkaku/Điếu Ngư.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/nguyenhuyen/2012_09_12/trung-quoc-bieu-tinh-phan-doi-nhat-giaoduc.net.vn_copy.jpg
Người Trung Quốc biểu tình tại nhiều thành phố nhằm phản đối động thái của Nhật Bản.


Tờ Quân Giải phóng trong một bài bình luận hôm thứ Ba nói rằng Nhật Bản đang đùa với lửa và gọi việc mua các đảo là "sự thách thức trắng trợn nhất đối với chủ quyền của Trung Quốc kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II."

Giữa lúc những lời lẽ chính trích bùng lên, Trung Quốc đã lần đầu tiên phát sóng bản tin thời tiết hàng ngày trên các hòn đảo tranh chấp.

Kéo theo đó là một loạt các cuộc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh và ở hai thành phố khác ở phía đông và phía nam Trung Quốc với những tấm biển có dòng chữ như "Nhật Bản, hãy ra khỏi Trung Quốc."

Trong khi đó, Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền trên nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Phái viên của Đài Loan đã được yêu cầu nộp đơn khiếu nại chính thức với Tokyo và dự kiến sẽ trở về Đài Bắc hôm thứ Tư.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/nguyenhuyen/2012_09_12/trung-quoc-bieu-tinh-phan-doi-nhat-giaoduc.net.vn_2_copy.jpg
Người Trung Quốc biểu tình tại nhiều thành phố nhằm phản đối động thái của Nhật Bản.


Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda thừa nhận việc nước này đang bị đẩy vào một vị trí ngày càng bấp bênh, nằm giữa các nước láng giềng đang ngày càng mở rộng hoạt động quân sự của mình, như việc "Bắc Triều Tiên phóng vệ tinh bằng tên lửa và xây dựng chương trình hạt nhân, Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự và tiếp tục hoạt động mạnh mẽ ở các vùng biển trong khu vực và Nga cũng đẩy mạnh hoạt động ở vùng Viễn Đông."

Một số chuyên gia tin rằng hợp đồng mua đảo của Nhật Bản là để cản trở kế hoạch của vị Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, người đã công bố trước đó hy vọng sẽ phát triển các đảo.

Nhưng Sheila Smith, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Washington nhận định:, "Ông Ishihara đã đẩy chính phủ vào một vị trí rất khó khăn. Ông đã khiến họ làm vậy vào lúc này". Theo Smith, ba bên liên quan nên thấy động thái này là một nỗ lực của Tokyo nhằm làm hỏng kế hoạch của Ishihara.

Anh Vũ (Nguồn RT)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [44] [45] [46] [47] [48] [49] [50] ... ›Trang sau »Trang cuối